Góp phần khám phá các loài Lan

Góp phần khám phá các loài Lan
Đánh giá

NHỮNG CÁI MÔI MỀM MẠI

Những bộ phim nói về thiên nhiên rất ít khi nói về các loài cây, trừ nói về động vật, bởi vì cái cây ít khi chuyển động hoặc nói chung, nếu có chuyển động thì cũng sẽ chuyển động rất chậm chạp, tỷ như lá của một loài cây nào đó, chúng cuộn lại vào ban đêm, như là đi ngủ, khi ban ngày trở lại chúng lại mở ra. Nhưng, người ta đã không thấy một thứ cây gọi là Tryffyd, cũng như một vài loài cây khác chúng có khả năng chuyển động nhanh, như những nhà khoa học tưởng tượng đã từng chứng kiến. Bốn giống của họ Pleurothallids có cái môi có thể chuyển động được và chúng bật lên như một cái bẫy để bắt côn trùng xâm nhập vào trụ hoa – đó là Acostaea Schltr. (Luer 1987), Condylago Luer (Christenson 1998; Luer 1987), Jostia Luer (Luer 1987) và Porroglossum Schltr. (Luer 1987). Trong số này thì giống Porroglossum Schltr. là lớn nhất, chúng tôi xin đề cập đến nó trong bài này, dù cho các loài thuộc giống này được trồng khá phổ biến, như là Pleurothallid Alliance và các loài tương tự, song rất ít khi hình hoa của các loài này được xuất hiện trên sách báo.

Những giống tương tự như Porroglossum gồm có Masdevallia và Scaphosepalum ở chỗ ba lá đài cuộn lại với nhau tạo thành một thứ giống cái cốc (ly) ở phần gốc. Lịch sử ghi nhận, thời xưa người ta được biết Porroglossum, trong các ấn phẩm ở viện bảo tàng mà người ta coi chúng như Masdevallia như các ông Kraenzlin và Reichenbach đã đề cập, hoặc như Scaphosepalum như ông Schlechter đề cập. Chỉ mãi đến khi người ta thấy chúng có một điểm quan trọng là cấu trúc của cái môi, ở đó chúng có thể chuyển động được. Từ năm 1987, trong bản chuyên khảo của Luer về giống Porroglossum, cho biết có 25 loài. Các lần bổ sung tiếp theo thì có Porroglossum dactylum Luer và Porroglossum hystrix Luer năm 1988, Porroglossum jesupiae Luer năm 1989, Porroglossum actrix Luer và Ascobar, Porroglossum dreisei Luer và Andreetta, và Poroglossum teretilabia Luer và Teague năm 1991, Porroglossum tokachii Luer năm 1994, Porroglossum josei Luer năm 1995, và Porroglossum tripollex Luer năm 1998, cho đến ngày nay đã có 34 loài Andean được xếp loại từ Venezuela đến Bolivia. Cái tên Porroglossum được phiên dịch thành “cái lưỡi dài” để chỉ đặc điểm phần chân trụ hoa được kéo dài ra (phần mô dầy được phát triển ở phần chân của trụ hoa), đó là đặc trưng của các loài thuộc giống này.


Hình trên: Hoa lan Porroglossum condylosepalum

Tính chất đặc trưng của Porroglossum là cái môi của nó có thể chuyển động được. Môi hoa được gắn liền với chân của trụ hoa. Phần phát triển thêm của chân trụ hoa vượt qua điểm liên kết với môi hoạt động như thể một cái que luôn giữ cho môi ở vị trí đi xuống; sở dĩ môi được giữ ở vị trí đó là vì dưới áp lực đè lên cái que. Chúng tôi cho rằng, một khi có một con trùng nào đó dẫn đến việc làm cho tế bào của chân trụ hoa trương lên, chính điều này đã làm cho môi cuốn lên, nhất thời con côn trùng bị bẫy, và một điều chắc chắn rằng, con côn trùng sẽ tiếp xúc với nhụy hoa. Khi hiện tượng này xảy ra, phần mở rộng của chân trụ hoa trượt hẳn vào phần môi đã cuốn lại, như vậy cái môi lúc này lại không còn ở vị trí dưới nữa mà đã chuyển lên trên, có thể đoán được là con côn trùng đã bị tiêu bởi cái bẫy tạm thời cuộn lại, cho đến khi mọi việc kết thúc. Sau chừng nửa giờ, sự trương phồng không còn nữa, cái môi lại trở về vị trí bên dưới.

Theo quan sát của chúng tôi, cái môi của Porroglossum chuyển động thành hai giai đoạn. Được kích thích, đầu tiên môi sẽ chuyển động một cách chậm chạp, đó một phần hai cái bẫy. Sau đó thì cái môi đột nhiên chuyển động nhanh và đậy lên trên trụ hoa. Bước đi chậm chạp này  làm cho phần mở rộng của trụ hoa bất ngờ trượt vào và che kín phần chân của môi. Việc này hầu như không ảnh hưởng gì mấy đến quá trình thụ phấn. Trong một loài thuộc giống này chúng tôi quan sát thấy cái môi của chúng thường đóng lại vào ban đêm.


Hình trên: Hoa lan Porroglossum josei

Về tính chất thực vật, các loài thuộc Porroglossum khá là giống nhau. Ngoại trừ Porroglossum eduardii (Reichb.f.) Sweet, chúng mọc thành những cụm nhỏ sát nhau, thân rễ của nó phát triển theo một vệt dài, các lá mọc riêng rẽ trên những mắt của thân rễ, với khoảng cách khoảng 4,5 cm. Với đặc tính sinh học này, cũng như sự khác nhau về hình dáng của hoa, đã làm cho ông Luer thiết lập một giống phụ là Eduardia. Mỗi cái lá của giống Porroglossum này đều dầy, có hình ê-lip thuôn, hơi nhọn đầu với cái cuống lá được kéo dài ra, các đường gân trên lá ngược nhau (như Porroglossum rodrigoi), có mụn gần sát nhau (Porroglossum meridionale) hoặc óng ánh nhiều màu (Porroglossum hystrix). Phần vòi hoa của tất cả các loài đều mảnh mai, vòi hoa đứng thẳng hoặc hơi uốn cong, các cuống hoa thì kéo dài ra, hoa mọc chi chít trên vòi hoa, lúc đầu chỉ có một hoa, sau đó chúng cứ ra liên tiếp trong một thời gian dài. Vì vậy chúng ta không nên cắt bỏ vòi hoa cho đến khi chúng chuyển sang màu nâu và héo khô, như vậy chúng ta sẽ có một thời gian khá dài để cây Lan cho ra hoa./.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon