Nhu cầu ánh sáng cho lan hồ điệp – Phalaenopsis

Nhu cầu ánh sáng cho lan hồ điệp – Phalaenopsis và tính thời gian cho ra hoa

Dựa theo tác giả: Tiến sĩ khoa học Yin-Tung Wang (Đại học Texas, Hoa Kỳ)

Hiện nay, trên đất nước ta, hoặc chí ít thì cũng ở thành phố Hồ Chí Minh, đi đâu cũng thấy lan hồ điệp – Phalaenopsis, bày la liệt trong các cửa hàng bán lan. Tuy vậy, người mua lan hồ điệp thì nhiều, người chơi lan hồ điệp thì ít, mấy ai biết được cách chăm sóc lan hồ điệp, biết được như cầu ánh sáng cho lan hồ điệp như thế nào…

Sơ lược về thị trường hoa Lan hồ điệp tại Việt Nam

Sở dĩ lan Hồ điệp lấn át các loài Lan khác và là một sự chuyển hướng tiêu dùng của dân ta là vì:

  • Bà con ta thường mua một chậu lan Hồ điệp để đi mừng những ngày lễ tết, đi kèm với cái phong bì, thì như vậy là vừa tao nhã lại vừa thực dụng. Nắm được tâm lý đó, nên các nhà kinh doanh lan tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu.
  • Theo sách vở thì lan Hồ điệp là loài Lan dễ trồng, lan cho những người mới bắt đầu chơi lan. Đồng thời, do công cuộc lai tạo được thực hiện rộng rãi (ở nước ngoài) cho ra đời những bông hoa Lan Hồ điệp nhiều màu sắc – nào hồng, hồng sọc, nào vàng, vàng sọc, nào đỏ bầm, đỏ tươi, nào xanh vân vân. Trưng một chậu lan Hồ điệp trong phòng khách trông như có một đàn bướm bay vậy.

Các bạn khi đi mua lan Hồ điệp cần lưu ý, có cây được trồng ở trong nước, lá ngắn, bông nhỏ, màu sắc không phong phú. Lan nhập khẩu (nhất là từ Đài loan) có lá lớn, vòi bông dài, màu sắc phong phú. Những ai mua chậu lan Hồ điệp đi biếu xén thì cũng chẳng cần quan tâm đến xuất xứ của nó làm gì cho thêm mệt. Nhưng những ai mua về chơi cho riêng mình thì nên lưu ý.

Những ai chơi lan Hồ điệp thì không nên mua những chậu lan lớn, người ta ghép ba bốn cây vào một chậu, trông rất đẹp, nhưng tuổi thọ của nó ngắn lắm. Thí dụ mua về trưng tết, thì hết tết lan cũng tàn luôn. Muốn cứu nó thì cũng có cách, nhưng cây Lan sau đó cũng sẽ phát triển không tốt. Tôi cũng đã từng lượm những cây Lan người ta bỏ đi sau khi hết tết về để trồng lại, nhưng kết quả cũng không theo ý muốn (có thể tôi thiếu kinh nghiệm). Tôi cũng không có kinh nghiệm trồng lan Hồ điệp, có mấy chậu thì đem tặng bạn bè hết rồi. Tôi chỉ thích lan Cattleya thôi.

Sau đây, tôi dịch và xin giới thiệu với các bạn bài viết với tựa đề trên của Tiến sĩ Yin-Tung Wang trong tạp chí ORCHID của Hội Hoa lan Hoa kỳ, hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn một số bí quyết trồng lan Hồ điệp (chủ yếu là về ánh sáng cho lan hồ điệp) sao cho có lá lớn, cây khỏe, ra hoa theo ý muốn:

Ánh sáng cho lan hồ điệp

Hoa lan Hồ điệp đã và đang được sản xuất với số lương lớn nhất so với các loài Lan khác trên thị trường. Môi trường sống tự nhiên của chúng là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong tự nhiên chúng bám trên các cành cây trong rừng, dưới bóng râm của các tán lá. Do đó cần có ánh sáng cho lan hồ điệp thích hợp để chúng phát triển.

