[Nhật ký Codai.net] Cứu cây Phất Dụ Mảnh (Dracaena marginata) bị lỗi over-watered (09/2020)

[Nhật ký Codai.net] Cứu một cây Phất Dụ Mảnh (Dracaena marginata) bị lỗi over-watered dẫn đến thối rễ (09/2020)

Lỗi tưới nước quá nhiều trong khi đất bị bí, chậu cây bị tắc, nền cây bị vón cục khiến nước không thoát được rồi dẫn đến rễ cây bị thối, ủng là lỗi chung rất nhiều người phạm phải khi trồng cây cảnh, đặc biệt là các loại cây Indoor Plants (cây trồng trong nhà, cây nội thất), làm thế nào để cứu cây đó, nguyên nhân là gì? Trước hết, nguyên nhân các lỗi này thường đến do các yếu tố sau đây:

  • Do là cây trong nhà nên mọi người hay dùng chậu gốm, chậu sứ, các loại chậu chỉ có duy nhất một lỗ thoát nước. Vì thế nếu chẳng may lỗ này tắc thì coi như chậu cây biến thành bình hoa, sẽ giữ lại toàn bộ nước và không cho thoát đi tý nào.
  • Khi tưới cây trong nhà, mọi người có xu hướng tưới ít, ví dụ cầm cốc nước đổ vào gốc, và đổ chỉ vừa đủ để nước thoát ra một chút dưới đáy, đầy cái đĩa lót bên dưới là dừng. Điều này khiến cho rễ không bao giờ được tưới đẫm. Chỗ có nước chỗ không sẽ dẫn đến hiện tượng đất vón cục. Đất vón cục sẽ là tác nhân bịt kín các lỗ thoáng dưới đất và bóp nghẹt rễ. Rễ không thể lấy được oxy và chết.
  • Trong nhà thường không có ánh sáng mạnh, không có nắng và cũng chẳng thoáng khi như ngoài trời. Khi không có nắng và gió thông khí thì bề mặt đất cực kỳ khó khô. Nó khiến cho bề mặt đất luôn có cảm giác ẩm ướt nhưng thực tế thì bên dưới lại khô do rễ đã hút hết nước bên dưới. Bạn cứ nghĩ đất ẩm sẽ không tưới, thành ra phần bên dưới bị khô hoàn toàn, bịt kín lỗ thông khí, rễ thiếu ẩm, thiếu oxy sẽ dẫn đế khô rồi thối ủng ra.

Codai.net lại nhắc lại quy tắc kiểm tra độ ẩm chính xác của đất để bạn có thể chọn được chính xác thời điểm cần tưới nước:

  • Tips: Công thức tưới nước kinh điển. Hãy luôn chuẩn bị 1 cái đũa gỗ hoặc 1 que tre đã chẻ nhỏ, hoặc giữ lại 1 que kem Tràng Tiền. Trước khi tưới cây hãy luôn cắm đũa (que kem, que tre) xuống đất tầm 5 phút. Nếu nhấc đũa lên mà thấy khô tầm 3cm từ bề mặt xuống dưới thì hãy nên tưới nước, còn lại cắm đến đâu ướt đến đó, chỉ có 1 tý bề mặt hơi khô thì đừng tưới, sẽ rất dễ dính lỗi “quá nhiều nước” (overwatered). Mà quá nhiều nước thì bí rễ, bí rễ thì rễ bị ủng, thối; các loại vi khuẩn, côn trùng cực thích cái trạng thái này sẽ bồi thêm combo, rễ chắc chắn sẽ chết rất nhanh và rồi cả cây sẽ cứ thế úa, ủng rồi chết.

Và khi thấy đất khô hãy luôn đảm bảo công thức tưới nước như sau:

  • Chỉ tưới nước khi đất khô tầm 5cm từ bề mặt trở xuống
  • Đã tưới phải tưới đẫm, tất cả đất phải nhận đủ nước
  • Sau khi tưới xong nước phải thoát hết, không được úng, đọng.

