Goyomatsu (Thông Trắng Nhật Bản, Japanese white pine) – Trồng cây Bonsai nhỏ, nhấn mạnh đường cong hơn là độ dày

Goyomatsu (Thông Trắng Nhật Bản, Japanese white pine) – Trồng cây Bonsai nhỏ, nhấn mạnh đường cong hơn là độ dày

Nguồn: https://bonsai.shikoku-np.co.jp (01/03/2010)

Dịch và biên tập: Admin codai.net NVDzung (05/11/2019)

Tại vườn Bonsai Kitatani Yojoen bonsai garden tại thị trấn Kinashi, người chủ đời thứ ba, Kazuhiko Kitatani và người chủ đời thứ tư, Ryuchi, đang trồng một số cây Goyomatsu (Japanese White Pine, Thông Trắng Nhật Bản) và Kuromatsu thu thập từ núi và ngoài đảo. Có cây Nishikimatsu (Thông Đen Vỏ dày) đã giành giải tại Triển lãm Taikan-ten Exhibition trước đây tại khu vườn nổi tiếng này.

Cảm nhận về Bonsai trong chậu

“Chủ sở hữu hai thế hệ trước đã tập trung vào Goyomatsu (Thông Trắng Nhật Bản, Japanese White Pine), Kazuhiko chia sẻ. Anh ấy có cảm nhận riêng mình về Bonsai “Bonsai trong cậu mới là Bonsai thực sự”

Mọi người thường nghĩ Bonsai nên to và dày, nhưng chủ sở hữu trước đây coi trọng Bonsai cho dù thân của chúng mỏng nhưng chúng có đường cong đẹp. Chủ sở hữu trước đây có thể nghĩ rằng mọi người đọc “Wabi” và “Sabi” của cây với đường cong và “Kokejun”, có nghĩa là một thân cây hướng về đỉnh.

Nếu bạn trồng Goyomatsu trên cánh đồng một cách tự nhiên, nó sẽ cao hơn 10cm mỗi năm. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn dành 20 năm để trồng, chiều cao của cây sẽ khoảng 2 mét. Kazuhiko chăm sóc cây cối, tỉa ngọn và thay đổi cành mỏng hơn hết lần này đến lần khác. Vì vậy, Goyomatsu được ghép trước thế chiến thứ 2 của người chủ 2 đời trước chỉ cao khoảng 1,2 mét. Nó to hơn cây Bonsai thông thuonwfg nhưng nó có thể trồng trong chậu có đường kính khoảng 76cm.

Goyomatsu (Thông Trắng Nhật Bản, Japanese white pine) – Trồng cây Bonsai nhỏ, nhấn mạnh đường cong hơn là độ dày

Kazuhiko Kitatani với cây Goyomatsu(Japanese white pine) 80 tuổi tại vườn Kitatani Yojoen

 

Tầm quan trọng của ‘Edagime’

Dĩ nhiên cũng rất quan trọng khi phải đi đây thân, nhưng ‘Edagime’ cũng quan trọng với Bonsai. ‘Edagime’ có nghĩa là loại bỏ các cành nhánh mất cân bằng và không cần thiết. Kỹ thuật này đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức lâu dài. Nếu Edagime tốt, nó có thể tạo ra một cây Bonsai đẹp mà không cần đi dây. Ở vườn Kitatani Yojoen Bonsai Garden, có rất nhiều Goyomatsu như vậy.

Hầu hết các Goyomatsu được trồng ở thị trấn Kinashi là Ginyatsu đến từ đảo Miyajima, một loài rất phổ biến vì có ‘Nejikan’ (thân quanh co). Bạn có thể giữ vẻ đẹp bằng cách làm mỏng thân cây dày. Qua nhiều năm, bạn không thể tìm thấy phần ghép và loại Goyomatsu này được coi là loài tốt nhất.

The grafted part of Goyomatsu (Japanese white pine) was hidden through the years.

Phần ghép của Goyomatsu (Japanese white pine) đã bị ẩn đi sau thời gian.

Kazuhiko chia sẻ, “Tôi nghĩ Goyomatsu (Thông Trắng Nhật Bản, Japanese White Pine) trong vườn Bonsai của tôi có lá kim ngắn hơn bình thường. Tôi đoán là do ông cha trước đây đã sử dụng cây ghép phù hợp và cây chưa bao giờ được ghép với các loài cây khác”

Bài của Shigeo Hano

Trả lời

0988110300
chat-active-icon