Các khuyến cáo của chúng tôi đối với người trồng có tính chất thương mại, là ánh sáng cho lan Hồ điệp thích hợp với cường độ từ 1.000 đến 2.000 nến. Cây Hồ điệp lớn của tôi (từ đây trở đi, tất cả chủ từ đều chỉ tiến sĩ Wang) có tên là Phalaenopsis Tam Butterfly (mất bốn năm rưỡi từ khi gieo hạt), đã ra hoa mùa thứ ba, trong điều kiện cường độ ánh sáng cho lan hồ điệp bằng 600-1.000 nến, với hoa lớn đạt 10 cm (4 inch), trên một vòi hoa có phân nhiều nhánh. Nhìn chung, khi trời trở nên mát mẻ (18,3 oC) thì cần có ánh sáng cho lan hồ điệp mạnh hơn, và giảm cường độ sáng cho lan hồ điệp khi trời trở nên nóng hơn (30 oC), nhằm tránh cho lá bị quá nhiệt, dẫn đến tình trạng cháy lá. Những khí khổng trên mặt lá lan Hồ điệp sẽ mở ra trong thời gian không có ánh sáng để tiếp nhận carbon dioxide, và chúng gần như đóng lại vào ban ngày để bảo toàn nước. Điều này sẽ giúp cho lá có cơ hội giải tỏa nhiệt trên lá bằng cách trao đổi nhiệt.

Các cây Lan Hồ điệp nhỏ thường mọc ở những nơi có cường độ ánh sáng thấp hơn 1.000 nến. Đối với tôi, các cây Lan nhỏ tôi đặt dưới ánh sáng 800 đến 1.000 nến trong thời gian 2 tuần lễ, sau đó tôi lấy chúng ra khỏi chai (cấy mô) chuyển ra nơi có cường độ ánh sáng 1.500 nến để thúc cho cây Lan hồ điệp phát triển.

Phần lớn những người có sở thích trồng Hồ điệp trong nhà hoặc dưới ánh sáng nhân tạo, trong môi trường này, mức độ ánh sáng cho lan hồ điệp mà chúng hấp thu trong 24 giờ thấp hơn đáng kể so với các điều kiện về ánh sáng cho lan hồ điệp với điều kiện lý tưởng trong nhà kính. Song dù sao những người đó vẫn có những cây Hồ điệp ra hoa. Vậy câu hỏi đặt ra là bao nhiêu ánh sáng mà cây Hồ điệp cần để cho chúng phát triển và ra hoa?

Tôi trồng mấy cây Lan Hồ điệp Joseph Hampton ‘Diane’, thuộc loại sinh sản vô tính, đã được giải thưởng danh dự của Hội Hoa lan Hoa kỳ. Cây này tôi trồng trong nhà kính với ánh sáng vào lúc trưa tối đa là 1.400 nến. Khi những bông hoa đầu tiên của mỗi cây nở đầy đủ (mãn khai) là vào cuối tháng Giêng năm 1993. Để tìm ra manh mối nhu cầu về ánh sáng mà lan Hồ điệp cần, tôi đã di chuyển các cây này vào một phòng, điều chỉnh cường độ sáng ở các mức 50, 100, 150 hoặc 250 nến, bằng ánh sáng của đèn ống, có ánh sáng lạnh, trong suốt 12 giờ mỗi ngày, nhiệt độ trong phòng là 20 và 25 oC, tôi nhận thấy rằng cây Hồ điệp mà tôi đặt dưới cường độ ánh sáng 100 nến vẫn tiếp tục ra hoa dài ngày hơn (127 ngày), hơn hẳn những cây đặt dưới cường độ ánh sáng 150 hoặc 250 nến (chỉ có 118 ngày, xem bảng 1). Song dù sao, hoa của những cây đặt dưới cường độ ánh sáng 50 và 100 nến (đây là cường độ ánh sáng trong hầu hết các cơ quan) thì hơi nhỏ hơn (chỉ từ 10,6 cm đến 10,9 cm), nhỏ hơn các cây đặt dưới ánh sáng cao hơn (11,2 cm). Nụ hoa luôn phát triển đầy đủ ngay trong điều kiện ánh sáng cho lan hồ điệp chỉ ở mức 50 nến. Như vậy có thể kết luận rằng, cây Lan Hồ điệp chỉ cần cung cấp 50 nến trong thời gian 12 giờ mỗi ngày cũng đủ để chúng phát hoa. Sự khác nhau có thể xuất hiện ở các loài Lan lai tạo khác.

