Loại hình chậu cảnh (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh Nguyễn Thi Hoa - Uông Truyền Long
Đánh giá

Chậu cảnh căn cứ vào sự khác nhau của loại thực vật, dựa theo đặc tính thưởng ngoạn, phân làm 6 loại như sau:

1/- Loại Tùng Bách:

Là giống cây tùng bách (thực vật hạt trần) được vun trồng tạo hình mà thành. Đặc điểm của nó là
dáng dấp cổ kính cứng cáp, mộc mạc kỳ lạ, lá kim, chịu được khô hạn, rét cóng, tuổi thọ khá dài. Được tạo hình theo tự nhiên; hoặc gốc cây đơn độc vươn lên, hai gốc kết đôi, hoặc dăm ba gốc thành bụi, thường dùng loại cây cao lớn “che đất, chọc trời”, “cao thấp so le”.

Chậu cảnh loài họ bách thường có kiểu vặn gân đổi cốt, núi khô lộ đỉnh, để biểu hiện hình dạng lạ lùng cổ kính và mộc mạc của nó. Chậu cảnh tùng bách rất phong phú, thường có các giống: Ngũ Châm Tùng (Tùng Năm Kim), Hắc Tùng (Tùng Đen), Bạch Bì Tùng (Tùng Vỏ Trắng), Hoàng Sơn Tùng, Kim Tiền Tùng, Long Bách, Cối Bách, Phô Địa Bách, Chân Bách, La Hán Bách, Nụy Tử Sam (sám tía lùn)… chăm sóc đúng cách có thể sống vài chục năm, trăm năm trở lên, càng già càng kỳ lạ, giá trị thưởng
ngoạn càng cao, càng quý.

2/- Loại cây tạp:

Chậu cảnh cây tạp thuộc giống cây lá rộng lựa cây dáng dấp cổ kính kỳ lạ, cành lá đẹp đẽ, tuổi thọ lâu dài, để thích ứng, qua vun trồng, cố công tạo hình mà thành. Chậu cảnh cây tạp thường chọn cách đào gốc cây sống hoang ở núi rừng đem về nuôi trong chậu, chỉ trong thời gian khá ngắn, có thể cây vươn rễ nảy cành, thân cành uốn cong, lá nhỏ hoa rậm, dáng dấp ưa nhìn. Thường dùng cây Du Tróc Vỏ, Kế Mộc, Hoàng Kim (loại cây gai), Chò Đỏ, Hoàng Dương, Tước Mai, Cửu Lý Hương, Trà Phúc Kiến, Cây Đa, Bình Địa Mộc, Thủy Dương Mai. Loại chậu cảnh này chú trọng dáng dấp đẹp, lấy cổ kính mộc mạc làm chính, thông thường người trồng cây mầm để uốn nắn rất ít, mà thường đào gốc già ở núi đồi thì nhiều, một khi lên chậu, là cây đã thành tác phẩm, cho nên từng có câu “Bản thị sơn dã vật, kim nhật án đầu hương” (vốn là vật hoang ở núi rừng, nay tươi đẹp trên tủ kệ).

3/- Loại cây lá:

Chậu cảnh cây lá, chọn giống cây hình dáng đẹp đẽ, cành lá rậm rạp, dáng lá kỳ lạ, màu lá phong phú, nổi bật trước đôi mắt người thưởng ngoạn. Chất liệu bao gồm: Phong Đỏ, Phong Tam Giác (Trident Maple Tree), Đông Thanh Rìa Sóng, Ngân Hạnh, Thích Móng Gà, Vệ Mâu, Thập Đại Công Lao, Câu Cốt, Thiên Tuế, Trúc Nâu, Trúc Phượng Vĩ, … Loại chậu cảnh này không chỉ chọn màu lá tươi thắm đẹp mắt, mà còn tạo nét tân kỳ nghệ thuật. Chậu cây lá có loại bốn mùa đều xanh, suốt năm có thế
thưởng ngoạn. Cũng có loại cây rụng lá, theo mùa tiết mà hiện ra màu sắc khác nhau, vào đông lạnh cây rụng lá, nhưng ta có thế ngắm cảnh tượng cây trơ cành.

4/- Loại cây hoa:

Chậu cảnh – cây hoa, nhằm thưởng ngoạn dáng hoa đẹp, màu sắc rực rỡ tươi thắm, mùi hương sảng khoái, sức sống tràn trẻ, sống trong chậu cây tinh xảo, qua bàn tay chăm sóc khéo léo làm nổi bật sắc hoa. Người ta phải uốn cành, thân tạo dáng kỳ lạ, lá cảnh thưa thớt, hoa đâm đầy cây làm chủ. Nếu khéo chọn cây, sẽ có hoa nở bốn mùa khiến cho tác phẩm trở nên linh hoạt. Ta thường chọn các giống hoa, như hoa Nghinh Xuân, Mai, Bích đào, Kim Tước, Lạp Mai, Hải Đường, Sơn Trà, Đỗ Quyên, Lục Nguyệt Tuyết, Tử Vi, Hoa Quế, Dành Dành Lưỡi Sẻ.. Chậu cảnh hoa cỏ trong vườn có nét độc đáo, vào mỗi độ giáp tiết, chậu hoa nở rộ điểm xuyết, dáng màu quyến rũ, mùi hương ngạt ngào,
khiến người thưởng ngắm vui mắt đẹp lòng.

5/- Loại cây quả:

Chậu cảnh – cây quả chọn loại quả màu đẹp mắt, màu hồng, tía là quý, màu vàng là thứ. Mỗi khi quả đỏ ra chỉ chít, quả vàng kim dung đưa, không chỉ làm khởi sắc cảnh vườn, mà còn mang lại cho ta cảm giác thú vị. Ta thường trồng Táo Đỏ, Nam Thiên Trúc, Kim Đàn Tử, Xương Rồng Tàu, Câu Kỷ, Thạch Lựu Quả, Nhót, Sơn Trà Rừng, Phật Thủ, Kim Quất, Giáp Liên.. Mỗi khi vào thu, hoa héo rụng, cây tả tơi, trong vườn gió thủ hiu hắt, có thể tô điểm vài chậu cây quả với sắc đỏ, vàng bắt mắt, cộng thêm dáng dấp đẹp đẽ, có thể phá vỡ cái trầm lắng trong vườn, tăng thêm lý thú cho cảnh sống linh hoạt.

6/- Loại cây bò:

Chậu cảnh cây bò, lấy gốc dây leo làm chính, đạt vào chậu, khéo tạo hình, làm nối bật cây uốn khúc, cành lá phất phơ. Nó gồm cả nét đặc sắc hoa quả, đáng dấp đẹp đẻ, phong cách độc đáo. Thường chọn những cây bò lan, dây leo như Tử Đằng, Thường Xuân Đằng, Kim Ngân Hoa, Phù Phương Đằng, Lãng Tiêu, Nho, Cọp Treo Tường… cho nên phần nhiều trồng vào chậu màu sậm giá cao, treo
vách rủ đài, hoặc kèm đá quấn quanh, dáng vẻ thướt tha, phong cách già dặn.

Chậu cảnh tùy lớn nhỏ cao thấp có thế phân làm mấy quý cách, cao quá 150 cm cỡ vĩ đại, 80 – 150 cm cỡ đại, 40 – 80cm cỡ trung, 10 – 40 cm cỡ nhỏ, không tới 10 cm cỡ nhỏ xíu, còn gọi là “chậu cảnh tí hon” (Nhật gọi là Shohin)

Ngoài ra, chậu cảnh còn phân biệt kiểu tự nhiên, qui tắc, tượng hình.

Menu sách

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon