Lan ‘Giấc mộng vua Trần’

Lan ‘Giấc mộng vua Trần’:

Địa lan huyền bí

Trên báo vietnamnet.vn ngày 5/1/2016 có đăng bài về một loài Lan có tên “LAN KIẾM TRẦN MỘNG” “Tương truyền, vua Trần Anh Tông trong một đêm ngủ mộng thấy được xem một loài Địa Lan lạ, rất đẹp và rất thơm, hoa màu đỏ hồng. Khi tỉnh giấc, nhà vua bần thần, ngẩn ngơ. Trong ngày hôm đó, kỳ lạ thay, có người mang tiến vua một chậu lan như trong giấc mộng. Tên Địa Lan Trần Mộng được ra đời kể từ đó, tức giấc mộng của vua Trần.” 

Đọc xong bài này, tôi thấy có hai điểm còn băn khoăn:

  • Vua Trần Anh Tông, là vị hoàng đế thứ 4 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Sinh ngày 17/9/1276 và mất ngày 12/12/1320. Từ đó đến nay đã trên 700 năm. Vậy có thư tịch cổ nào xác nhận việc vua nằm mộng và được người đem dâng một chậu lan kiếm?
  • Lan kiếm (tên Việt) thuộc giống Cymbidium, có mặt ở cả ba dòng – phong lan (lan biểu sinh – Epiphyte orchid), Địa Lan (terrestrial orchid) và thạch lan (lithophyte orchid). Trong giống Cymbidium có trên chục loài khác nhau, tại Đà Lạt là nơi có nhiều loài Cymbidium nhất cả nước, vì các loài này chỉ có thể phát triển tốt ở xứ lạnh, nơi có khí hậu ôn hòa. Còn các loài kiếm thì có thể phát triển tốt ở nơi có khí hậu nóng ẩm. Lan kiếm, có các loài theo tên khoa học như Cymbidium bicolorCymbidium aloifolium hoặc Cymbidium ensifolium vân vân. Vậy, loài Lan kiếm mà người dâng cho vua Trần Anh Tông là loài kiếm nào, Địa Lan kiếm hay phong lan kiếm?

Vì những lẽ đó, tôi thiết nghĩ không nên ngộ nhận nếu chưa có những luận cứ vững chắc. Có lẽ người nuôi trồng và kinh doanh muốn nâng cao giá trị cây Lan của mình nên mới đưa ra những “tiêu chí” đó. Cái đó cũng thuộc về quyền của mỗi người, song một khi đã công bố ra bàn dân thiên hạ thì cũng cần phải có luận cứ chứng minh.

Dưới đây là  bài đăng trên vietnamnet.vn, xin trích lại để các bạn tham khảo:

Theo chân một vị đại gia bất động sản đi tìm Địa Lan Trần Mộng chơi Tết, sau hơn 3 tiếng đồng hồ chạy xe từ Hà Nội lên Sapa (Lào Cai), vào lúc 10 giờ sáng chúng tôi đến vườn lan của anh Dương Hoàng Thắng. Hiện ra cả một rừng Địa Lan nụ chúm chím, với những chùm nụ buông dài cả mét.

Tên đầy đủ của loại lan này là Địa Lan Kiếm Trần Mộng, anh Thắng cho hay, thuộc một chi trong họ lan. Lan Kiếm có loài mọc dưới đất, được gọi là Địa Lan Kiếm và có những loài bám trên cây gọi là phong lan Kiếm. Anh Thắng đang trồng là loại Địa Lan Kiếm Trần Mộng.

Truyện kể rằng, vua Trần Anh Tông trong một đêm ngủ mộng thấy được xem một loài Địa Lan lạ, rất đẹp và rất thơm, hoa màu đỏ hồng. Khi tỉnh giấc, nhà vua bần thần, ngẩn ngơ. Trong ngày hôm đó, kỳ lạ thay, có người mang tiến vua một chậu lan như trong giấc mộng. Tên Địa Lan Trần Mộng được ra đời kể từ đó, tức giấc mộng của vua Trần.

Loại lan này có lá hẹp bản, đầu nhọn, lả lướt, dài. Hai cánh hoa hơi úp lại, ha cánh đài của hoa thì xoè rộng, che phía trên của nhuỵ hoa với cánh môi thường cong, điểm sắc màu. Với chùm hoa như những ánh sao rơi rất đẹp, giúp chúng ta liên tưởng tới nhiều điều tốt đẹp khởi đầu năm mới,… hoa Lan nở khá bền (từ 10 đến 30 ngày mới tàn). Cành hoa thẳng từ dưới lên.

“Nhiều du khách phải săn tìm bằng được để đem về chơi Tết, khi đã bắt gặp vẻ đẹp của lan Trần Mộng ở Sapa. Hoa lại có mùi thơm rất đặc biệt và dịu nhẹ.

Để trồng được loại lan Trần Mộng này đã khó, trồng để cây cho hoa đẹp lại càng khó hơn,  anh Thắng cũng thừa nhận.

Là loài hoa ưa ấm nên với Địa Lan Trần Mộng trời càng ấm càng tốt, nếu trời lạnh kéo dài thì cây sẽ khó sống nổi, tuy nhiên lại không được quá nóng. Người trồng lan phải biết kết hợp giữa nhiều yếu tố như chất liệu trồng, nhiệt độ, phân bón và tưới nước, độ thông thoáng … thì mới có chậu hoa đẹp. 

Theo anh Thắng, lan Trần Mộng  khó trồng ở những nơi khác vì chỉ hợp với khí hậu trên Sapa. Anh còn phải vào bản chọn vùng đất có khí hậu và nhiệt độ thích hợp để gửi trồng ngay chính vùng đất Sapa. Giáp Tết (trước Tết tầm 3 tháng), với cả nghìn chậu lớn nhỏ, toàn bộ công nhân sẽ vào bản vận chuyển cây xuống chân núi tập kết tại vườn Địa Lan Trần Mộng.

Anh Thắng đưa lan xuống núi để bón thúc và chăm sóc,  giúp chúng ra hoa đúng dịp Tết Nguyên đán vì khí hậu dưới chân núi ấm hơn. Cứ để trên núi chúng sẽ không nở hoa được.

Loài lan hiếm nên khách đặt mua trước cả năm

Số lượng hộ dân trồng được loại lan Trần Mộng này ở SaPa chỉ có 15 hộ, với số lượng ít từ vài chục đến vài trăm chậu. Riêng anh Thắng trồng được 1.000 chậu, giờ đã chuyển xuống trồng dưới chân núi để cho khách đã đặt mua từ trước đến mang về.

 Lan Trần Mộng, loại 100 cành hoa trở lên,ở trong 1 chậu thì không nhiều. Chậu hoa lớn với giá lên tới cả trăm triệu như vậy thì rất hiếm, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các ông chủ trong giới khách sạn, nhà hàng, bất động sản ở thành phố lớn đã đặt mua về chơi Tết trước cả năm. Giờ chỉ chờ đến khi hoa ra nụ là họ cho ô tô lên đánh chở về nhà khách đã đặt.

Vì hiếm nên giá lan Trần Mộng khá đắt,chậu trung bình 20-50 cành hoa có giá 30-40 triệu đồng, chậu cao cấp 60 cành hoa trở lên giá 70-80 triệu đồng, chậu rẻ nhất 5-10 triệu đồng.

Những chậu hoa thuộc hàng cao cấp, nếu tính cả đế, chậu và hoa thì phải cao trên 2m, chậu to 3 người lớn ôm không xuể. 

Như Băng” (Tác giả)

Trả lời

0988110300
chat-active-icon