Nghệ thuật Saikei – Tiểu cảnh trên khay

Nghệ thuật Saikei – Tiểu cảnh trên khay
Đánh giá

Saikei (栽景) được dịch theo nghĩa đen là “phong cảnh có cây trồng”. Saikei được coi là hậu duệ của nghệ thuật Bonsai, Bonseki và Bonkei, ít liên quan trực tiếp đến hai bộ môn nghệ thuật là Hòn non bộ Trung Quốc (Chinese Penjing) và Hòn non bộ Việt Nam. Đây là bộ môn nghệ thuật tạo ra cảnh quan trên khay, đĩa bằng cách kết hợp các loại cây sống dạng mini, thu nhỏ với đất, đá, nước và các loại thảm thực vật (dùng để làm nền). Toàn bộ nằm trên khay, đĩa hoặc các loại bình hoa thấp hình chữ nhật hoặc tròn hoặc oval. Một cảnh quan Saikei sẽ gợi nhớ người xem về một địa điểm, địa danh, phong cảnh thân quen thông qua hình ảnh tổng thể, chất liệu đá, hình ảnh mô phỏng của cây, rêu, …

Một sản phẩm Saikei điển hình được chứa trong một khay gốm lớn với các cạnh thấp. Trong khay, đá và đất được sắp xếp để gợi nhắc về một cảnh quan thiên nhiên, thường được mô phỏng những cảnh quan thực sự và cụ thể như bên bờ biển hay một con đường núi. Cây sống dạng nhỏ, mini được bố trí để nhấn mạnh bối cảnh, ví dụ, những cây nhỏ hơn nằm ở phía xa khung cảnh. Các cây được chọn thường không cần chọn lựa công phu, uốn tỉa, chăm sóc cầu kỳ như các cây bonsai. Chúng được chọn với một mục đích duy nhất là để trông giống như những cây to ở ngoài đời thật. Các mẫu thực vật không phải là cây cũng có thể được trồng trong Saikei, ví dụ như các loại cây nhỏ làm nền, rêu, cỏ, … để làm nổi bật cảnh quan.

Một tác phẩm Saikei
Một tác phẩm Saikei

Saikei có điểm khác so với các bộ môn nghệ thuật Nhật Bản khác ở một số điểm chính. Theo Lew Buler, Toshio Kawamoto (người được coi là ông tổ tạo ra khái niệm Saikei) “đã tuyên bố những phong cảnh sống của ngài không phải là bonsai, minh chứng về các quy tắc saikei như việc bắt buộc sử dụng đá và rễ cao hơn vành của khay. Bonsai thì sử dụng đá làm nền cho cây hoặc chơi cây theo phong cách rễ nằm trên đá (root-over-rock) Sekijoju hoặc rễ đang mọc trên đá (growing-in-a-rock) (Ishizuke), nhưng chúng lại không tạo thành cảnh quan từ việc phối hợp đất và đá. Hình dạng của mặt đất là rất quan trọng trong Saikei, không kém quan trọng hoặc thậm chí không tồn tại trong bonsai. Nói chung, Saikei tập trung vào việc gợi lên cảnh quan sống trong tự nhiên, thay vì các đặc điểm của từng loại cây riêng biệt được nhấn mạnh trong bonsai.

Nghệ thuật bonseki và bonkei đều mô tả cảnh quan thu nhỏ trong các khay, nhưng không sử dụng cây thực vật sống hoặc hệ thực vật khác. Trong Bonseki, những cảnh quan đơn giản được miêu tả trên các khay phẳng bằng cá và đá. Trong Bonkei, đá và vật liệu điêu khắc (ví dụ: Xi măng) được dùng để hình thành nên những ngọn đồi, núi hùng vĩ nhô ra khỏi mặt đất như cát hoặc sỏi. Những hình người thu nhỏ, động vật, toà nhà và các yếu tố ngoài trời khác có thể được đặt trên một bonkei nhưng có thể bị loại bỏ trên một saikei hoặc được đặt ở vị trí ít quan trọng hơn. Vì có sự xuất hiện của sinh vật sống nên Saikei đòi hỏi phải có nỗ lực duy trì sự sống của tổng thể cảnh quan.

Lịch sử

Multi-species saikei named Roan Mountain contains Shimpaku juniper and Zakura azalea.
Saikei gồm nhiều loài cây được đặt tên Roan Moutains bao gồm Shimpaku juniper và Zakura azalea.

Trường phái Saikei được lập ra ở Nhật Bản bởi Toshio Kawamoto sau Thế chiến thứ hai. Kawamoto được sinh vào năm 1917, là con cả của bậc thầy Bonsai Tokichi Kawamoto, và được đào tạo chuyên nghiệp về nghệ thuật bonsai. Năm 1960, sau cái chết của cha mình, ông điều hành vườn ươm cây cảnh gia đình Meiju-En. Sau đó, ông đã tích cực thực hành Saikei, xuất bản ấn phẩm bán nguyệt (2 tuần ra 1 số) chuyên đề về Saikei (Bonsai-Saikei và Saikei: Phong cảnh sống thu nhỏ) và tham gia vào việc tạo ra viện Nippon Bonsai-Saikei Institute và Hiệp hội Nippon Saikei Association.

Vào thời điểm Kawamoto bắt đầu phát triển các quy tắc và hình thức Saikei, việc chơi bonsai đang ở giai đoạn cực kỳ suy thoái ở Nhật Bản. Việc trồng cây bonsai chuyên nghiệp gần như là điều không thể dưới điều kiện thời chiến. Rất nhiều bonsai, đang trong quá trình hoàn thiện hoặc đã hoàn thành, đã chết trong các bộ sưu tập quốc gia, cũng như trong các vườn chơi cá nhân trên toàn quốc. Điều kiện kinh tế sau chiến tranh khiến việc mua bán và trồng cây bonsai là việc bất khả thi đối với các gia đình có thu nhập trung bình tại Nhật Bản.

Kawamoto đã tạo ra một hình thức trưng bày bonsai đơn giản có nhiều phẩm chất thẩm mỹ và chiêm nghiệm cây cảnh, vừa có thể trồng cây cơ bản vừa có thể tạo ra các nguyên vật liệu cho bonsai. Ông đã sử dụng rất nhiều nguyên tắc trồng cây theo nhóm từ bonsai và cách trưng bày đá trong bonkei cũng như bonseki để tạo ra Saikei. Mục tiêu ban đầu của ông là để giữ cho các cây nhỏ được sống lâu hơn và dày thân hơn. Saikei đã trở thành cách phối hợp các loại cây không đắt tiền với đá theo một cách hài hoà và dễ dàng tiếp cận được mọi đối tượng chơi. Một cây trồng trong Saikei có tuổi đời sẽ có thể là một ứng viên trở thành một tác phẩm bonsai, có thể được tách ra khỏi Saikei để trồng riêng thành cây bonsai.

Là một loại hình nghệ thuật có tuổi đời khá non trẻ, Saikei Nhật bản không có một bề dày truyền thống riêng. Nhưng nó có liên quan đến các hình thức tạo phong cảnh hạn chế lâu đời hơn ở châu Á như Bonkei của Nhật, Penjing của Trung Quốc và Hòn non bộ của Việt Nam. Thuật ngữ Penjing được áp dụng cho những cây được trồng riêng biệt trong chậu như bonsai hoặc các phong cảnh thu nhỏ chi tiết bao gồm cây, các loại thực vật khác, đá, đất, nước và những mô hình thu nhỏ của người, động vật và các chi tiết khác. Cũng tương tự, Hòn Non Bộ của Việt Nam nhất mạnh việc tạo ra những hòn đảo thu nhỏ cách điệu, có cả ao nước cùng các loại cây cối khác.

Saikei featuring Seiju elm.
Một tác phẩm Saikei

Nhật Bản sau thế chiến thứ hai, Saikei được coi là một cách kinh tế và có trách nhiệm với môi trường trong việc nhân giống cây để sau cùng là có cây chơi bonsai. Ngay cả các cá nhân và gia đình với kinh tế eo hẹp cũng có thể tận hưởng nhiều lợi ích mang tính chiêm nghiệm và thẩm mỹ của bonsai mà không phải chịu các chi phí cũng như cố gắng liên quan đến các mẫu bonsai trưởng thành. Saikei ngày nay cũng có những lợi ích tương tự.

Thực hành

Saikei được thiết kế để có thể dễ dàng nhập môn và thực hành hơn bonsai. Một tác phẩm saikei thường cung cấp một lượng đất lớn, làm giảm bớt gánh nặng tưới nước và cắt tỉa rễ vốn khá phức tạp trong bonsai. Các tác phẩm Saikei được setup nhanh chóng, những người mới chơi có thể tạo ra các tác phẩm tuyệt đẹp chỉ sau vài giờ. Các cây đều là các cây mini, cây nhỏ, cây non nên giá thường không đắt, và thực ra đắt nhất có lẽ lại là cái khay đựng. Bản thân cây không đòi hỏi nhiều về tạo hình hay thao tác khác, so với việc chăm cây phát triến cực kỳ tốn thời gian như trong bonsai. Do đó, Saikei rất phù hợp cho người mới bắt đầu và cho những người muốn chi tiêu ít hơn với sở thích trồng cây lùn.

Một tác phẩm Saikei gồm nhiều thực vật sống, tuy nhiên chúng cũng đòi hỏi đáp ứng điều kiện phát triển để có thể sinh trưởng tốt. Saikei sẽ được thiết kế để sử dụng các cây có yêu cầu canh tác chung, đặc biệt là loại đất và chế độ tưới nước. Các yêu cầu khí hậu chung của cây cũng tương tự nhau: Rất khó để trồng cây từ các vùng có độ cứng khác nhau trong cùng một tác phẩm Saikei duy nhất. Cây trong Saikei thường có yêu cầu phải có khả năng sống được ngoài trời, vốn nhằm mục đích bảo vệ cây trong suốt những tháng mùa đông.

Khi ở độ tuổi cụ thể, một số cây trong Saikei có thể phát triển phá vỡ bố cục. Sự thay đổi này được mong đợi và thực tế là một trong những mục tiêu của Saikei. Chủ sỡ hữu có hai lựa chọn, giảm kích thước những cây lớn hoặc loại bỏ chúng khỏi Saikei và trồng chúng riêng biệt. Giảm kích thước của chúng liên quan đến các kỹ thuật bonsai như cắt tỉa. Loại bỏ cây quá khổ từ Saikei sẽ dẫn đến việc trồng nó ngoài tự nhiên hoặc chuyển đổi thành cây bonsai. Sau khi loại bỏ những cây này, Saikei có thể được tăng cường bằng những cây mới, được thiết kế lại cho phù hợp với những cây còn lại hoặc được phá bỏ và thiết kế theo bố cục mới. Trong mọi trường hợp, cây được giữ lại và tiếp tục được trồng theo nguyên tắc Saikei để phát triển thành cây bonsai mới.

Thẩm mỹ

Thiết kế

Nghệ thuật Saikei ở một mức độ nào đó bao trùm lên Bonsai, khi bonsai là một bộ môn truyền thống chuyên về trồng các loại cây. Saikei có sự nhấn mạnh hơn về hình dáng, cấu trúc của phong cảnh so với Bonsai, ngoài ra cũng tự do hơn trong bố cục cũng như nguyên vật liệu để tạo ra bối cảnh. Cây có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc theo nhóm ở bất kỳ vị trí nào trong phong cảnh, thậm chí ở bên hông hoặc đỉnh các ngọn đá để mô phỏng đỉnh núi hay đỉnh đồi. Không có quy tắc tập hợp cây nào trong Saikei. Các mẫu Bonsai, ngược lại, khá đơn giản về cảnh quan, chỉ thường như một cao nguyên hoặc một sườn đất nhỏ ở bên dưới tán cây. Bonsai thường tập trung vào thể hiện một hình bóng thống nhất liên quan tất cả các cây, tạo ra các khối lá bên trái hoặc bên phải hoặc cân bằng với thân cây. Trong bonsai, cây hoàn toàn là chủ đạo, trong khi trong Saikei, cây chỉ đơn giản là trang trí cho phong cảnh.

Một Saikei phải chứa đá, có thể đóng vai trò của núi, mặt vách đá, đá nhô ra, lòng biển, bờ biển hoặc các khía cạnh khác của một phong cảnh. Chúng là bộ xương của cảnh quan và xuất hiện rất nổi bật. Trong bonsai thì đá rất hiếm khi xuất hiện và có thì cũng không rõ ràng, chỉ lấp ló và tô điểm cho cây.

Saikei không tập trung vào hình dáng chi tiết của từng cây, mục đích chính của Bonsai. Cây trong Saikei thường không phải cây trưởng thành, thân dày, phổ biến trong Bonsai. Kể cả đối với các mẫu Saikei cỡ lớn, cây cũng thường không quá cao. Các mẫu Saikei nhỏ còn cần các cây nhỏ hơn. Vì vậy, cây dùng trong Saikei thường là các cây chưa trưởng thành hoặc thân mảnh, cấu trúc rễ nhỏ và phân nhánh đơn giản. Hơn nữa, các cây lá nhỏ càng được yêu thích. Ví dụ các cây small-foliaged juniper, Hinoki cypress, azalea, và Chinese elm. Tác động thẩm mỹ của Saikei không phải đến từ các mẫu cây đơn lẻ, mà là từ tổng hoà của thiết kế bố cục, là tác động tích luỹ của một hoặc nhiều cây sống, đá và đất của cảnh quan, là sự đa dạng thực vật khác của tác phẩm.

Một tác phẩm Saikei
Một tác phẩm Saikei

Saikei cho phép nhiều loại cây được đặt trong một cảnh quan duy nhất và cho phép các dạng thực vật khác như hoa hay cỏ, trong khi Bonsai nhiều khi chỉ cho phép rêu và các loại cỏ nhỏ làm thực vật nền bổ sung. Do tính linh hoạt của các vật liệu thực vật này, Saikei có thể thết kế để thấy sự biến đổi mang tính chất mùa một cách hiệu quả và rõ nét hơn các cây trồng Bonsai đơn sắc. Sự dễ chịu thẩm mỹ liên quan đến tính chất mùa là một truyền thống quan trọng của các vườn cây Nhật Bản và các tác phẩm Saikei có thể tạo ra những khu vườn giống thật hơn Bonsai. Cây rụng lá và ra hoa, thay đổi qua mùa sinh trưởng, có thể được trộn lẫn với các cây lá kim để giữ được màu xanh suốt mùa đông. Lá và hoa mùa xuân, quả mùa hè, màu và lá rụng mùa thu, và sự tương phản của những cây rụng lá với những cây xanh giờ đã phủ tuyếtn sẽ tạo ra chu kỳ năm của toàn bộ tác phẩm trên không gian bàn chè.

Saikei thường chỉ bao gồm cây, đá, đất và đôi khi là nước. Bonkei, Penjing, và Hòn Non Bộ cho phép sử dụng các hình nộm mô phỏng mini. Những hình này bao gồm các hình thu nhỏ của túp lều, cầu và thuyền. Đồ gốm và nhựa thì có người và động vật, các hình mô phỏng mini này góp phần tạo ra cảm giác quy mô lớn của bối cảnh. Phong cảnh Saikei đơn giản và trừu tượng hơn, nhấn mạnh các phong cảnh tự nhiên và khiến người xem phải tưởng tượng. Saikei tương tự Bonsai, thường tránh để đá và rêu nằm ngoài khay.

