Hành trình chỉnh sửa cây Shohin Du Tàu (Bonsai Cork bark elm, Ulmus parvifolia Corticosa) – Morten Albek

Hành trình chỉnh sửa cây Shohin Du Tàu (Bonsai Cork bark elm, Ulmus parvifolia Corticosa) – Morten Albek
Đánh giá

Nguồn: shohin-europe.com

Dịch và biên tập: Admin codai.net NVDzung (24/10/2019)

Kiên nhẫn với Bonsai là một chủ đề nổi tiếng. Phát triển một cây Shohin Bonsai trong suốt 14 năm đến khi đạt mục tiêu. Tôi đã luôn phải gỡ bỏ các vỏ cây sù sì của cây Du Tàu Corticosa (Cork bark elm, Ulmus parvifolia Corticosa) này. Chỉ vì cấu trúc vỏ cây này mà tôi đã mua cây nhỏ này năm 2005. Kể từ đó tôi đã cẩn thận để chăm sóc cây.

Ban đầu tôi chỉ muốn tạo ra sự phân nhánh tốt hơn và thêm một đặc điểm thú vị cho cây. Thay đổi từ một cây dạng chổi được sản xuất hàng loạt thành một cây có những đặc điểm riêng.

2005. Hình dáng ban đầu của cây nguyên liệu tôi mua. 

Thay đổi kiểu dáng

Công việc tốn thời gian đầu tiên là làm dày lên một số nhánh thấp. Để thêm vẻ ngoài già nua thì cây cần có các nhánh thấp dày và thon dần về phía ngọn cây. Cũng cần phải làm côn (tapering) mỗi nhánh. Luôn luôn nhớ rằng có một nhánh dày nhất ở gần gốc và rồi từ từ thon dần lên đỉnh. Điều này sẽ giúp cây có một dáng vẻ tự nhiên.

Năm 2006. Một năm sau lần tạo dáng đầu tiên

Sửa lỗi

Ở giai đoạn đầu tiên tôi tạo ra một cây dáng huyền (informal upright). Vào thời điểm đó, một nhánh đầu tiên thấp hơn là chuẩn và là một đặc tính quan trọng của cây.

Sau một thời gia, tôi quyết định thay đổi cây thành tư thế nghiêng nhiều hơn, khiến nó trông thú vị hơn. Giữ nhánh thấp ở tư thế mới đã được chứng tỏ là một sai lầm. Tôi đã rất yêu cái cành đầu tiên đang bị đốn hạ, nó đã được tạo ra từ những giai đoạn đầu tiên của quá trình huấn luyện cây. Tôi luôn thích đặc điểm này của các cây khác. Ở một cây Bách Xù Trung Quốc (Juniperus chinensis) khác tôi đã xử lý, đặc điểm này đã phát huy hiệu quả tối đa.

2010. Sau 5 năm đào tạo, tôi đã phát triển cành thấp bên trái

Lỗi ở cây Du Tàu này đơn giản là nó không phải là một đặc điểm thực tế. Một nhánh thấp bên dưới tán cây sẽ bị che khuất và cuối cùng cũng sẽ chết. Có thể không phải ở một cây Bonsai khi ánh sáng có thể len lỏi vào bên trong, nhưng chúng ta phải ghi nhớ nó đang mô phỏng một cây lớn ngoài thiên nhiên và thường một cành kiểu như vậy hiếm khi sống sót. Do đó, tôi quyết định loại bỏ nó sau rất nhiều cân nhắc.

2018. Ulmus parvifolia `Corticosa` với cành dưới vẫn ở nguyên vị trí

Đạt được một kết quả đơn giản và hài hoà hơn nhiều. Do là cây Shohin Bonsai, do kích thước nhỏ của chúng, nên ta phải luôn luôn trình bày cây theo cách đơn giản và ngụ ý hơn so với thiết kế cây Bonsai lớn hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải giữ trong đầu hình ảnh cây trưởng thành ngoài thiên nhiên khi thiết kế Bonsai.

Bonsai là các kinh nghiệm học hỏi liên tục, và cây phát triển cũng như thay đổi thường xuyên. Chủ yếu là tốt hơn!

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon