Chắc hẳn rất nhiều anh chị em đang sở hữu cây Đa Búp Bỏ hoặc cây Đa Búp Đỏ Cẩm Thạch (Sô Cô La hoặc Xanh). Đôi khi cây do thiếu sáng hoặc thừa chất mà mọc cao ngổng lên phá mất dáng lùn lùn xinh xinh kute. Vậy tại sao mình không mạnh dạn cắt ngọn để giữ dáng cho cây đồng thời tận dụng cái phần ngọn đó nhân thành một cây Đa Cẩm Thạch (Ficus Elastica ‘Tineke’) mini nữa nhỉ?
Có nhiều kỹ thuật để làm được việc này, nhưng tựu chung là có 3 cách:
- An toàn nhất là cắt một khoanh lớp vỏ và bọc giá thể để phần bị cắt này ra rễ. Sau đó mới cắt đoạn ngọn có rễ đem ra trồng thành cây độc lập (Đây là kỹ thuật air-layering – Chiết cành).
- Cách 2 là dành cho người lười, cắt ngọn rồi cắm luôn ngọn xuống đất. Đỡ mất công nhiều nhưng cành hay bị thối và chết.
- Cách 3 cân bằng giữa cách 1 và 2, cắt ngọn ra bằng dao kéo vô trùng rồi cắm vào nước để cho cành cuttings bật rễ.
Hôm nay em xin chia sẻ bằng hình ảnh cách số 3 để anh chị em dễ hình dung ạ. Chùm ảnh em xin phép sử dụng của chuyên gia cây Houseplant người Canada Cori Sears.
Vốn là một cây bản địa của các vùng nhiệt đới Đông Nam Á, Đa Búp Đỏ (Ficus Elastica) có thể dễ dàng được nhân giống bằng cách giâm cành (cuttings) hoặc chiết cành (air-layering). Vì là cây thuộc chi Sung Ficus nên loài cây này vừa dễ trồng này vừa dễ nhân giống, tỷ lệ thành công cũng rất cao. Tất cả những gì anh chị em cần là một vài công cụ (nhớ là phải vô trùng) và một chút kiên nhẫn!
Em đã thử cách này và tỷ lệ thành công rất cao (80%), còn với cách cắt ngọn ra cắm thẳng xuống đất với 20 ngọn thì tỷ lệ khá thấp (50%), một nửa số ngọn cắm xuống đất ngay bị ủng và thối rồi chết.
Cũng có một số cách nhân giống khác, ví dụ như cắt các đoạn nodes (mấu, mắt) rồi giâm trên giá thể ẩm rồi bọc túi ni lông. Phần node sẽ ra rễ nhanh và tỷ lệ sống cũng rất cao. (Cả nhà tham khảo thêm ở bài Nhân Giống Cây Epipremnum Aureum Snow Queen TẠI ĐÂY ạ)
Em chúc cả nhà có những cây Đa Cẩm Thạch Sô Cô La (Ficus Elastica ‘Tineke’, Rubber Tree Plant) đẹp nhất và hoàn hảo nhất để tiến hành nhân giống ạ! ^^