Tác động thẩm mỹ

Saikei có thể trải dài phạm vi từ những hình thức Bonsai cổ điển đầy nghiêm ngặt cho đến những khu vườn Nhật mini đặc sắc. Tại thời điểm này trong sự phát triển của loại hình nghệ thuật Saikei, không có hạn chế về số lượng giống cây trồng trong một tác phẩm và sự phức tạp của cảnh quan. Những nhà thiết kế Saikei có thể sử dụng wabi hoặc sabi với các viên đá phong hoá mọc đầy rêu, hoặc tái hiện một khu rừng núi với nhiều đỉnh, cây và hoa cỏ theo mùa, phủ trên mặt đất và rêu. Một số Saikei thậm chí kéo dài hai hoặc nhiều khay, được đặt gần nhau sẽ tạo ra những hình ảnh mở rộng và phức tạp hơn.

Những người viết về Saikei, đặc biệt là tác giả Toshio Kawamoto và Herb Gustafson, một chuyên gia học tập tại Kawamoto’s Bonsai Saikei Institute, nhất mạnh rằng việc thiết kế và thực hiện Saikei nên mô phỏng một cảnh quan thiên nhiên thực tế. Khổ hạnh và đơn giản, vốn là các nguyên tắc bắt buộc trong bonsai, lại không phải là những nguyên tắc quan trọng trong Saikei. Saikei được phát triển bởi phong cách của Kawamoto sẽ rất phức tạp về địa hình, phong phú với thảm thực vật và gợi lên mạnh mã một địa điểm có thật trong tự nhiên. Cây sẽ có hình dạng tự nhiên, không bị biến dạng. Cây cối và mặt đất sẽ có kích thước tương đối và theo tỷ lệ tronh tự nhiên, không có tỷ lệ phóng đại. Thực vật sẽ được chọn để phù hợp với vị trí mô phỏng, do đó, một lần trồng sẽ chỉ chứa các loài có khả năng tìm thấy được cùng nhau. Nếu như Bonsai đảm bảo các nguyên tắc thẩm mỹ khắc khổ và trừu tượng của các vườn Japanese Zen, Saikei lại giống như những khu vườn tsukiyama, ví dụ Sunzen-ji Jōju-en, được mô phỏng theo những cảnh quan thực tế nổi tiếng.

Tham khảo

  1. ^ “Origins of saikei. Phoenix Bonsai. Retrieved 2010-10-26.
  2. Jump up to:a b c d e Koreshoff, Deborah R. (1984). Bonsai: Its Art, Science, History and Philosophy. Timber Press, Inc. ISBN 0-88192-389-3.
  3. Jump up to:a b Gustafson, Herb L. (1994). Miniature Living Bonsai Landscapes: The Art of Saikei. Sterling Publishing Co., Inc., New York. ISBN 0-8069-0734-7.
  4. ^ Buller, Lew (2005). Saikei and Art. Lew Buller. p. 18. ISBN 0-9772443-0-X.
  5. Jump up to:a b c Kawamoto, Toshio (1967). Saikei: Living Landscapes in Miniature. Kodansha International, Tokyo, Japan. ISBN 978-0-87011-048-1.
  6. ^ “February – Bonsai Book of Days”. Phoenix Bonsai. Archived from the original on 2010-12-11. Retrieved 2010-10-26.
  7. ^ “Imperial Bonsai Collection”. Phoenix Bonsai. Archived from the original on 2011-11-01. Retrieved 2011-09-29.
  8. ^ Phan Van Lit, Lew Buller (2005). Mountains in the Sea: The Vietnamese Miniature Landscape Art of Hon Non Bo. Timber Press, Incorporated. ISBN 0-88192-515-2.
  9. ^ Handbook on Bonsai: Special Techniques. Brooklyn Botanic Garden: Brooklyn, New York. 1966. pp. 24–31.
  10. ^ Adams, Peter (1999). Bonsai Landscapes. Ward Lock, London. ISBN 0-7063-7767-2.

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon