Nhân lúc rỗi, mình tranh thủ dịch 1 bài của Kit Smith – chuyên gia làm vườn (UCCE El Dorado County Master Gardener) về vấn đề quá liều phân bón gây hại cho cây.
Bài gốc ở đây ạ: http://mgeldorado.ucanr.edu/files/170168.pdf
Hiểu được sự khác biệt giữa phân bón và các chất bổ sung là một việc tối quan trọng đối với cây trồng. Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng dưới dạng các hợp chất muối hòa tan, và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây. Cải tạo đất ảnh hưởng gián tiếp đến thực vật bằng cách cải thiện các đặc tính vật lý hoặc hóa học của đất.
Khi bón phân, bạn phải nhớ luôn đọc kỹ và làm theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn – bón phân quá nhiều, quá liều có thể làm tổn thương cây nhất thời hoặc vĩnh viễn, nguy cơ cao nhất là gây tử vong. Phân bón dư thừa làm thay đổi đất khi tạo ra nồng độ muối quá cao, điều này có thể làm tổn thương các vi sinh vật có lợi trong đất. Bón phân quá mức có thể dẫn đến việc cây bị ép phát triển đột ngột với hệ thống rễ không đủ cung cấp đủ nước đi kèm chất dinh dưỡng cho cây. Cấu trúc rễ kém sẽ làm giảm số lượng hoa quả, và có thể dẫn đến kết quả là sự phát triển của cây trồng không được hỗ trợ hoặc duy trì. Phân bón cũng bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng dưới dạng các hợp chất muối hòa tan. Muối hòa tan là chất khoáng dễ dàng vận chuyển và hòa tan trong nước, phân bón phải hòa tan trong nước với lượng đủ để rễ cây và cây hấp thụ.
Quá nhiều phân bón sẽ dẫn đến kết quả là phân bón không thể được hòa tan tự nhiên bởi lượng mưa hoặc nước tưới; thay vào đó, sự bay hơi xảy ra thường xuyên và nhanh hơn sự rửa trôi. Do đó, các muối hòa tan bị dư thừa, các chất khoáng, tồn dư ở trong đất và đất bị biến đổi. Quá nhiều muối hòa tan làm tăng độ mặn của đất và làm thay đổi độ pH; pH thấp hơn làm cho chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng ít hơn. Đất có độ pH thấp là đất chua và độ pH cao là đất có tính kiềm. Phần lớn các chất dinh dưỡng thực vật có sẵn nhiều nhất nếu độ pH của đất là trung tính, từ 5,5 đến 7,5 và cân bằng về mặt dinh dưỡng. Cây rau ăn quả làm cảnh tương đối dễ bị nhiễm mặn.
Các tổn thương khác đối với cây cối đến từ việc bón phân quá nhiều có thể là: 1 – Bệnh Úa Sắt (iron chlorosis). Rễ cây có tác dụng hút nước trong đất ra ngoài, bón phân quá nhiều sẽ khiến rễ cây bị teo lại, khó khăn trong việc hút nước. Rễ sẽ bị thối và có thể sẽ phát sinh bệnh. Quá nhiều muối hòa tan làm cho lá héo và vàng, mép và ngọn lá chuyển sang màu nâu, rụng lá, chậm hoặc sẽ không phát triển. Bón phân quá nhiều cũng gây căng thẳng cho cây và làm cây yếu đi, dễ bị bệnh và bị côn trùng tấn công, đặc biệt là côn trùng hút nhựa (sapfeeding insects).
Trước khi tiếp cận và sử dụng phân bón, hãy kiểm tra kỹ đất của bạn để xem liệu đất có thực sự thiếu chất dinh dưỡng nào không. Tốt nhất bạn nên tránh bón phân, thay vào đó thì cải tạo đất bằng các chất cải tạo như phân hữu cơ tự làm hoặc mua, phân trùn quế, phân chuồng đã qua xử lý, lá phân hủy, cỏ linh lăng hoặc nhũ tương, bột xương. Nếu sử dụng phân bón, phân hữu cơ tự nhiên được ưu tiên hơn vì chúng giải phóng chất dinh dưỡng chậm hơn cho sự phát triển của cây. Phân bón phi hữu cơ hoặc phân bón thương mại được cô đặc, có khả năng tăng nguy cơ tổn thương thực vật và làm đảo lộn các sinh vật tự nhiên trong đất.