Như vậy với các cây trong nhà bạn hãy đem ra ban công hoặc phòng vệ sinh tưới đẫm và chờ ráo nước hẵn cho vào chỗ cũ. Đối với các chậu cây treo nhỏ thì các bạn có thể tưới bằng cách nhúng cả chậu cây vào xô nước tầm 5 phút cho đất ẩm 100% rồi nhấc lên, chờ ráo nước thì lại treo về vị trí cũ.

Đầu tháng 08/2020, Mình (admin Codai.net Dũng Cá Xinh) được một người bạn chẩn đoán và nhờ cấp cứu một cây Phát Dụ Mảnh (Dracaena marginata) đã bị overwatering, tức là nước không thoát nổi và úng rễ gây thối rễ. Do nhà anh bạn này không có ban công rộng và sân thượng có nắng, cây trồng hoàn toàn trong nhà và thường xuyên được tưới nước tuỳ tiện bằng cách đổ một hai cốc nước vào (không kiểm tra đất có khô thật chưa) nên cây đã được hai anh em vần sang sân thượng nhà mình để “cấp cứu” với hy vọng mong manh là có thể cứu được.

Đôi nét giới thiệu về cây

  • Loài cây: Phất Dụ Mảnh, Phát Tài Mảnh
  • Tên khoa học: Dracaena marginata
  • Địa điểm mua cây: Hoàng Gia – Văn Giang Hưng Yên
  • Giá mua: 430k, thêm chậu gốm 180k.
  • Vấn đề: Overwatering, thối rễ, thân cây ọp, ủng, các lá vàng ủng rồi rụng.
  • Nguyên nhân: Để trong nhà cả tháng, thiếu sáng, tưới nước tuỳ tiện, khả năng cao lỗ thoát nước ở chậu gốm bị tắc.
  • Thời gian bắt đầu cấp cứu: ngày chủ nhật (20/09/2020), một ngày mưa to do hoàn lưu bão số 5 năm 2020.
  • Dự đoán: Cây còn rễ trắng nên hy vọng có thể cứu được.

Hiện trạng cây lúc đem cấp cứu

  • Gốc chính bắt đầu ộp, mềm
  • 3 thân bắt dầu ộp, 2 thân đã rụng hết lá ở trên đầu, có dấu hiệu hoại tử.
  • Vỏ cây đã long ra, dễ dàng bóc vỏ ở bất cứ vị trí nào trên thân cây
2/3 thân chính của cây đã hỏng hoàn toàn
2/3 thân chính của cây đã hỏng hoàn toàn
Cây vốn dĩ có 6 thân, 3 thân đã được cắt trước khi mua về, hiện 2/3 thân còn lại đã có dấu hiệu chết hoàn toàn
Cây vốn dĩ có 6 thân, 3 thân đã được cắt trước khi mua về, hiện 2/3 thân còn lại đã có dấu hiệu chết hoàn toàn
Thân cây chết bị ọp, ủng, mềm nhũn, không căng cứng như một cây thân gỗ
Thân cây chết bị ọp, ủng, mềm nhũn, không căng cứng như một cây thân gỗ
Thân cây duy nhất còn sống, nhưng cũng có những dấu hiệu nguy hiểm. Lá vàng, thân ọp, các lá rũ không căng.
Thân cây duy nhất còn sống, nhưng cũng có những dấu hiệu nguy hiểm. Lá vàng, thân ọp, các lá rũ không căng.

Tiến hành cấp cứu

  • Đầu tiên chúng mình đã nhấc cây ra khỏi chậu gốm
  • Sau đó chúng mình dùng tuốc nơ vít để chọc tất cả đất ra khỏi rễ cây
  • Kiểm tra rễ cây thì thấy quá nhiều rễ chuyển sang màu đen, nhẹ thì nâu nhưng đều có mùi thối, có dấu hiệu ủng, chạm nhẹ vào là rụng. Đây là hiện tượng thối rễ điển hình khi cây bị úng nước.
  • Chọc sạch sẽ đất ra khỏi rễ, loại bỏ hoàn toàn đất và rễ thối.
  • Kiểm tra nếu cây còn rễ trắng thì còn hy vọng cứu, nếu gốc và toàn bộ rễ đã hoá đen thì coi như cây hết hy vọng.
  • Rất may mắn chúng mình vẫn nhìn thấy tia hy vọng: Cây vẫn còn rễ trắng, tuy không nhiều.
  • Phần vỏ cây đã bong ra chúng mình lột sạch với hy vọng giúp cây thoáng cũng như loại bỏ các phần đã chết để tránh lây ủng, thối.
  • Sau khi loại bỏ hết vỏ cây, đất, rễ đen, rễ thối, chúng mình dùng dao và kéo cắt ngắn 2 thân đã chết để tránh lan phần thối xuống gốc chính.
  • Xử lý xong xuôi chúng mình rửa sạch sẽ cây, từ trên xuống dưới cho sạch đất, các phần thối.
  • Chúng mình ngâm rễ cây vào xô nước có pha 1 lọ cồn để sát khuẩn hoàn toàn cho các phần vừa bị cắt, tránh nhiễm trùng.
Sau khi loại bỏ một phần đất ở gốc, các rễ thối đã xuất hiện
Sau khi loại bỏ một phần đất ở gốc, các rễ thối đã xuất hiện
Cận cảh một rễ thối, các phần vỏ rễ, ruột rễ, đã bị ủng và thối một phần hoặc tất cả
Cận cảh một rễ thối, các phần vỏ rễ, ruột rễ, đã bị ủng và thối một phần hoặc tất cả
Các rễ nhẹ hơn thì cũng long vỏ, khi chạm vào dễ dàng long ra, rụng xuống
Các rễ nhẹ hơn thì cũng long vỏ, khi chạm vào dễ dàng long ra, rụng xuống
Phải 4/5 rễ đã thối và chết, chúng mình phải xử lý bằng cách cắt sạch sẽ
Phải 4/5 rễ đã thối và chết, chúng mình phải xử lý bằng cách cắt sạch sẽ
Rễ chết cắt ra cùng với đất bị vón cục cho thấy cây đã bị bí rễ khá lâu
Rễ chết cắt ra cùng với đất bị vón cục cho thấy cây đã bị bí rễ khá lâu
Đất thịt phù sa và một lỗ duy nhất ở chậu gốm cùng việc tưới nước tuỳ tiện đã gây ra hậu quả nghiêm trọng này
Đất thịt phù sa và một lỗ duy nhất ở chậu gốm cùng việc tưới nước tuỳ tiện đã gây ra hậu quả nghiêm trọng này
Đây là hình ảnh gốc cây sau khi được loại bỏ gần hết đất, rễ thối và vỏ cây
Đây là hình ảnh gốc cây sau khi được loại bỏ gần hết đất, rễ thối và vỏ cây
Phần vỏ cây ở trên cũng được loại bỏ, 2 thân chết được cắt bỏ
Phần vỏ cây ở trên cũng được loại bỏ, 2 thân chết được cắt bỏ
Niềm hy vọng duy nhất dồn vào thân cây cuối cùng và một số rễ trắng li ti bên dưới
Niềm hy vọng duy nhất dồn vào thân cây cuối cùng và một số rễ trắng li ti bên dưới
Sau khi làm sạch bằng nước và ngâm cồn pha loãng để sát khuẩn, chúng mình phát hiện ra cây vẫn còn một số rễ trắng, niềm hy vọng cuối cùng cho cây này.
Sau khi làm sạch bằng nước và ngâm cồn pha loãng để sát khuẩn, chúng mình phát hiện ra cây vẫn còn một số rễ trắng, niềm hy vọng cuối cùng cho cây này.
Những rễ trắng tuy nhỏ nhưng là những anh hùng nếu cây được cứu sống
Những rễ trắng tuy nhỏ nhưng là những anh hùng nếu cây được cứu sống
Còn rễ trắng thì còn hy vọng, nếu đã hết rễ trắng mà toàn rễ đen, thối thì coi như hết hy vọng, lúc đó hãy vứt cây đi
Còn rễ trắng thì còn hy vọng, nếu đã hết rễ trắng mà toàn rễ đen, thối thì coi như hết hy vọng, lúc đó hãy vứt cây đi

 Trồng lại cây sau khi cấp cứu

  • Sau khi ngâm nước pha cồn loãng 30 phút, chúng mình trồng lại cây vào chậu.
  • Do nhà mình bé và không có sẵn chậu nhựa cỡ lớn nên đành phải dùng lại chậu gốm. Nguyên vật liệu làm giá thể mới và không gian, quy trình chăm cây cho phép dùng tạm chậu gốm này.
  • Giá thể để trồng lại cây chúng mình dùng hoàn toàn 100% đất sét nung cỡ vừa. Đây là loại nguyên vật liệu không có chất dinh dưỡng, chỉ có tác dụng duy nhất là giữ cây thẳng và thoát nước cực nhanh khi tưới đẫm nước.
  • Do chỉ có đất sét nung nên chúng mình hoàn toàn yên tâm việc sẽ không có chuyện úng nước nữa, việc duy nhất cần quan tâm là tưới nước thật đẫm khi thấy các hạt đất sét nung bị khô.
  • Khi trồng cây ở dạng “gần chết này”, tuyệt đối tránh bón phân, dùng các loại chất kích rễ,… Đây là kinh nghiệm riêng của mình vì rễ đang rất yếu, chỉ cần quá liều 1 tý là coi như liều thuốc độc giết cây nhanh không thể tưởng tượng nổi.
  • Cây được đặt ở chỗ thoáng khí trên sân thượng, mình cho cây hưởng nắng gián tiếp (nắng chiếu qua tôn lấy sáng trong suốt cản UV) để cây luôn khô ráo và dồn lực đâm rễ mới.
  • Giờ việc tiếp theo là theo dõi hàng ngày và xem các dấu hiệu tiếp theo để đưa ra các hành động tương ứng.

Cập nhật 01: Ngày 22/09/2020, sau 3 ngày cấp cứu

  • Thân cây duy nhất còn lại có vẻ cứng hơn, bớt ộp
  • Phần rễ trắng ở gần gốc không hoá đen, nâu, đổi màu, có mùi, tức là đã dừng bị thối. Giờ sẽ theo dõi việc nó đâm rễ non ra. Chúng mình cố tình không để ngập rễ cho thoáng rễ, chỉ để ngập 1/2 rễ cây. 1/2 còn lại để nổi.
  • Các phần lá có dấu hiệu dài ra, lá non dài ra và cứng, không bị rũ một phần như lúc trước khi cấp cứu, một tín hiệu đáng mừng.
  • Sau 1 tuần nữa chúng mình sẽ cập nhật tiếp, hy vọng sẽ cứu được cái cây này, không là mất toi 430k cộng bao nhiêu công sức ^^.
Chúng mình chỉ đổ đầy 1/2 rễ để cho thoáng và tiện theo dõi sự phát triển của các khu vực rễ trắng hiếm hoi còn lại
Chúng mình chỉ đổ đầy 1/2 rễ để cho thoáng và tiện theo dõi sự phát triển của các khu vực rễ trắng hiếm hoi còn lại
Đất sét nung 100% đảm bảo cho cây không bị úng rễ, ngập rễ sau mỗi lần tưới nước
Đất sét nung 100% đảm bảo cho cây không bị úng rễ, ngập rễ sau mỗi lần tưới nước
Lá non có dậu hiệu dựng đứng, không rủ như trước khi cấp cứu! Đây là một tín hiệu tích cực!
Lá non có dậu hiệu dựng đứng, không rủ như trước khi cấp cứu! Đây là một tín hiệu tích cực!

(Chúng mình sẽ update tiếp…)

Xem thêm các bài viết khác TẠI ĐÂY!!!

0988110300
chat-active-icon