Cành liễu rủ mềm, tháng hai thướt tha, gió nhẹ lá lướt như ngoài thiên nhiên. Chậu cảnh cảnh rủ với kiểu cành rủ, lá nhỏ, cành mềm như liễu đỏ, Lục Nguyệt Tuyết, …
Chế tác chậu cảnh kiểu cành rủ, cành thân cân đối, cành nhỏ mà dài, hướng rủ điều hòa, tự nhiên đẹp mắt. Cành dài rủ xuống theo gió phất phơ tàn thân chính hơi cao, bát chậu chọn nông biểu hiện cành rủ yếu điệu.
I. CHẬU CẢNH LIỄU ĐỒ
Liễu Đỏ có tên cây Liễu Quan Âm, Liễu Tam Xuân, theo mùa lá rụng, cành mềm nhỏ dài, cây lý tưởng nhất chế tác cành rủ. Nguồn cây ngoài đồng có thể tháp ghép. Nhưng tuổi thọ ngắn, cành dễ teo lại, hơi khó tạo hình.
- 1. Đầu xuân ra đồng, đào cây liều đỏ, xác lập hình thức nhắm hướng thưởng ngoạn, cắt bỏ thân cành dư, sửa mực cân bằng. Gọt vỏ phần mục của thân cây già, đem trồng thân chếch về hướng bên phải để tăng thế động, khi cành mới nảy hết sức thịnh vượng, chứng tỏ hệ rễ đã hồi phục hẳn. Lúc đó thân cành khác cắt bỏ. Tình huống thông thường, tàn của thân cũ, cần dưỡng cành mới, khiến cây tự nhiên, to nhỏ thích hợp. Mùa xuân các cành thân chính, nảy rất nhiều mầm. Mỗi cành thân chính, lựa 3 – 5 mầm, phương hướng khác nhau, còn lại vặt bỏ, dưỡng cảnh bên cạnh tương đối bình ổn.
- 2. Khi cành bên cạnh, một nửa hóa gỗ, cắt bỏ cành mạnh, vì uốn khó rủ, gợi cho cành yếu sinh trưởng bảo lưu cành mạnh nhỏ nhắn mà dài; khi cành mọc lá tự nhiên rủ xuống. Tất cả cành rủ mới đầu dương lên, sau lại rủ xuống, tự nhiên sinh động, cành nào lệch hướng, dùng đây vít kéo điều chỉnh, phương hướng trên cành có thể dùng dây kim loại buộc. Đầu thu thêm phân, tưới nước, đưỡng cành thêm to, chống sự rét lạnh, sống qua mùa đông.
- 3. Khi cây thành kiểu, chọn chậu nông trồng. Nếu như nuôi trồng 4 – 7 cây liễu đỏ, to nhỏ không đều, cao thấp khác nhau, mặt chậu điểm xuyết, tảng đá hoa, bố trị mặt nước, sẽ càng tăng thêm tình thơ ý họa.
II. CHẬU CẢNH KIỂU CÀNH RỦ
Loại cây Lục Nguyệt Tuyết có hoa đơn, mép kim… có thể làm cây tháp cắm. Đặc biệt thích hợp chế tác chậu cảnh vách dựng cỡ nhỏ, tương đối thích hợp chế tác cành rủ.
- 1. Vào xuân lựa chọn Lục Nguyệt Tuyết đã 4 – 5 tuổi hoặc 2 – 3 năm, mỗi thứ một cây, to nhỏ, cao thấp khác nhau, đào lên rửa sạch, cất bỏ rễ dài không cần thiết, bộ rễ bằng phằng. Đem rễ chỗ hợp của hai cây, cắt bỏ cho gọn dính sát với nhau, cây nhỏ hơi ngả đằng sau một chút rồi nện chắc lại, trống vào chậu lớn thân nghiêng bên trái tạo dáng cành rủ.
- 2. Khi sống được, kịp thời vặt bỏ mầm nảy vùng rễ, để thúc sức sống của cành trên thân, khi cành nóc dài cỡ 15 – 20 cm, dùng dây kim loại bó buộc cành rủ, từ trên xuống dưới, tự nhiên rủ xuống, phơ phất bên phải, đường nét linh động. Sau khi vít bỏ, cây càng nảy lá ảnh hưởng sức sống của cành vít bó, kịp thời vặt bỏ. Một năm sau đó, tháo đây vít bó, cành nào lạc hướng có thể kéo dây buộc vật treo rủ điều chỉnh. Kịp thời vặt mầm, bón phân, tỉa cắt.
- 3. Đến khi thành dạng, mùa xuân đưa lên châu, tùy cây lớn nhỏ, chọn chậu Bạch Ngọc Hán, hoặc chậu Cẩm Thạch nông. Mặt chậu vẽ đường khuôn dáng, phạm vi cây trồng, mặt nước lưu lại, không dưới 1/3 điện tích, đường bờ nước hiện hình uốn lượn theo dáng lựachọn, “tảng đá ván rùa” lớn nhỏ, cao thấp, thử xếp đặt vào, dựa theo hướng chạy của đường vân trên đá, gắn xi kết đá với nhau trên chậu, không chừa kẽ hở. Mặt nước chia đất, không thấm sang nhau. Để đá khô hẳn, đáy chậu cây trống viên lớp đất to, lại đổ đất nhỏ, lấy lục nguyệt tuyết từ trong chậu ra, rũ bỏ đất rễ, tia ngắn vùng rễ, trồng nơi đã định, thêm đất dinh dưỡng, rễ cần nên chắc, điểm trồng cỏ nhỏ hoa dại rải rác, sau đó phủ rêu, dùng bản chải lông quét sạch bụi, sau khi hoàn tất, kéo nước phun rấy, chống nước lọt vào, đặt chỗ râm mát, đợi khi lá mới hoàn toàn mọc ra, chăm sóc bình thường. Chậu nông đất ít, mùa hạ che bóng, mùa đông phòng lạnh, bồi đấp phân bón
nuôi cây sinh trưởng.