Những cây Lan hồ điệp này được tôi giữ dưới cường độ ánh sáng tương ứng trên hai năm tròn, cho đến cuối tháng Hai, 1995. Trong suốt thời gian đó, những cây để dưới ánh sáng 50 hoặc 100 nến đều không ra hoa vào mùa ra hoa của chúng. Chỉ có một nửa số cây giữ ở cường độ ánh sáng 150-250 nến mới cho ra hoa. Còn những cây để ở mức 50 nến chỉ cho lá dài và rất đẹp (Bảng 1). Do cường độ ánh sáng cho lan hồ điệp đã tăng lên, nhiều lá đã hình thành với nhiều dài lớn hơn (Bảng 2). Tất cả những lá trưởng thành có chiều dài tương tự nhau (34 cm), không kể là ở cường độ ánh sáng nào.

Kết quả thí nghiệm trên cho thấy rằng, nhu cầu cường độ ánh sáng tối thiểu cho sự phát triển tính chất thực vật và sự tái tạo của lan Hồ điệp là khác nhau. Mặc dù ánh sáng cho lan hồ điệp ở mức 50 nến đủ để cho các cây Lan phát triển lá, nhưng các cây Lan hồ điệp khỏe mạnh cần mức độ ánh sáng cao hơn 250 nến để có thể một trăm phần trăm đều ra hoa. Điều này có thể giải thích vì sao nhiều người trồng lan Hồ điệp không ra hoa, mặc dù họ đã giữ nhiệt độ nơi trồng đúng và đủ để cây phát hoa, có nghĩa là họ đã không cung cấp đủ lượng ánh sáng cần thiết cho chúng.

Khi ánh sáng cho lan hồ điệp yếu thì phải tăng thời gian phơi sáng để có tổng lượng ánh sáng đủ theo yêu cầu của cây Lan hồ điệp.

Các nghiên cứu cho thấy rằng nhiều loài Lan không phát triển tốt và một số cây trở nên úa vàng do để phơi sáng liên tục. Các lá cây Lan Hồ điệp phát triển đầy đủ và hấp thu carbon dioxide tốt chính là vào thời gian không có ánh sáng trong ngày. Vì thế mỗi ngày nên có thời gian để lan trong bóng tối để chúng phát triển tốt nhất.

Có một kinh nghiệm của riêng tôi như sau, cùng một lúc tôi dùng bốn phòng, tôi phơi sáng các cây ở mức sáng 800, 300 hoặc 40 nến, 12 tiếng mỗi ngày, trong suốt 68 ngày, nhiệt độ trong phòng là 20 oC vào ban ngày và 15 oC vào ban đêm. Các cây khác tôi để trong bóng tối liên tục. Kết quả là những cây được phơi sáng dưới cường độ 800 nến hoặc 300 nến thì nhú vòi hoa sau 5 tuần lễ, trong khi các cây được phơi sáng ở mức độ 40 nến, thì đến cuối tuần lễ thứ sáu vẫn chưa thấy nhú vòi hoa. Những cây nói sau, sau đó chúng được chuyển vào nhà kính thì chúng lại ra hoa bình thường. Về điểm này, tôi nghĩ rằng nó cũng giúp ích nếu được áp dụng. Đó là làm chậm việc ra hoa của cây Lan và cho chúng ra hoa vào thời điểm mà mình mong muốn.

Bước tiếp theo là tôi đặt ba nhóm lan Hồ điệp cấy mô (sinh sản vô tính) vào trong ba phòng trồng lan với điều kiện đã nói ở trên, nhưng không phải là tất cả được đặt trong tối, một nhóm được đặt dưới ánh sáng 800 nến trong mỗi chu kỳ là hai tuần. Kết quả mỹ mãn, so với nhóm được phơi sáng, tôi đã làm chậm thời gian ra hoa của các nhóm trong tối đúng bằng thời gian chúng ở trong bóng tối. Sau đó cả ba nhóm này đã nở hoa cứ mỗi hai tuần lễ kể từ khi ra nụ. Còn chu kỳ phát hoa của chúng rất chính xác là 123 ngày kể từ khi chồi hoa nhú ra đến khi hoa nở, số lượng hoa cũng như kích thước của hoa của tất cả các cây Lan hồ điệp đều như nhau.

Do các điều kiện về môi trường trong các nhà kính thay đổi bất thường nhiều hơn là môi trường được kiểm soát tốt trong các phòng thí nghiệm, vì vậy tôi cũng không chắc kinh nghiệm này có giúp ích được nhiều cho những người trồng lan thương mại hay không.

Vào năm 1995, tôi được sự trợ giúp của Hội Hoa lan Hoa kỳ, tôi tiến hành một thí nghiệm khác đối với các cây Lan Phalaenopsis Tam Buterfly. Để tránh cho các cây Lan trong nhà kính bị quá nhiệt, tôi đã dùng các tấm vải đen làm che mất 93 phần trăm ánh sáng (râm 93%) trong thời gian hai, ba, bốn hoặc năm ngày trong một tuần lễ, chỉ cho các cây Lan hồ điệp tiếp xúc với ánh sáng trong thời gian tôi bỏ các tấm vải đen che phủ ra. Thí nghiệm này được tiến hành vào ngày 15 tháng Chín, trước thời gian chồi hoa hình thành và kết thúc vào 22 tháng Giêng. Kết quả như sau:

  • Các cây không bị che nở hoa vào ngày 8 tháng Hai, 1996.
  • Các cây bị che 5 ngày một tuần, ra chồi hoa vào ngày 10 tháng Hai, và nở hoa vào ngày 9 tháng Năm, 1996 (xem bảng 3).

Không có sai biệt về số lượng cũng như kích thước của hoa. Mặc dù, các cây Lan hồ điệp được che 4 ngày/tuần cũng ra hoa chậm hơn có một tháng trong mùa hoa 1995-1996. Nhưng cây có tuổi non hơn một năm so với các cây thí nghiệm cũng ra hoa vào vụ hoa 1995-1996 nhưng chậm hơn ba tháng.

Người ta có thể tìm cách sắp xếp cho các cây Lan hồ điệp nở hoa theo ý muốn và có thể để cây Lan trong bao lâu trong các cuộc thí nghiệm. Tôi đã che phủ một số lượng lớn cây Lan hồ điệp Plalaenopsis Tam Betterfly trong một cái lồng, mỗi tuần năm ngày, bắt đầu từ ngày 2 tháng Giêng. Tôi đưa một nhóm ra khỏi cuộc thí nghiệm vào mỗi tuần khác và đặt chúng dưới các điều kiện được quy nạp. Cuộc thực nghiệm này đã thành công, các cây đó ra hoa  vào thời gian sau đó (bảng 3). Những cây còn lại tôi đưa ra ngoài vào ngày 2 tháng Ba, chúng đã không ra hoa cho tới đầu tháng Sáu, và số lượng hoa cũng ít hơn (18 so với 41 đối với những cây có kiểm soát, xem bảng 4). Do nhiệt độ không khí trong nhà kính tăng lên vào cuối mùa xuân, nên các vòi hoa xuất hiện chậm hơn mà thời gian nở hoa lại ngắn.

Nhiệt độ không khí dưới tấm phủ cao hơn không khí trong nhà kính từ 2 đến 4 oC. Vì thế chúng ta cần quan tâm nhiều đến vấn đề nhiệt độ, đừng để nó tăng lên cao quá. Vì vậy các cây được che phủ để làm chậm việc ra hoa có thể sẽ an toàn hơn và tốt hơn ở nơi có nhiệt độ không khí mát mẻ hơn. Nếu không sẽ có một số cây nhú vòi hoa ngay trong thời gian bị che phủ. Khi thấy hiện tượng này thì ngay lập tức đưa những cây đó ra ngoài nơi có ánh sáng thích hợp cho lan hồ điệp. Ở những vùng có số ngày nắng không nhiều vào mùa thu và mùa đông, người ta không nên che phủ tới 5 ngày/tuần, như vậy cây sẽ không bị yếu.

Người ta cũng cần biết độ dài của thời gian một cây Lan Hồ điệp cần có để phát hoa, và thời gian từ lúc xuất hiện vòi hoa đến thời gian hoa nở để có một thời gian biểu chính xác cho việc ra hoa theo ý muốn.

Nếu các bạn muốn áp dụng phương pháp làm chậm ra hoa này mà không thành công, thì hãy đưa cây Lan hồ điệp vào nơi có nhiệt độ 28 oC trong mọi thời gian để có cây Lan không phát vòi hoa được. Đây là một phương pháp đắt đỏ mà nhiều nhà trồng lan ở Nhật bản đã áp dụng để làm chậm việc ra hoa.

Tôi có kế hoạch nghiên cứu bổ sung để quyết định thay đổi về mặt sinh học và hóa học trong các lá cây Lan Hồ điệp và các chồi ở nách lá trong thời gian xử lý cho cây Lan chậm ra vòi hoa. Kết quả sơ bộ cho thấy việc tích tụ axit malic (chất chuyển hóa đầu tiên tiếp theo sự hình thành carbon dioxide) đã làm suy yếu cây Lan Hồ điệp sau khi đặt chúng vào chỗ tối trong mấy ngày. Như vậy có khả năng mức độ đường và tinh bột trong lá cây Lan cũng suy giảm, điều đó làm cho vòi hoa không xuất hiện ở những cây đặt trong bóng tối./.

Bảng 1. Về nhu cầu ánh sáng cho lan hồ điệp.

Tính chất của lan hồ điệp Phalaenopsis Josep Hampton ‘Diane’. Dưới các điều kiện ánh sáng trong 25 tháng.

Cường độ sáng(tính bằng nến) Thời gian hoa tàn(ngày) Kích thước hoa(cm)
50 127 10,6
100 127 10,9
150 118 11,2
250 118 11,2
Bảng 2. Về nhu cầu ánh sáng cho lan hồ điệp.

Sự phát triển của Phalaenopsis Joseph Hampton ‘Diane’ dưới các điều kiện ánh sáng trong 25 tháng.

Cường độ sáng(nến) Số lá mới Chiều dài trung bình của lá trưởng thành Tổng chiều dài của các lá mới
50 4,0 34,5 137
100 4,8 32,9 154
150 5,1 33,9 165
250 5,6 34,3 191
Bảng 3. Về nhu cầu ánh sáng cho lan hồ điệp.

Ảnh hưởng của việc phơi sáng các cây Lan trong thời gian trong tối (D) và ngoài sáng (L) khác nhau trong chu kỳ tuần lễ trên việc phát vòi hoa và nở hoa của lan hồ điệp Phalaenopsis Tam Butterfly (1995-96). Cuộc thí nghiệm bắt đầu từ 15/9/1995.

Thí nghiệm(Ngày) Ngày nảy chồi hoa Ngày hoa nở Tổng số hoa
Có kiểm soát Ngày 7/10 Ngày 8/2 41
2D/5L Ngày 14/10 Ngày 20/2 39
3D/4L Ngày 18/10 Ngày 21/2 43
4D/3L Ngày 8/11 Ngày 6/3 38
5D/2L Ngày 10/2 Ngày 9/5 32
Bảng 4. Về nhu cầu ánh sáng cho lan hồ điệp.

Ảnh hưởng của việc di chuyển định kỳ từ một thí nghiệm làm chậm phát chồi hoa trên lan hồ điệp Phalaenopsis Tam Butterfly. Cuộc thí nghiệm được bắt đầu ngà 15 tháng 9, 1995 và các cây vẫn được để trong bóng tôi mỗi tuần 5 ngày và phơi sáng mỗi tuần 2 ngày.

Cây lan được xử lý đến ngày (năm 1996) Ngày xuất hiện chồi hoa1995-1996 Ngày hoa nở(1996) Tổng số hoa
Có kiểm soát Ngày 7/10/1995 Ngày 8/2 41
Ngày 2/1 Ngày 6/2/1996 Ngày 8/5 27
Ngày 17/1 Ngày 12/2/1996 Ngày 5/5 22
Ngày ½ Ngày 24/2/1996 Ngày 16/5 23
Ngày 16/2 Ngày 14/3/1996 Ngày 23/5 25
Ngày 2/3 Ngày 28/3/1996 Ngày 3/6 18

Trả lời

0988110300
chat-active-icon