Nghệ thuật chế tác chậu cảnh là nghệ thuật sống động, là sự thu gọn của cảnh quan cây có thiên nhiên đặt vào trong chậu. Để thưởng thức nghệ thuật chậu cảnh, cần trau dồi kiến thức vẻ văn hóa nghệ thuật và từng trải đời sống trước cảnh quan thiên nhiên. Thưởng thức chậu cảnh, trên thực tế là một loạt hoạt động tâm lý như thẩm mỹ chậu cảnh có liên tưởng, tưởng tượng, tình cảm, tư duy.. để đạt đến mức “hiểu đến cùng hình tướng nó, làm sáng tỏ phẩm cách của nó”. Thẩm mỹ
chậu cảnh, thể hiện ở mấy phương diện sau đây:
1/- Cái đẹp tự nhiên
Chậu cảnh lấy sự sống của cây làm chủ, cái đẹp tự nhiên của nó bao gồm dáng dấp của rễ, thân, cành lá, hoa quả, và màu sắc đổi thay theo sự biến thiên mùa tiết trong năm.
Rễ
Tạo hình rễ chậu cảnh là vươn rễ lộ móng, hiện ra thê long bàn hồ cứ (rồng cuộn hổ ngồi); có bộ rễ bện nhau, hiện ra hình dạng liền rễ; bắt rễ trong kẽ đá, theo đá mà mọc, đều mang lại cho người ngắm cảm giác bộ rễ lộ móng, rễ cây vòng vèo, cảnh lá um tùm, cổ kính già giặn.
Thân cây
Thân chính là thủ pháp nghệ thuật quan trọng, quyết định thế cây tự nhiên và thân vận; có thể hình thành thân cứng cáp vươn thẳng, thân quanh co nhiều vẻ, thân chếch già giận, đẹp như tranh, mỗi cái có đặc sắc riêng. Vỏ trên thần có cái rải đầy mảnh vẩy, như loại Tùng và Du Tróc Vỏ, có cái trơn nhẵn nhiều đốt như Trúc; có cái tinh tế sáng bóng như Tử Vi; có cái thân khô nảy cành mới lá xanh, mang lại cho người ta cảm giác “khô mộc phùng xuân”.
Lá
Mình lá tùy theo giống cây khác nhau, có sai biệt, có loại tùng lá kim; có loại Bách, lá hình vẩy; Ngân
Hạnh, lá hình quạt; Cây Thích, lá như bàn tay; Hoàng Dương, lá như quả dưa, còn có Câu Cốt Đông Thanh, lá kỳ lạ đặc biệt. Màu sắc lá càng phong phú đa dạng, như Phong Đỏ suốt năm hồng tía; cây Thích Móng Gà, Vệ Mâu, mùa thu chuyển sang sắc đỏ; Phượng Vĩ trúc, bốn mùa xanh biếc; Lục Nguyệt Tuyết, lá biếc rìa màu ngọc… đều có nét đặc sắc của lá, màu lá, làm cho người thưởng ngoạn phải trầm trổ trước thiên nhiên đa dạng vô cùng.
Hoa quả
Trong chậu cảnh thưởng ngoạn hoa, có Hoa Mai cao khiết nhã đạm; Thạch Lựu đỏ rực như lửa; Kim
Tước, hoa dang cánh như bay; Hoa Đỗ Quyên nghìn tía muôn hồng; hoa Dành Dành, trắng sạch thơm hương, sự biến đổi màu sắc trong chậu cảnh làm ta đẹp mắt vui lòng.
Chậu cảnh thưởng ngoạn quả, màu sắc hấp dẫn người xem, như Táo, quá đỏ như lửa, cổ kính trâm vẻ; Nam Thiên Trúc, quả sơn chỉ chít, thanh nhã xinh đẹp; Xương Rồng Tàu, quả hột đỏ tươi, cành rậm lá nhỏ; Kim Quất, quả như viên đạn, màu vàng rực rở; hoa mùa xuân quả mùa thu, đến giữa mùa thu, hoa héo rụng, cây tả tơi, nếu có thể điểm xuyết vài chậu cây quả, màu sắc vui mắt, dáng dấp đẹp đẽ, có thể phá vỡ nét trầm lắng trong vườn cảnh, tăng thêm hứng thú cho cảnh sinh hoạt.
