Kiểu rừng bụi (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh Nguyễn Thi Hoa - Uông Truyền Long
Đánh giá

Cây Tùng mọc thành bụi trên núi Hoàng sơn, thân già, cành uốn cong, rễ vòng quanh đá, cứng cáp tự nhiên, cây Sam mọc thành bui ở đỉnh Kim trên núi Nga Mi, thân chính nhô cao, ẩn hiện làn mây, cành thưa thăng bằng, khí thế oai nghi, cây tạp mọc thành bụi bên ao Cửu Trại Câu, thân cành to nhỏ, xen nhau xòe ra, cành lá rậm tốt, hoang dã tự nhiên; cây tạp đất gò, dăm ba cây thành rặng, cong thẳng xen nhau, cao thấp đan xen, to nhỏ không đều, cành lá vươn ra tàn cây vòng cung, đầy thú điền viên; cây tạp mọc thành bụi ở cao nguyên Hoàng thổ, cách khoảng thưa thớt, mũ cây như tán, trông thật đáng yêu. Phỏng theo cảnh quan tự nhiên, đưa vào chậu cảnh, hình thành phong cách “rừng bụi”. Nguồn cây chậu cảnh kiểu rừng bụi rất nhiều, có thể gieo giống trong vườn, không kể ngoại hình, lứa tuổi của cây, dù thuận tự nhiên hay trồng trong vườn, đều có thể có tác phẩm đẹp.

Chậu cảnh kiểu rừng bụi, không quá khe khắt, chỉ cần lá nhỏ, sức sống mạnh mẽ chịu được tỉa cắt là được như Lục Nguyệt Tuyết, Cử, Phác, Phong Tam Giác, Trà Phúc Kiến.

Liễu Đỏ Kim Tiền tùng, Nữ Trinh lá nhỏ, Thủy Sam, Tùng Năm Kim, cây Du, Táo Đỏ, Ngân Hạnh… cũng có thể được. Hình thức trồng cây thành kiểu thấu thị, gần lớn xa nhỏ, hoặc kiểu tổ hợp, hai cây thành rặng, hoặc kiểu khối tròn.

Đến khi chế tác, thân chính hơi cao, thân phụ to nhỏ, cao thấp, thưa rậm, có nét biến ảo. Mười cây trở xuống. Cành nó nên thưa, ngắn, giản dị. Cây chính ở trước chỗ cao, cây phụ ở sau chỗ thấp, nếu dùng đất trồng, có đất có đá, tạo thành khe núi, thành kiểu “thủy hạn” (dưới nước trên cạn). Mặt đất, nước, đá, cao thấp, chính phụ phân minh, không chỉ bày đá, có thể trồng cỏ nhỏ hoa đại, cũng có thể điểm đặt nhân vật, trang trí v.v… tô điểm chủ để thành bức tranh đẹp. Dùng chậu tử sa, chậu men cỡ nông, chậu bạch ngọc Hán, đá cẩm thạch, lấy nông làm tốt. Nếu dùng chậu đá, hoặc chậu thạch nhũ lại càng tự nhiên.

Giống cây phối ghép hài hòa thống nhất, biến hóa đa dạng. Trong tình huống thông thường, cùng một giống cây trong một chậu cảnh, lấy cây nào chính, cây nào phụ, đều phải hài hòa, thống nhất thế cây. Cành lá tùy kiểu, thân nắn tạo, hoặc quây tròn, hoặc ngay ngắn, hoặc mảng mây, hoặc tàn rủ xuống, hoặc xòe ra. Cận cảnh thưa rậm, to nhỏ, sai biệt khá lớn, viễn cảnh sai biệt thì tương đối nhỏ.

CHẬU KIỂU RỪNG BỤI

  • 1. Tháng 2 – 3 lựa vài cây Bạch Lạp đã 3 – 4 tuổi, mà cao thấp, to nhỏ có khác, tạo cảnh rừng bụi thân chếch. Đầu tiên đem thân Bạch Lạp, nhất loạt bó thành thân chếch, cất bỏ 1/3 trở xuống, cành bên cạnh thân, tỉa thưa, tỉa ngắn, cành trên và rễ, cành bên lưu lại dùng dây kim loại, buộc bó điều chỉnh, mặt chính thưởng ngoạn, nên nhiều chớ ít. Cây trồng càng nhỏ, về sau càng lợi đưa lên chậu cảnh. Chậu chứa đất nông, cây trồng đều nghiêng bên phải (45 độ), hai năm sau cành nóc tự nhiên hướng lên.Thời kỳ nuôi dưỡng chăm bón phân mỏng, kịp thời vặt mầm, tỉa, ngắt tâm, thông gió, chiếu sáng. 
  • 2. Sau 4 – 5 năm, đưa cây lên chậu, chuẩn bị vật liệu, để đưa lên chậu, như đá điểm xuyết, rêu xanh hoa dại, cỏ dại cỡ nhỏ, đất chậu phân bón.. đá lót ghép bằng.

  • 3. Mùa xuân khi cây nảy cành ta đưa lên chậuu thấy không tưới trong 1 – 2 ngày, chờ khi hong khô, lấy cây tỉa sơ, lưu giữ rễ dài, sau đó ướm thử phạm vì trồng cây, mặt chậu chừa rộng chính cảnh hơi cao, thân cành cũng vậy, hậu cảnh hơi thấp, tăng mạnh biểu hiện, hiệu quả thấu thị
    của chính cảnh. Đem đá gần xi, khe hở gắn đá phải lấp kín. Chú ý, nước trong ao không quá mặt đất, loại vân, sắc đá phái hài hòa, đá lớn đặt trước, hoặc nhìn thấy ngay, nhỏ ở phía sau, góc dốc ra vào, không theo quy tắc; cây là vai chính, đá là vai phụ, đợi xi măng khô, chính thức trồng cây trước ao phủ một lớp đất trồng theo sơ để, trước chủ sau thứ, cây không song song, sửa thuận bộ rễ, rễ đài xòe quanh, để cây sống mạnh. Bồi đất dinh dưỡng không làm hại rễ khi nện chặt đất. Phủ lên rêu xanh, điểm cây cỡ nhỏ. Màu sắc tươi thắm, có tác dụng “vẽ rồng điểm nhãn” ở nơi chủ yếu, không lớn không nhiều. Trồng xong đặt ở chỗ râm mát, khi cây đâm lá, tưới tắm bình thường. Chậu cảnh rừng bụi, như kiểu trồng rậm, cây nhiều chậu nông, đất ít, phải chăm sóc kỹ, phòng rét lạnh, phòng nắng xối, phun nước mặt lá, bón phân ngoài rễ, kịp thời vặt mầm, ngắt tâm tỉa cắt, duy trì dáng đẹp mỗi cây đều có thế hấp thụ đẩy đủ không khí trong lành, hưởng thụ ánh sáng, tươi mát quanh năm.

Menu sách

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon