Ý kiến của cá nhân (Dũng Cá Xinh): Mình đã test rất nhiều giá thể khác nhau và ra các kết quả rất khác nhau. Mặc dù đều chung điều kiện môi trường và cùng là các cành giâm (cuttings) tách ra từ một cây mẹ nhưng thí nghiệm mỗi lần lại ra kết quả khá khác nhau. Như vậy với điều kiện môi trường khác nhau và loài cây khác nhau thì biến số càng nhiều. Thí nghiệm bên dưới theo mình chỉ nên tham khảo, không nên coi là tuyệt đối (như trong thí nghiệm thì dùng giá thể Vermiculite đem lại kết quả tốt nhất nhưng ví dụ đối với một số cây thông dụng, mình dùng các loại hỗn hợp đất trồng cây trong nhà có trộn nhiều loại giá thể (ví dụ Codai Soil Balance) thì thấy tốc độ ra rễ nhanh hơn so với Vermiculite 100% như thí nghiệm trong bài)
Tiếng Anh
Substrate test results!
These were initially rooted in different mediums so each had a different starting point. The thing to look at is how much new growth there has been – I took photos of the roots at the start to compare back to so you can clearly see what’s changed.
The cuttings were kept in a temperature-controlled humidity box with a grow light. The substrates were watered once halfway through as everything stayed visibly moist.
The leca had a 1 inch reservoir of water in each cup, the others drained freely.
Leca – did surprisingly badly, there actually appears to have been some loss of the original roots in addition to a small amount of new growth.
Moss – an unfair direct comparison with the others because I screwed up and put all the adansonii in here together. But excellent growth with lots of branching roots.
Perlite – better than leca, but no particularly long or impressive growth on any of them.
Vermiculite – dark horse! Incredible results, lots of branching roots and the longest single root on any of the pothos cuttings.
The mystery cutting from my last post was the adansonii in moss which started with not roots at all and grew a single giant tentacle.
Vented pots = holes in the sides as well as drainage holes to let more oxygen in.
Tiếng Việt
Kết quả thí nghiệm giá thể trồng cây!
Những cành cuttings này ra rễ ở những giá thể khác nhau nên chúng có điểm khởi đầu khác nhau. Chúng ta sẽ tập trung vào việc quan sát số lượng rễ mới đâm ra như thế nào – Tôi đã chụp ảnh các phần rễ từ lúc bắt đầu để cả nhà có thể dễ dàng so sánh sự khác biệt.
Các cành giâm (cuttings) được giữ trong môi trường kín (hộp giữ ổm được kiểm soát nhiệt độ) với đèn quang hợp. Giá thể được tưới nước một phần vì mọi thứ có vẻ vẫn giữ được độ ẩm tốt.
Đất sét nung (leca) có một phần giữ nước tầm 3cm trong mỗi chậu, các loại giá thể khác thì không có phần giữ nước bên dưới mà cho phép thoát nước hoàn toàn.
Leca (Đất Sét Nung) – Trong thí nghiệm này đã thể hiện một cách tệ nhất, thực tế cho thấy một số rễ nguyên bản đã bị mất đi và chỉ có một lượng nhỏ rễ mới được sinh ra.
Moss (Rêu) – Trong thí nghiệm này thì thực sự bất công nếu nguyên liệu rêu được so sánh trực tiếp với các loại giá thể khác vì tôi đã làm lộn tùng phèo hết lên và sau đó trồng tất cả các cây Adansonii vào một chỗ cùng nhau. Các cành cuttings phát triển xuất sắc với rất nhiều rễ nhánh.
Perlite (đã perlite) – Tốt hơn đất sét nung, nhưng không có sự phát triển quá nổi bật cũng như không có các rễ dài
Vermiculite (đá vermiculite)! Kết quả thực sự đáng kinh ngạc, rất nhiều rễ nhánh được sinh ra và có một rễ đơn dài vô địch.
Cành giâm bí ẩn ở ảnh cuối phần giá thể Moss là cây Adansonii trồng bằng rêu và lúc bắt đầu chưa có rễ, sau đó đã mọc một rễ lớn khổng lồ.
Vented pots là để chỉ các lỗ ở xung quanh cốc cũng như nhiều lỗ thoát nước để cho phép oxy dễ dàng thâm nhập.
Có những ngày mưa gió, ngày nắng chói chang nhưng khi mở cửa ra hàng hoa dại vẫn nằm đó dưới bậc thềm. Không nhạt không úa mà vẫn còn vẻ tươi trong như ngày nào.