Cái đẹp nhất thể
Hình thái và màu sắc các phần châu cảnh cây đều thống nhất: Rễ, thân, cành lá đa dạng, màu sắc hoa quả phong phú, hình thành cái đẹp nhất thể của cây cảnh.
2/- Cái đẹp hoa cảnh
Cái đẹp như tranh của chậu cảnh, là đem cảnh sắc thiên nhiên chất lọc đến cùng, qua chăm sóc nghệ thuật, cho thành bố cục tạo hình đa dạng, thống nhất có chính phụ, có thế động, có thưa rậm, có tô điểm, có đối xứng, đạt tới cảnh giới nghệ thuật lắng đọng cảnh sắc thiên nhiên.
Cái đẹp của chậu cảnh có thể nhờ kiểu đáng tạo hình đa dạng. Chậu cảnh Trung Quốc có nhiều loại, phong cách, trường phái, nắm vững chìa khóa tri thức mỹ học này, có ích cho sự thưởng thức cái đẹp của chậu cảnh. Ngoài ra, phải qua thủ pháp nghệ thuật để biểu hiện đẳng hành thứ lớp phân minh, hư thực tương sinh, khéo vụng, trong bình thường có kỳ lạ trong phô có giấu.. Nghệ thuật vun trồng sửa cắt, vít bó tạo dáng chăm sóc cây, đều để thực hiện cái đẹp họa cảnh, như tạo hình chậu Tùng, phải căn cứ vào đặc điểm của cây, có cây có thể nắn thành Nghinh Khách Tùng (Tùng đón khách), có cây có thể bửa thành Thám Hải Tùng (Tùng thâm dò bể, kiểu vách dựng), có cây có thể nắn thành Ngọa Long Tùng (tùng rồng nằm, kiểu thân nằm). tùy cây mà dùng. Phải giỏi về cấu tổ, sáng tạo cái đẹp thổi phong cách độc đáo vào cây.
3/- Cái đẹp ý cảnh
Chậu cảnh là cảnh giới nghệ thuật, cảnh vật khách quan, qua sự hun đúc tư tưởng tình cảm và bàn tay tế nhị của nghệ nhân mà sáng tạo, nó bao gồm cái đẹp trong cảnh vật
và còn cái đẹp ý cảnh về mặt tình cảm, khiến người thường chỉ thấy cảnh, mà qua cảnh vật, gợi lên ý đẹp, từ đó liên tưởng phong phú, lĩnh hội cái tình ngoài cảnh, đạt tới sảnh giới cảnh có hạn mà ý thì vô cùng.
Cái đẹp ý cảnh là cảnh giới cao nhất của nghệ thuật chậu cảnh, vì trong cảnh có tình, trong tình có cảnh, tình cảnh giao thoa. Cảnh giới nghệ thuật đó có thể tạo nên sự tưởng tượng phong phú và sức cảm thụ mạnh mẽ sâu xa, có sức quyến rũ, ngắm mãi không chán. Cái đẹp ý cảnh có khi còn gợi hồn thơ, và để vịnh chậu cảnh để biểu hiện, bởi vậy thưởng thức chậu cảnh còn cần tụ dưỡng về văn học.
Để sáng tác chậu cảnh, cái khó biểu hiện nhất, là cái đẹp ý cảnh. Trong thẩm mỹ chậu cảnh, có ý cảnh hay không, và ý cảnh cao thấp, là điều quan trọng, đo lường cái đẹp chậu cảnh. Một trong những để tài truyền thống có tính đại biểu nhất trong chậu cảnh Trung Quốc là “Tuế Hàm Tam Hữu” Tùng, Trúc, Mai. Về bố cục tạo hình, cái khiến người ta thưởng thức được cái đẹp tự nhiên của nó,
khi ta nhìn thấy nó chống chọi với rét lạnh, vẫn cứ tươi tốt, kiên trì bất khuất, được sự cổ vũ về tinh thần, ta mới thưởng thức được cái ý đẹp của nó. Phong cách truyền thống Trung Quốc về chậu cảnh, phần nhiều cứng cáp, cổ , điềm đạm, trong nhu có cương, biểu hiện phong độ tình thơ ý họa.