Kinh nghiệm sử dụng rêu (moss) đối với cây cảnh Bonsai

Kinh nghiệm sử dụng rêu (moss) đối với cây cảnh Bonsai
Đánh giá

Hầu như trong mọi cuộc thi bonsai thì cây đều có rêu. Ngay cả những bonsai mô tả cảnh bão tố tác giả cũng thường dùng rêu 1 bên cuối gió, bên không gió thì rêu bị đánh bong tróc đi để làm nổi bật sức mạnh của gió.

Dùng rêu trong trường hợp nào?

-Đối với người chơi cây không chuyên, việc để rêu thường xuyên trên chậu là hợp lý. Bởi vì ta ngắm cây mỗi ngày, nếu không có rêu thì chán chết. Bạn yên tâm rằng rêu không cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng.

-Đối với nghệ nhân chuyên nghiệp, thường họ không để rêu hay bất kỳ một loại thực vật nào trên bề mặt chậu. Bởi vì rêu tuy không cạnh tranh dinh dưỡng với cây nhưng cản trở quá trình thoát các khí độc thải ra khi cây hô hấp (Cỏ thì khỏi phải bàn rồi, nó cạnh tranh dinh dưỡng, không khí, cản trở việc thoát khí độc. Đương nhiên ta không nên để cỏ trong quá trình nuôi cây.) Ngoài ra, rêu gây khó khăn khi tưới cây, nó khiến cho nước không chạy đều được toàn bộ bầu đất mà thường là chạy ra vành chậu rồi chui xuống đáy. Nghệ nhân họ chỉ đắp rêu lên chậu khoảng chừng 1 tháng trước khi đi thi, cách làm như sau:

Phương pháp cấy rêu

  • Cách 1: Lấy một ít rêu trên bờ tường phơi khô trong nắng nhẹ. Bóp vụn ra rải trên bề mặt chậu. Tưới ẩm đất thường xuyên. Đặt chậu cây nơi nắng nhẹ. Khoảng một tuần sau là rêu phủ xanh chậu cây. Cách này đơn giản dễ làm, tuy nhiên rêu dễ bị trôi đi trong quá trình tưới, đồng thời rêu mọc đều quá nhìn không tự nhiên. Bạn có thể khắc phục bằng cách đặt sỏi lên bề mặt chậu, sỏi giúp mặt chậu được mát và làm rêu mấp mô tự nhiên hơn.
  • Cách 2: Cũng lấy rêu phơi khô, bóp vụn. Nấu nước cháo loãng để nguội rồi pha rêu vào. Dùng hỗn hợp đó tưới lên khắp bề mặt chậu. Phương pháp này giống phương pháp đầu tiên, tuy nhiên rêu mọc nhanh hơn. Nhược điểm là nước cháo có thể sinh nấm mốc và rêu tạo bằng cách này không bền.
  • Cách 3: Nuôi rêu như cách 1, tuy nhiên nuôi bên ngoài chậu rồi sau đó bóc từng mảng rêu đắp lên chậu cây. Đây là cách mà những nghệ nhân chuyên nghiệp thường làm. Bởi rêu sẽ thành từng khóm nhìn đẹp hơn, đồng thời có những khe hở để đất trồng có thể trao đổi khí với bên ngoài.

Một số loài rêu

Bạn hãy tập cho mình thói quen sưu tầm rêu, phơi khô và dự trữ chúng trong một cái hộp kín. Khi cần dùng chỉ cần tưới nước vào là chúng sẽ tươi lại ngay.

Rêu nhung: Loại này phổ biến nhất, mọc trên khắp các bờ tường, đặc biệt có rất nhiều trong các vườn trồng lan. Nếu rêu này mọc khoảng 4-5 năm sẽ ngắn và ngả màu vàng xanh, nhìn như nắng hoàng hôn.

Rêu bèo (bèo cám mọc ở ao hồ): Loại này yêu cầu độ ẩm cao, có thể thả cả xuống mặt nước. Nếu có ánh nắng gắt rêu này sẽ dần chuyển sang màu đỏ sậm. Loại này chết sẽ không hồi sinh được như rêu nhung và rêu nhăn.

Cách tạo rêu bèo như sau:  Bạn lấy rễ lục bình, trải thành 1 miếng mỏng vừa bằng cái đĩa,đổ nước vào cho rễ lục bình vừa nổi lên bằng miệng đĩa, sau đó rải bèo cám lên, khi vừa mới rải thì bèo sẽ nằm ngổn ngang vì rễ bèo bị lục bình cản, cứ để như vậy, ngày hôm sau thì rễ bèo sẽ tự chui qua lục bình và nằm theo mặt phẳng của nước,chỉ độ 2 ngày là bèo sẽ sinh sản ra kín mặt đĩa, bạn cứ nuôi như vậy cho đến khi cần làm rêu trên mặt chậu bonsai; lúc này ta hãy gạn hết nước ra và có 1 tấm bèo mịn như rêu, cắt tấm bèo trên phủ lên mặt chậu rồi tưới nước, bạn sẽ 1 lớp rêu đẹp.

Rêu nhăn: Giống rêu này sống khỏe, mọc nhanh. Dù bị chết khô vài tháng chỉ cần tưới nước lại mọc lại xanh um ngay. Đây là loại phù hợp với bonsai chơi trên sân thượng. Nếu trồng lâu năm trong chậu rêu này cũng biến đổi thành rêu nhung, tuy nhiên chúng sống khỏe hơn.

Tổng hợp từ forum.caycanhvietnam.com

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon