Hướng dẫn chiết cành cây Lộc Vừng (Barringtonia acutangula)

Hướng dẫn chiết cành cây lộc vừng – how to grow Barringtonia acutangula
Đánh giá

Lộc vừng (itchytree) là cây biểu tượng cho sự thịnh vượng, bình an, rất thích hợp làm cây phong thủy, quà tặng cho các dịp tân gia, khai trương, khánh thành. Lộc vừng (Barringtonia acutangula) thấp có thể lên chậu tạo dáng bonsai, làm cây cảnh trang trí văn phòng.

Lộc vừng (itchytree) có thể trồng bằng hạt và bằng phương pháp chiết vào mùa mưa nhiều hoặc giâm vào mùa hanh lạnh, chồi ẩn chưa hoạt động. Song chiết cành vẫn là phương pháp phổ biến vì dễ thành công hơn.

Đặc tính

Lộc vừng (Barringtonia acutangula) là cây thân gỗ, khi lớn lên trong môi trường tự nhiên có thân rất cao lên tới 20 mét. Thân già sần sùi, vỏ màu nâu xám hoặc xám. Tán lá thường rộng, nhiều nhánh. Lá Lộc Vừng (itchytree) là lá đơn, thuôn tròn hoặc bầu dục, to, cuống ngắn, có màu xanh mướt, khi lá già chuyển sang màu đỏ.

Hoa Lộc Vừng ( mango-pine) đẹp, thường mọc thành chùm, dài thường rủ xuống. Hoa Lộc Vừng (Barringtonia acutangula) nhỏ, có mùi thơm đặc trưng, khi nở hoa, cây Lộc Vừng (itchytree) có hình đáng đẹp, nổi bật, hương hoa Lan tỏa.

Cây Lộc Vừng (Barringtonia acutangula) là cây ưa nước, dễ trồng và chăm sóc, thường có thể trồng trong vườn, trước cửa nhà, nơi công cộng, khu đô thị,…để lấy bóng mát, tạo cảnh quan xanh, trang trí.

Cây Lộc Vừng (freshwater mangrove) có bộ rễ bán thủy sinh, có khả năng phát triển tốt ở nơi nước lợ, có nồng độ muối biển dưới 3 phần nghìn.

Chuẩn bị dụng cụ chiết cành

Dụng cụ để chiết cây Lộc Vừng gồm:

  • Dao chiết cây
  • Kéo khoanh vỏ chiết cành
  • Đất bó bầu
  • Túi vải hoặc nilon
  • Kéo cắt cành, cưa.

Những lưu ý khi chiết cây Lộc Vừng

Buộc bầu thông thoáng và có khả năng giữ nước tốt, hỗ trợ việc đọng sương đêm hoặc tưới nước bổ sung, tưới kích thích rễ để phát triển thành cây hoàn chỉnh.

Trường hợp bầu chiết hay cành chiết quá nặng có khả năng gãy cần gia cố vào các cành gần đó. Sau khoảng 2 tháng thấy rễ non lan ra ngoài thì tiến hành bó lại bầu chiết cho chắc chắn, bổ sung kích thích rễ phát triển.

Để cành chiết phát triển tốt hơn, nên tỉa bớt cành nhỏ, các cành che khuất ánh sáng quanh cành chiết. Việc này giúp dồn nhựa sống nuôi cành cũng như loại bỏ nơi ẩn nấp của sâu bệnh.

Thời điểm chiết cành

Chiết cành tốt nhất vào thời điểm cuối hạ đầu thu khi những cành Lộc Vừng đang trong thời gian phát triển tốt nhất.

Các bước chiết cây Lộc Vừng

Nên chọn những cành lộ sáng ở giữa thân (có tuổi sinh lý trung bình) vỏ dầy, đang phát triển tốt, không có sâu bệnh.

Ta tiến hành theo các bước

  • Khoanh và bóc vỏ cần chú ý đến độ dài vỏ và đường kính của cành chiết để tránh cành chiết tự liền sẹo.
  • Cạo sạch phần vừa khoanh vỏ.
  • Bọc tại điểm khoanh cắt cành bằng giá thể tơi xốp những không quá rời rạc.
  • Bọc lại  bằng giấy nilon trong suốt để dễ kiểm tra.

Cắt cành chiết

Sau khoảng hai tháng thấy rễ non chuyển sang màu ngà thì tiến hành cắt cành chiết đưa vào vườn ươm.

Hạ bầu chiết

Cần tỉa bớt những lá ở cành chiết trước khi trồng xuống đất, nên trồng cách nhau khoảng 20cm để cây non phát triển tốt nhất.

Không nên trồng quá dày sẽ khiến cành chiết Lộc Vừng kém phát triển, khi đào lên trồng lại sẽ rất khó. Sau khi xé bỏ lớp nilon, tưới đẫm nước để làm chặt đất, nên trồng trong nhà lười để che bớt ánh sáng, hàng ngày tưới 2 lần như trên.

Sau khoảng 20 ngày, có thể bỏ bớt mái che khi thấy cây bắt đầu nảy chồi. Sau một tháng có thể chăm sóc như bình thường. Sau hai tháng có thể đánh cây đi trồng lên chậu.

Những sai lầm khi chiết cành

  • Chọn sai thời điểm kích thích ra hoa
  • Thiếu ánh sáng, bị che bóng
  • Kĩ thuật bóc vỏ tách vỏ chưa đúng khiến sẹo liền lại.
  • Lúc trồng cây xuống đất khiến dễ dập dây thối rễ.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon