Kiểu kề nước (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Kiểu kề nước (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)
Đánh giá

Rừng cây ven hồ, mọc bên bờ nước ngoài bìa rừng sưởi ánh thái đương, hút nhựa nuôi thân, tàn che bóng nước, rễ tìm độ ẩm, gốc cây nằm đây, thân cành ngả bóng soi mặt hồ nước, cúi xuống, ngóng lên, cảnh quan tuyệt vời đem vào chậu cảnh, hình thành phong cách chậu cảnh kiểu kế hồ nước đặc sắc.

Từ góc độ đẹp mô hình kề nước, giữa kiểu thân nằm và kiểu vách dựng, gốc thân nằm chệch về một phía, thân rễ ngả rõ. Thân cây kiểu vách dựng vượt chậu rủ xuống, vách dựng sừng sững. Thân cây kề nước vươn lên chếch về một phía, cành dài gần nước, tàn cây xoè ra, cành theo thân chính nghiêng chếch một bên.

Chậu cảnh kề nước sinh động tự nhiên. Loại cây Tùng và cây tạp, đều có thế làm cây cảnh kiểu này. Cây đào ngoài đồng chọn ra tư thế vốn có của nó. Gieo trồng trong vườn, chọn cây lá nhỏ, sức sống mạnh mẽ, chịu được tỉa cắt để tạo hình.

I. CHẾ TÁC CHẬU CẢNH KIỂU KỂ NƯỚC

Loài Phù Phương Đằng, thường xanh, thuộc nhóm dây leo, bò lan hoặc vin bám thân cây sinh trưởng, thân già dễ mục, cho nên khi chăm sóc buông cho lá sinh vừa độ ẩm, tăng độ chiếu sáng, chú ý vệ sinh mặt chậu. Nếu phát hiện có phần hư mục nào, dùng dao tam giác gọt bỏ và chống mục, cố sức bảo trì thân cây, không ẩm quá, được khô càng hay.

  • 1. Giống Phù Phương Đằng,  bám vách đá mà sống, gồm bên khe nhỏ, đầm ao, tìm được gỡ ra, tỉa cắt bộ rễ, bỏ rễ hút khí. Đem trồng mé trái, xoay 90 độ, cho nó kề nước, cắt cành bên phải, các thân cành khác chia ra tỉa thưa, tỉa ngắn, tỉa thêm bộ rễ, cắt rễ nhô cao ăn về bên phải, giữ lại hoặc bỏ bớt tùy hình dạng cây.

  • 2. Dùng bồn chậu đất lớn hoặc có thể trồng cây xuống đất, khi trồng dùng vải nhựa bọc, vùi lấp gốc. Khi cây sống mạnh, tháo bọc lộ rễ, cành đã cắt ngắn thường nảy từ 3 – 5 mầm, khi mầm ra từ 4 – 5 lá, tuỳ ý giữ lại 1 – 2 cành, cho nó sinh trưởng, cắt bỏ cành  thừa. Cành nào giữ lại, nuôi dưỡng vừa tầm, ở chủ đốt 1 – 2 cắt bỏ đầu ngọn, cành mới lại ra, chỉ giữ 2 cành, một dài một ngắn. Khi tỉa lần nữa, cành nghiêng bên trái lưu 2 đốt mầm, còn cành kia, giữ lại 1 đốt mầm, thế là hai cành một dài một ngắn. Nếu cành lạc hướng có thể uốn kéo, hoặc vít bó điều chỉnh.

  • 3. Lúc cây thành kiểu, mùa xuân khi mới nảy mầm, ta đưa lên chậu, chú ý rễ Phù Phương Đằng đặc biệt phát triển trong 1 – 2 ngày không tưới nước, hãy lấy ra khỏi chậu, vì rễ cây rậm, không dễ tỉa cắt, cần rửa hết đất, xén râu rễ vành ngoài. Phù phương đằng lá lục thâm đen, hợp với chậu tử sa vuông cao một chút. Đưa vào chậu trong 1 – 2 tháng để chỗ râm mát tránh gió và ẩm thấp. Cây này ưa phân, không chịu được khô, lúc cành đâm lá giảm bớt tưới tắm, để nơi thông gió, đủ ánh sáng, lá sẽ nhỏ, đốt sẽ ngắn, mùa hạ tưới nước vừa đủ. Trừ mùa mưa dầm, cứ cách một tuần bón lớp phân mỏng, có thể nuôi cành lá tươi tốt.

II. CHẾ TÁC CHẬU CẢNH KIỂU Kề NƯỚC (tiếp theo)

Táo đỏ (hỏa táo) là cây nước thường xanh, có giống lá rộng, lá hẹp, lá hẹp làm cảnh lý tưởng hơn, bất luận là chậu cảnh thân đơn, hai thân hay là kiểu rừng bụi, đều có thể chế tác tác. Tháng 5 cây nở rộ hoa màu lục nhạt. Đầu đông thành quá đả, nặng trĩu đầu cành, đầu hạ năm sau,  tuy chưa rụng, nhưng thân của nó dễ bị sâu mọt mà sớm tàn, ta cần phòng ngừa, chữa trị kịp thời. Đang kỳ ra hoa,  tưới nước giới hạn, lại ít bón phân, đặt nơi thông gió, có ánh sáng, ngày thường có thể bón bằng bột xương , phân bánh ka li, đạm cao v.v… để tăng kết quả, táo đỏ cành ngắn ra mùa xuân năm nay, nở hoa kết quả năm sâu, chỉ nên tỉa ngắn, cành đến mùa thu có thể cắt bỏ. Nếu năm sau cần trưng bày hoa quả thì năm nay sớm ngắt bỏ mầm để nâng cao kết quả năm sau.

  • 1. Tháng 2 – 3, lựa cây táo đỏ đã sinh 3 – 4 năm, cắt cành thân chính, lưu một cành bên, cắt bỏ rễ phải, ngọn rễ bên trái lưu dài một chút , giữa cụm rễ, đệm một bó cọ, dùng dây dễ mục buộc tụm rễ lại, đầu kia móc lên thân trên thành hình cánh cung.

  • 2. Dùng chậu đất lớn, trồng cây nghiêng vẻ bên trái 45°, mùa xuân mùa mưa dầm cho nó sinh trưởng, không gò  bó, sau mùa mưa dầm tùy ý tạo hình, cắt bỏ cành thừa, bỏ tất cả cành lưu lại, nghiêng về bên trái để xác định rõ thân chính, cành chánh. Từ đó trở đi, chăm tỉa, rút ngắn, điều chỉnh tán cây, nhắm dạng mũ cây , cành nào lệch lạc, ta có thể uốn kéo điều chỉnh vào hình dạng chế tác, xác lập hình thức mũ cây.

  • 3. Sau từ 3 – 5 năm thành kiểu, mùa xuân đưa cây lên chậu, chậu cao vừa tầm, lấy sắc nhạt làm chủ, nhự trắng sáng lam ngà đều được nhằm làm nổi tươi thắm của hoa quả. Khi quả chín rộ, có thể ngắt bớt lá, tăng thú thưởng ngoạn cây quả…

Menu sách

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon