Kỹ thuật trồng Địa lan (Cymbidium) – Từ một chậu khô héo đến một vườn lan đầy sức sống

Chào các bạn! Sau đây là bài viết của trường Đại học Nông Lâm do PGS. TS Đào Thanh Vân cùng Ths. Đặng Thị Tố Nga làm chủ biên. Trong bài viết này, tác giả đã đào khá sâu về kỹ thuật trồng Địa Lan (Cymbidium), nếu bạn có hứng thú với loài Địa Lan thì có lẽ sẽ tò mò về bài viết này. Vì đây là loại tài liệu trên giấy nên hình ảnh sẽ không có màu sắc, vậy nên chúng tôi đã tìm một số hình ảnh trên internet với mong muốn có thể minh họa cho bài viết thêm sinh động.

Vì bài khá dài nên chúng tôi sẽ chia ra thành các phần để bạn đọc tiện theo dõi. Hy vọng tài liệu dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn có hứng thú với loài Địa Lan (Cymbidium).

Địa lan Cymbidium, là loài Lan thuộc lớp thực vật đơn tử diệp, với chủng loại đa dạng, người Trung Quốc đã trồng loài này từ lâu đời và hiện nay chúng cũng được nuôi trồng ở nhiều nơi trên thế giới, Có 2 loại là Lan mọc trong đất và Lan phụ sinh. Bởi ảnh hưởng của văn hoá truyền thống, người Trung Quốc thường ưu ái Lan địa sinh với hương thanh, sắc nhạt như lan huệ, lan xuân, kiến lan, hàn lan, lan cảnh liên… Trái lại, người phương tây lại thích lan phụ sinh với hoa to cứng cùng màu sắc rực rỡ như Bích ngọc lan, Lan mỹ hoa, Lan đầu hổ, Hoàng đơn lan, Đại tuyết lan, Hang trụ lan.

Địa lan được ví như nữ hoàng của các loài Lan nhờ những điểm nổi bật không chỉ về giá trị khoa học mà còn giá trị mỹ thuật, vẻ đẹp tao nhã, hài hòa của chúng, từ lâu loài này đã hiện diện trong văn học, nghệ thuật và gắn liền với đời sống văn hóa của người Á Đông.

Đầu thế kỳ 14, các bức tranh thủy mặc vẽ về hoa Địa Lan đã ra đời ở Trung Hoa. Có thể sau đó mà hình ảnh hoa Địa Lan trên tranh mộc dân gian của Việt Nam về hoa cảnh 4 mùa (xuân lan, thu cúc) mới được phổ biến. Đến ngày nay, những nét vẽ cổ xưa đó vẫn còn được thể hiện trên tranh sơn mài truyền thống của ta.

Địa lan được sử dụng vô cùng rộng rãi, với giá trị cảnh quan cao, nó có thể được trồng với những kích cỡ bồn to, nhỏ khác nhau. Bồn hoa thường được đặt ở những vị trí đông người, có thể đặt thành cụm, đặt thưa hay riêng rẽ, hoặc có thể đặt cùng với những chậu cảnh khác kiến tạo thành nhiều tầng hoa, tạo nên vẻ giàu sang, đẹp đẽ. Địa lan là một sự lựa chọn lý tưởng cho khách sạn, nhà hàng, sân bay, hay câu lạc bộ, phòng khách gia đình. Tại không gian nhà, có thể đặt chúng ở góc nhà để tạo nên sự hấp dẫn kỳ lạ, đồng thời tăng vẻ đẹp cảnh quan. Trồng trong giỏ hoặc cả cây thường thấy phổ biến trong công viên, vườn thực vật, hay những nơi du lịch, an dưỡng… cũng tạo nên cảnh quan đẹp đẽ. Ở nhiều nơi tại nước ngoài, Địa Lan còn được trồng để xếp thành nhiều tầng. Giỏ hoa hay cắm hoa nghệ thuật Địa Lan cắt cành cũng có giá trị nghệ thuật cao và được nhiều người ưa chuộng.

Hiện nay Địa Lan trở thành sự lựa chọn của nhiều người chơi hoa, do vậy lượng hoa này cũng tiêu thụ rất nhanh. Năm 1997, tại Trủng Quốc sản xuất được khoảng 50.000 chậu, tới năm 2002 đã đạt đến trên 1.200.000 chậu. Năm 1997 tổng thu nhập chỉ với 20 triệu Nhân dân tệ, năm 2002 đạt gần 200 triệu Nhân dân tệ, cho hiệu quả kinh tế rất cao.

1. Phân loại

Bản mô tả loài Cymbidium xưa nhất được tìm thấy có lẽ mô tả loài Mạc lan (Cym.ensifolium) trong sách ghi chép về đặc điểm thực vật học của Trung Hoa vào khoảng cuối thế kỷ thứ 3 sau công nguyên.

Cymbidium ensifolium

Cym.  ensifolium (Mặc lan) (ảnh: orchidboard)

Trong hệ thống phân loại thực vật của thế giới hiện nay, Cymbidium đã được xếp riêng vào một chi, chi này đã được mô tả vào năm 1799 bởi nhà thực vật học người Thụy Điển Otto Swartz. Trong khóa phân loại của Lindley – Bentham – Brieger vào năm 1983, chi Cymbidium thuộc tông phụ Cymbidinae tông Dendreae, phân họ Orchidoideae.

Theo tài liệu về thực vật học ở Đông Dương, từ năm 1932, Henri Lecompte nhận định chi này có 120 loài. Gần đây, vào năm 1978 Jean Carmard đã sắp xếp lại và xác định là có khoảng 60 loài. Những nhà phân loại học của Việt Nam như Phạm Hoàng Hộ, Võ Văn Chi… đã giới thiệu ở nước ta có khoảng 12 loài. Các loài thuộc chi Cymbidium chủ yếu phân bố ở châu Á, từ dãy Hymalaya đến Nam Trung Quốc (Vân Nam) bao gồm các nước Đông Dương, Thái Lan, Miến Điện,… cùng một số loài phân bố ở các châu lục khác.

Các loài trong chi này phần lớn sống ở các vùng rừng núi cao, nhiệt độ khô và lạnh, một số loài khác chịu được điều kiện nóng ẩm nơi rừng nhiệt đới.

2. Lịch sử lai tạo giống Địa Lan

Hiện nay số lượng giống lai tự nhiên Địa Lan đã thu thập được rất phong phú. Con lai tự nhiên có thể là kết quả của 2 loài giao phấn với nhau hoặc của các dòng trong cùng loài giao phấn nhờ vào côn trùng. Điều kiện để có thể xảy ra một phép lai trong tự nhiên là cả 2 cá thể phải giống nhau về mùa hoa, cùng khu phân bố và cùng kích cỡ hoa. Điển hình nhất là cây lai Hồng Hoàng, là kết quả lai tự nhiên giữa cây Hồng lan (Cym. insigne) và cây Hoàng lan (Cym. giganteum). Bản thân nhóm Hồng Hoàng đã có rất nhiều dạng khác nhau về màu sắc cánh hoa cùng sắc tố đỏ trên cánh môi. Tuy nhiên, phải đến khi có tác động của bàn tay con người, những phép lai giữa các loài rất cách biệt nhau mới có thể xảy ra. Việc tạo giống Cymbidium phát triển theo tiến trình thu thập giống hoang dại, nhờ vào sự hỗ trợ của những tiến bộ sinh học, đã cho ra những kết quả không ngờ.

Cymbidium iridioides

Cymbidium iridioides (Hồng Hoàng) được lai tạo giữa cây Hồng lan (Cym. insigne) và cây Hoàng lan (Cym. giganteum)

Cym. insigne

Cym. insigne (Hồng lan)

Cym. giganteum (Hoàng lan)

Vào đầu thế kỷ này, một số loại lan rừng đã được thu thập từ các vùng rừng nhiệt đới đem về trồng ở châu Âu. Từ những giống hoang dại đó, đã thực hiện được những phép lai. Mục tiêu của những phép lai này là tạo ra những giống có đặc tính kinh tế và giá trị thẩm mỹ cao như hoa lớn và nhiều, bền, màu sắc sặc sỡ, Đó cũng là ]ý do vì sao Cymbidium không phải là cây nguyên sản ở châu Âu nhưng các giống lai được nuôi trồng để cắt cành tại đây lại có số lượng lớn hơn so với các châu lục khác.

Cây Cymbidium lai đầu tiên là cây Cym. eburnea lowianum (Cym.  eburneum X Cym. lowianum) xuất hiện năm 1889. Trong 20 năm tiếp theo, chỉ xuất hiện thêm được 14 con lai nữa nhưng giá trị của chúng không cao lắm. Trong những năm đầu thế kỷ 20, người ta phát hiện ở Miến Điện và Đông Dương nhiều loài có giá trị, nhất là Cym. parishii, Cym.insigne, Cym.erythrostylum (Bạch hồng) với màu sắc từ trắng đến hồng, chúng đã góp một vai trò quan trọng trong việc hình thành các con lai đẹp sau này.

Cymbidium Eburneo-Lowianum

Cym. Eburneo-Lowianum (Cym.  eburneum X Cym. lowianum)

Cymbidium eburneum

Cym. eburneum (Bạch lan)

Cymbidium lowianum

Cymbidium lowianum (ảnh: Orchidboard.com)

Cym. parishii

Cym. parishii

Cymbidium insigne

Cym. insigne (Hồng lan)

Cym. erythrostylum

Cym. erythrostylum (Bạch hồng)

Cym. hookerianum và Cym. lowianum đã được dùng đế tạo ra những giống hoa màu xanh. Cym. eburneum (Bạch lan) và Cym. insigne (Hồng lan) đã cho ra các giống màu trắng và màu hồng. Cym. traceyanum cho ra các giống màu vàng. Cym. ansonii cho ra những
giống màu đỏ và màu hồng. Cym. parishii được dùng để tạo ra những giống có cánh môi đỏ thắm như Cymbidium miretta.

Cym. hookerianum

Cym. hookerianum (ảnh: csnjc.com)

Cym. lowianum

Cym. lowianum

Cymbidium tracyanum

Cym. tracyanum

Những công trình lai tạo, chọn giống Cymbidium đáng kể nhất vào đầu thế kỷ này là của H. G. Alexander, đã cho ra đời cây lai Cym. alexanderi Westonbirt (Cym. eburneo-lowianum X Cym. insigne). Cây này cho tới nay vẫn giữ một vị trí quan trọng trong việc tạo ra các giống mới có màu trắng, hồng, xanh, vàng, đặc biệt là những giống ra hoa vào mùa thu và mùa đông. Cùng thời gian này, còn có cây lai Cym. pauweisii (Cym. insigne X Cym. lowianum), lá cây đầu dòng để tạo ra những giống có phát hoa lớn và sức phát triển mạnh như Cym. babylon (Cym. Olympus X Cym. pauwelsii). Đến lượt mình, Cym. babylon lại là cây đầu dòng thông dụng để tạo ra những giống mới có màu sắc rực rỡ.

Cymbidium Alexanderi Westonbirt

Cymbidium Alexanderi Westonbirt (Cym. eburneo-lowianum x Cym. insigne)

Cym. pauweisii

Cym. pauweisii (Cym. insigne x Cym. lowianum) (ảnh: orquideas-almeida)

Cymbidium babylon

Cym. babylon (Cym. Olympus x Cym. pauwelsii)

Những năm gần đây phổ biến khuynh hướng tạo ra những giống Cymbidium với màu sắc tinh khiết, không có sắc tố đỏ trên cả cánh môi. Do vậy, sẽ có những giống chỉ mang màu vàng, xanh hoặc trắng. Phương pháp để đạt được kết quả này là lai luân hồi nhiều lần cùng Cym. lowianum var. Concolor (Thanh ngọc). Một hướng lai tạo khác thú vị không kém là tạo ra những giống với nhiều màu sắc rực rỡ phối với nhau: màu hai cánh hoa và cánh môi khác với màu của ba lá đài, hoặc cánh hoa có nhiều màu tạo thành những đốm khảm, về hình dạng hoa thì ngày càng có nhiều giống lai mới có cánh hoa và lá đài tròn, hoa kín tròn. Nhiều hoa trên một cành và độ bền của hoa cắt cành cũng là đặc điểm được quan tâm khi chọn tạo giống.

Một nhóm Cymbidium khác có kích thước thân, lá, hoa nhỏ hơn gọi là Cymbidium miniature, cũng được lai tạo và có một vị trí đáng kể bên cạnh nhóm hoa lớn, bởi chúng thích hợp với điều kiện nhà ở ngày càng chật hẹp hiện nay. Những cây đầu dòng để tạo giống trong nhóm này như Cym. devonianum (Gấm ngũ hổ);
Cym. ensifolium (Mặc lan); Cym. pumilum và Cym. tigrinum. Cym. devonianum cho ra những giống có cành hoa buông rủ, màu xanh, vàng hay nâu, cánh môi có bệt màu đỏ đậm; Cym. ensifolium được khai thác ở hai đặc tính di truyền là mùa hoa (cuối hè và thu) và mùi hương. Cym. tigrinum cho ra những con lai nở hoa vào mùa xuân, cây lùn, lá ngắn, giả hành nhỏ, hoa có màu xanh đến vàng. Nhưng nổi bật nhất vẫn là Cym. pumilum cho ra nhiều giống miniature với màu sắc phong phú. Ưu điểm của nhóm hoa nhỏ này là chúng yêu cầu không quá khắt khe về nhiệt độ thấp để phân hóa hoa nên có thể nuôi trồng ở nước ta rộng rãi hơn.

Cymbidium Devonianum

Cym.devonianum (ảnh: idao.plantnet-project)

Cymbidium pumilum

Cymbidium pumilum (ảnh: sdorchids.com)

Cymbidium tigrinum

Cymbidium tigrinum

Giữa các nhóm hoa lớn và hoa nhỏ cũng có những phép lai, tạo ra được những giống Cymbidium kết hợp được đặc điểm của cả 2 nhóm: hoa lớn trung bình, số lượng hoa trên mỗi cánh nhiều, dễ trồng và cho năng suất hoa cao.

Việc lai tạo giống không chỉ dừng lại ở việc thụ phấn, gieo hạt đơn giản mà còn sử dụng cả những kỹ thuật sinh học hiện đại để tạo ra nhiều giống đa bội… Cymbidium cũng là chi đầu tiên của hoa Lan áp dụng thành công phương pháp cấy đỉnh sinh trưởng và nhân giống vô tính hàng loạt trong ống nghiệm để cho ra số lượng cây giống lớn đồng nhất và sạch bệnh trong thời gian tương đối ngắn.

Vì vậy nếu muốn phát triển việc nuôi trồng Cymbidium ở quy mô lớn hoặc tạo ra những giống mới, cần phải có một phòng thí nghiệm với đầy đủ các hóa chất thiết bị nhân cấy cây trong ống nghiệm. Bộ phận này là không thể thiếu được của bất kỳ cở sở trồng lan nào trên thế giới.

Có khoảng 12 loài Địa Lan hoang dại ở Việt Nam, hiện nay đã và đang được nuôi trồng tại Đà Lạt. Bằng việc khảo sát trong tự nhiên, các loài này đều có khu phân những quu luật chi phối đặc trưng, có số lượng cá thể khá lớn. Từng loài có những đặc điểm khác biệt so với loài khác. Một số loài có giá trị nghệ thuật cũng như giá trị kinh tế như: Lô hội, Thanh Lan, Gấm ngũ hổ, Xích ngọc, Bạch Lan, Mạc lan, Bạch hồng, Tử cán, Hoàng Lan, Hồng lan,…

Ngoài ra còn có một số biến chủng sau:

– Đoản kiếm, Đoản kiếm lá nhọn, Trường kiếm, Bích ngọc…

– Bạch lạp, Bạch gấm, Bạch ngọc,…

– Thanh ngọc, Hồng ngọc, Thanh hồng,…

– Đại kiều, Tiểu kiều, Bút tiên, Hắc lan, Hồng tuyến…

– Tím luật, Tím Hùng Vương…

– Hoàng lan như ngọc, Hoàng lan xanh, Hoàng lan vàng…

– Tử vân

– Như ngọc.

 

Còn nữa…

Trả lời

0988110300
chat-active-icon