Lan Dendrobium trigonopus – Kim điệp thơm

Mô tả Lan Dendrobium trigonopus – Kim điệp thơm

Tên Việt: Người ta đặt cho loài này là Kim điệp thơm, trên trang vuonhoalan.net.

Dendrobium Trigonopus : thân ngắn, mập tương tự kim điệp giấy nhưng hoa rất dày, hơi bóng, hương thơm, cánh nhọn, nên nhìn có cảm giác như hoa nhựa vì thế còn gọi là Kim điệp nhựa

Kinh nghiệm trồng lan Kim điệp thơm:

  1. Chất trồng tốt nhất:  chậu đất kết hợp với dớn mềm, vì nó không làm úng cây hoặc khô cây mà giữ được độ ẩm tốt, tạo độ thoáng cho rễ.
  2. Nước tưới: 1 ngày 2 lần, kể cả mùa nắng hay mùa mưa.
  3. Phân bón: Cứ 10 ngày phun 1 lần, nếu 7 ngày phun 1 lần, cây con dễ bị cháy lá và chết, dùng chủ yếu 20-20-20, liều lượng bằng 2/3 liều dùng thông thường.
  4. Ánh sáng: ánh sáng tuy cần nhiều nhưng không nên để ánh sáng trực tiếp chiếu lên cây vì là loài hoa đặc thù của Cao Nguyên.
  5. Bệnh:  Kim Điệp thơm ít bị bị bệnh,  ngoài trừ bị cháy lá  và khô do bón phân quá nhiều.Một số lưu ý1.  Nếu cây đang có triệu chứng khô lá thì ngưng bón phân, luôn luôn quan sát cây trước khi tiến hành bón phân.

    2. Thay vì 20-20-20 3 lần liên tiếp hãy  bón 19-31-17, kèm theo tăng số lần tưới trong 1 ngày(lên 3 lần/ngày) nếu muốn Kim Điệp thơm ra chồi mới nhanh. 

    3. Kim Điệp thơm sẽ ra hoa khi cây mẹ thật sự mập mạp và khỏa mạnh.

    4. Đừng lúng túng nếu thấy Kim Điệp thơm có triệu chứng thân cây bị khô, cứ bình tĩnh, lấy thêm 1 ít dớn mềm ốp vào gốc, ngưng tưới phân nhưng tưới nước đều đặn thì cây con sẽ ra ngay thôi!

    5. Kim Điệp thơm rất dễ trồng nhưng lại khó ra hoa tại Sài Gòn.

Mô tả: Giả hành ngắn, cao 10-25 cm, to 1 cm, mọc thành cụm, có các khe rãnh dọc theo thân, đôi khi còn có lông. Lá thuôn hẹp, mọc gần đỉnh của thân, rộng 2,5 cm, dài 10 cm, có lông ở phần dưới và trên vỏ lụa của lá. Vòi hoa ngắn, phát xuất gần đỉnh của thân, hoa to 5 cm, có hương thơm, cánh hoa giống như sáp, màu vàng sáng, có 2-3 hoa. Môi có lông trên mặt trong và môi màu xanh.

Lan biểu sinh, trong các khu rừng trên núi, trên độ cao 1.500-1.800 m, có mùa khô rõ rệt, ở Vân Nam Trung quốc, Myanmar, Thái-lan, Lào. Ở Việt có thể tìm thấy loài này ở Lâm đồng và Tây nguyên 

Trả lời

0988110300
chat-active-icon