Một số cổ thụ, gió mưa tắm gội sau thời gian đài, rễ nó phơi trần, dáng dấp kỳ lạ, có cây rễ như móng chim ưng, kền kền, có cây như rồng nằm uốn khúc. Trong tạo hình chậu cảnh, ta có thể thấy rễ biểu hiện nét cứng cáp đó, đây gọi là chậu cảnh vươn rễ. Loại Kim Đàn Tử, Kim Tước, Tử Đằng, Phù Phương Đằng, cây Đa, Phong Tam Giác, Lục Nguyệt Tuyết.. đều dễ vươn rễ, có cây rễ mềm, còn có
thể quấn bó vòng quanh.
Chế tác chậu cảnh kiểu vươn rễ là đem rễ vươn lên như treo như dựng. Tùy giống cây tạo hình, ta có thể sử đụng cách khác nhau. Thường thì thấy tưới nước rửa đất bám rễ, khiến rễ lộ trần. Khi đưa lên
chậu, có ý trồng rể chờm lên dùng bao bó lại, rải lấp xuống đất. Khi cây sống mạnh, gỡ bỏ bao bọc, ta có rễ treo. Cây đào ngoài đồng, rễ thường bị ngắn, mà lại xòe bằng, đem về nuôi rễ, chụm dài vươn cao, thành kiểu vươn rễ.
CHẾ TÁC CHẬU CẢNH NÂNG RỂ
Tìm cây Kim Ngân Hoa, bộ rễ phát triển, chế tác cảnh kiểu nâng rễ là thích hợp nhất. Cây già đào ngoài đồng về tạo dáng dễ thành công, ta cũng có thể cắm xuống đất, đè cành hoặc gieo trồng trong vườn, để sau làm chậu cảnh.
- 1. Đầu tháng 2, ra đồng đào cây Kim Ngân Hoa, cắt bỏ tất cả cành nhỏ và rễ lông tơ, giữ vài cành chính khá to, sau đó trồng vào chậu đất lớn, nếu bộ rễ nó xoè bằng
ta có thể dùng dây gai bó chụm lại.
- 2. Khi cây sống mạnh, phải kịp thời vặt bỏ mầm, cành mới nảy trên chạc rễ, giúp cành chính sinh trưởng, nhưng cành mới nảy trên thân, không thể quá rậm, quá nhiều. Mùa xuân năm sau, đục vỡ đáy chậu, lồng vào chậu đất lớn hơn, rồi chôn xuống đất, khiến bộ rễ ăn xuống dưới sinh trưởng. Mùa xuân thứ ba, đập nát chậu bên trong xối nước rửa hết đất rễ, cất bỏ rễ nhỏ, nhắm hướng hình, vít bó, tỉa ngắn cành chính, cành nhánh, nhất là cành mới nảy, phải kịp thời cắt bỏ, cho cành còn lại sinh trưởng bình thường. Rễ Kim Ngân Hoa, hay xuyên ra lỗ đáy chậu, luôn xuống đất dưới chậu có thể lấy đó nuôi cành, khỏe rễ, nhưng trước khi đưa lên chậu một năm, phải đem những rễ đó cắt đứt như vậy mới lợi cho cây sống còn.
- Hình cây thành phẩm