Kiểu nhiều thân (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh Nguyễn Thi Hoa - Uông Truyền Long
Đánh giá

Cây trong thiên nhiên, trừ một hai thần, còn có dạng mọc thành bụi, nhiều thân nhiều ngón như đại gia
đình, có già, có trẻ, thêm trẻ sơ sinh, so le cao thấp, cảnh quan sum họp không khí sôi nổi “tam đại đồng đường”. Chậu cảnh tạo hình, cây mọc thành bụi, gọi là chậu cảnh kiểu nhiều thân.

Chế tác kiểu này chú ý xem xét cao thấp, to nhỏ, thưa rậm. Nếu thân cây ít, lấy số bạn ưa, cành ít chớ nhiều, lấy trên bỏ dưới, gốc lộ rõ ràng. Táo Đỏ, cây Phác, Thủy Lạp, Tước Mai, Câu Đối, Lục Nguyệt Tuyết.. mọc ở núi rừng, có bụi nhiều thân, có thế chọn làm cây kiểu nhiều thân.

I. CHẾ TÁC CHẬU CẢNH KIỂU NHIỀU THÂN

Tháng 2 – 3, đào cụm cây Phác, mọc thành nhiều thân, xem dáng tự nhiên, đặc điểm tạo hình lá khá lớn, và cũng mọc nhanh, khi cắt xén cành, cố tỉa ngắn bớt, thưa lá một chút, cắt cảnh là chính, vin bó là phụ. Khi cây mới trồng, cành ra mùa thu, đông lạnh dễ teo. Nếu giữa thu tỉa cất, cành mới càng dễ bị cóng, cho nên tỉa nhiều vào tháng 2 đầu xuân. Khi cành ra lá, bớt tưới ngắt lá khiến lá nhỏ dần.

1. Cây phác cả cụm đào ở núi rừng, tạo hình thân chính chú ý cây to cao, các thân phụ, to nhỏ không đều, cao thấp chênh nhau. Lựa lấy mặt chính, tránh miệng cưa. Rễ cưa bằng để tiện đưa lên chậu.

  • 2. Ban đầu trồng xuống đất, cũng có thể dùng gạch quây máng, trồng nửa vầng rễ trên đắp dưới ụ đất, tiện cho lộ rễ và thoát nước, khi trồng xong thân chính ra mặt trước.
  • 3. Sau mùa mưa dầm, định vị thân cành, mỗi thân một cành, tán trên độ cao cành lưu mỗi thân đan xen trật tự.  Sau 3 – 4 năm, to nhỏ thích hợp, có thể tỉa ngắn. Phương hướng thân cành khác nhau cần sự điều chỉnh, không gian thân cành, lần đầu tỉa ngắn, nảy thêm cành mới, to nhỏ thích hợp, tỉa ngắn lần hai, xén đi xen lại, trước thu xén dưới là vừa. Tỉa cành dài ngắn có sự phân biệt, rất kỵ đối xứng, song song đều nhau, trải que tỉa cất vài năm thành kiểu. Nhờ trồng xuống đất bộ rễ khá dài, trước năm lên chậu đào lên, tỉa cắt, nếu có trở ngại, lại trồng một năm, nuôi dưỡng rễ mới, mùa xuân năm sau đưa hẳn lên chậu, không xén rễ nhiều, sinh trưởng bình thường.

  • 4. Hình cây thành phẩm

II. CHẬU CẢNH KIỂU NHIỀU THÂN (tiếp theo)

Nữ Trinh Lá Nhỏ có thể gieo giống trong chậu cảnh, có thể tháp cắm. Bởi lá nó nhỏ, hợp với chậu cảnh nhiều thân,

  • 1. Mùa xuân, chọn mầm nữ trinh lá nhỏ cỡ từ 5 – 8 tuổi đào lên rửa rễ, cắt rễ cố định, rễ lông tơ, rễ quá dài, đem thân chính cắt đài từ 10 – 15 cm.

  • 2. Khi trồng, sửa bộ rễ xòe như bàn tay, hai rễ gần nhau hoặc song song, có thể nhét ván giữa hai rễ, tách hai rễ ra, dưới rễ đệm gạch, trên phủ lớp đất. Làm rễ xoè ra bằng phẳng. Trong 1 – 2 năm, bón phân tưới nước, không tỉa cắt, cho cây tăng trưởng. .

  • 3. Mùa xuân thứ ba, đào cây lên, rửa sạch đất, tỉa các bộ rễ, định vị cành lưu, cắt bỏ cành thừa, tùy trồng đất hoặc chậu. Cành nảy cùng thời có thể tỉa cắt để cành sinh trưởng, hạn chế tàn cây khiến thân và tàn cây kéo lại khoảng cách. Với cành lưu giữ một nửa hóa gỗ, dùng dây kim loại vít bỏ uốn cong, xác định thân chính. Mỗi cành trưởng thành, vít bó định vị, tỉa ngắn tàn cây. Khi dây kim loại sắp lún vào thân cành, phải tháo gỡ ngay. Trước nuôi thân, sau nuôi cành; trước tạo thân, sau tạo cành; trước vít bó, sau tỉa cắt. Phương pháp tạo hình, giống như cách làm cây
    Phác. Khi cây thành kiểu, trồng chậu đá nông.

Menu sách

Trả lời

0988110300
chat-active-icon