Tạo hình phôi cây cần tuân theo qui trình sáng tác chậu cảnh, đầu tiên, quan sát và cân nhắc cây cho kỹ xem nên tạo chậu cảnh theo hình thức nào, bộ rễ, thân, cành của nó phải tiến hành nuôi dưỡng, sắp đặt một cách hòa hợp cân đối.
1/- Nuôi dưỡng
Nuôi dưỡng và bảo hộ là hai khái niệm không giống nhau, bảo bộ là chăm sóc trong quá trình sinh trưởng của chậu cây, mà nuôi dưỡng chỉ là vít bó, tỉa cắt, tháp ghép, đẽo gọt, khiến hình thái rễ, thân, cành dựa theo ý người mà phát triển thành chậu cảnh. Chậu cảnh mà bộ rễ, thân, cành của nó có tỷ lệ hợp lý, căn đối khi thân cành uốn cong, tỉa cất kiểu mũ của nó to nhỏ hòa hợp, thì phải dựa vào cách nuôi dưỡng mới có thể hoàn thành. Nuôi dưỡng ví như phép “cộng”, tỉa cắt đẽo gọt ví như phép “trừ”, tạo hình cây cần cộng trừ song hành, khéo bổ sung cho nhau, nuôi dưỡng có thể phát triển bộ rễ, trị cho vết thương liền lại, khiến cành, thân, rễ cân đối, kiểu cây đầy đặn, tự nhiên đẹp mắt, bù đắp cho chỗ vít bó sửa cắt.
(1) Nuôi rễ
Rễ là bộ phận nuôi cây, rễ có mạnh cây mới khoẻ, rễ là nét cực kỳ quan trọng trong cái đẹp của chậu cảnh, khiến cây càng thêm hoàn mỹ. Tục ngữ nói: “Không rễ” là “gỗ cắm”, không có vầng rễ tốt, không xứng là chậu cảnh đẹp.
Cây đào lên từ núi rừng đem về, tuổi cây tương đối lâu dài, bộ rễ khá lớn, do sống ngoài tự nhiên, dáng dấp thân cành rất đẹp, rễ thường có chỗ chưa đủ, khi nuôi phôi có thể bổ sung cho mọc rễ mới, như một bên cây không rễ, có thế ghép rễ vào, hãy chọn mầm rễ cùng giống, gán vào chỗ rễ khuyết để trồng, năm sau cây và mầm cây bổ sung sống khoẻ chờ mùa xuân ghép mà sống, thì đem mầm có tua ghép, cắt đi, Phép bổ sung rễ này có thể khiến cây già, rễ tàn khuyết, khôi phục sức sống mới. Nhờ cách nuôi rễ, ta có thể tạo ra kiểu rễ lý tưởng (hình 10, hình 11).
Ngoài ra, trong cách nuôi rễ, còn có thể nuôi rễ treo, rễ đệm, rễ quấn quanh, chèn ép rễ, bọc quây.. bồi dưỡng bộ rễ các hình thức (như rễ đâm ra ngang bằng, rễ vươn treo, rễ quấn quanh, rễ liên…) đều do nghệ nhân sáng tạo tùy ý.
Phương pháp đệm rễ
Chọn cây khỏe mạnh, đem toàn bộ rễ đào lên, rửa hết đất, cắt bằng những rễ chĩa xuống đưới, chú ý bảo lưu rễ xung quanh, sửa sang thành dạng “như tấm ván”, mảnh ngói.. đệm dưới vùng rễ, lại dùng đây bện từ xơ cọ hoặc dây thừng dễ mục buộc đều đặn. Trong quá trình bối dưỡng, nên cố giữ lại mũ cây, thúc đẩy bộ rễ sinh trưởng, sau vài năm là có thể thành một kiểu rễ lý tưởng (rễ đâm ra ngang bằng) (hình 12, hình 13).
Phương pháp cho rễ quấn quanh
Chọn chậu cảnh có vùng rễ mềm mại, dễ quấn quanh, như cây Đa, Kim Tước, Tử Đằng, Cây Du.. mùa xuân đào lên toàn bộ rễ, rửa hết đất, bảo lưu rễ dài thích hợp quấn quanh, đem nêm hình nón nhét vào bộ rễ, đem rễ vành ngoài tách ra, lại sấp rễ đài quấn quanh, to nhỏ có phân biệt, tự nhiên đắc thể, khiến kiểu rễ hiện hình loa kèn, lại dùng đây thừng dễ mục buộc lấy. Đem cây đã quấn quanh trồng xuống đất, hoặc trồng vào chậu đất hơi lớn, chờ rễ dần dần vươn ra, sau một vài năm, có thể thành kiểu rễ quấn quanh kỳ lạ, đặc biệt vô cùng (hình 14).
Phương pháp chèn ép
Trong quá trình cây tăng trưởng, không ngừng dùng phương pháp chèn ép, khiến rễ ra dẹp như ván xòe, chọn cây sinh trưởng nhanh, rễ phát mạnh như Phong Tam Giác, Cây Đa, Cây Phác. Sau khi
đào lên, rửa sạch đất, bảo lưu rễ cái, bên cạnh hướng ra chung quanh phân thành 5 – 7 cái, như “hình loa kèn” và đem vật ném hình nón nhét dưới rễ, khi cây sống được, móc rễ chính, dùng kẹp sắt tự chế, kèm đỉnh ốc đem rễ tách ra, vặn ốc, sau bốn năm, tháo kẹp ra, thanh rễ hình ván có phong cách riêng (như hình 15).
Phương pháp bao bọc
Bó rễ lan rộng ép rễ hướng xuống dưới, bồi dưỡng rễ rủ hình thức khác nhau. Mùa xuân đào lên, cây khỏe mạnh, rửa đất, cất xén rễ cạnh, giữ rễ rủ xuống, rễ tủa ra chung quanh, có thể dùng dây thừng dễ mục buộc lại, chọn chậu đất hình ống trồng bên trên lại dùng nhựa hoặc giấy dầu quây rễ lại, nuôi
dưỡng, hai năm sau tháo bọc ra, có thể hình thành rễ rủ phong cách độc đáo. Trong quá trình xới chậu về sâu, có thể dần dần nhấc rễ để lộ trên chậu, nâng cao giá trị thưởng ngoạn (hình 16).
(2) Nuôi thân
Thân là bộ phận quan trọng của cây, nó gần đầu mũ và rễ liên thành một thể, chậu cây to nhỏ, lực độ, thế động của thân ảnh hưởng tới thế tạo hình. Nếu muốn chế thành một chậu cây đẹp, cần dựa vào đặc điểm của cây, đầu tiên nuôi sống rễ, thân, rồi mới đến cành nhánh. Nuôi thân cây đào ngoài đồng, phải xem tập tính giống cây khác nhau. Giống cây mọc chậm, mặt cắt rất khó liền lại, như Tước Mai, Câu Kỷ, Lục Nguyệt Tuyết… Tùng Bách và loại cây tạp, nên đào xới rễ thật rộng, tránh xâm phạm rễ, thân, cành cho nó được hoàn chỉnh. Đào giống cây nào mọc nhanh và vết thương dễ liền lại, vầng rễ tốt, nếu thân không lý tưởng, có thể đem phần thân cắt đi, nuôi dưỡng thân chính, mặt
cắt lớn có thế nuôi thành hai thân, mặt cất nhỏ có thể nuôi thành thân đơn (như hình 17).
Nuôi dưỡng thân xẻ
Cây tạp đào ở ngoài đồng như Phong Tam Giác, Cây Du, Nữ Trinh lá nhỏ, trà Phúc Kiến, cây Đa, cây Phác, mọc tương đối nhanh, vầng rễ rất tốt, nếu thân trên không lý tưởng có thể cưa bỏ, và đem mặt cắt trên thân xẻ, thành kiếu hai thân hoặc ba thần. Mùa xuân năm sau, căn cứ vào cây nảy cành mà định kiểu thân. Kiểu hai thân, đem thân chính cắt thành một cao một thấp, một chủ một thứ, so le có trật tự. Và mặc nó sinh trưởng, dùng cách cắt thân nuôi cành, nuôi thân chính. Khi thân chính nuôi đã đạt, hãy dùng dây kẽm bó cành nhánh, cành bên. Qua mấy năm chỗ thân xẻ cắt, ngày càng đầy đặn, thành kiểu (hình 18).
Cách dưỡng thân đơn
Rễ cây hoàn hảo, nếu thân chính không lý tưởng, ở độ cao thích đáng, cắt đi, lại dưỡng thân cảnh, mặt cắt nhỏ có thể nuôi thân đơn. Mùa xuân năm sau, dựa vào chỗ cành mới, đem thân chính cắt thành độ cao lý tưởng, dùng đây kẽm vít bó uốn cong đối với cành ở nóc, đợi khi cành định hình, tháo dây vịt bó, cho cành nóc sinh trưởng, nuôi cành làm thân, thích ứng với giống cây tạp, mọc nhanh, với loại Tùng Bách không nên dùng phương pháp này (như hình 19)
(3) Nuôi cành
Cành là bộ phận có nét đẹp, cậu cây không cành thì không có mũ. Trong tạo hình cây, thường giữa cành và thân, cành và cành, tỷ lệ to nhỏ, sắp xếp vị trí không hợp lý, khó thành tác phẩm. Quy luật sinh trưởng tự nhiên của cây, là “dưới to trên nhỏ”, nếu tạo hình không thỏa đáng, thân cành đưới gầy yếu, mà cành trên lại to khỏe, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên. Cho nên cẩn dùng biện pháp “nén trên nuôi đưới” khiến nó to lớn, thành mũ cảnh đầy đặn.
Nuôi cành sau khi tạo rễ, thân hoàn thành rồi hãy chế tác mũ cành. Nhưng không nên vội cầu cho xong, có thể từ dưới lên trên, từng bước xúc tiến, cảnh là mũ cành, tiếp cận vùng nóc, thành kiểu nhanh hơn, cho nên bó cảnh vùng nóc, nên kịp thời, cắt bỏ cành mọc dài ra, cành chẽ bốn phía, nuôi dưỡng cành dưới, cho nó to lớn. Khi thân cành vùng dưới đã đến độ to vừa tắm hãy dưỡng cành bên cạnh, dựa vào tạo hình, hoặc lấy sửa cất làm chủ, hoặc vít bó làm chủ, mà tạo hình không giống nhau. Sau khi thân cành vùng dưới hoàn thành, từng bước đẩy lên trên, như vậy sẽ khiến cho cảnh và thân, cành và cành có tỷ lệ điều hòa, hợp lý nảy nở mũ cành đẹp đẽ (như hình 20).
(4) Nuôi vết cắt
Cây đào ở núi rừng, trong quá trình nuôi phôi cất, tạo thành vết cắt lớn nhỏ không đều. Mặt cắt dần dần thối rữa, không chỉ ảnh hưởng đến thưởng ngoạn, mà ảnh hưởng đến sinh trưởng và tuổi thọ của nó. Do giống cây và sự sai biệt của vết cắt to nhỏ, sinh trưởng nhanh chậm của mỗi cây một khác. Giống cây lá rộng chóng liền, loại tùng bách chậm lành. Vết cắt lớn, trông xuống đất nuôi dưỡng, không gấp tạo hình, sau khi cành định vị, mặc nó sinh trưởng, không gò bó, miệng cắt liền lại nhanh hơn nhiều.
Miệng cắt sau khi cưa chếch, dùng đao gọt đi một phân, hiện hình vòng cung nhỏ, lợi cho miệng cắt liền lại, lưu cảnh nên dựa vào tạo hình, lưu ở một bên miệng cắt, không nên đối xứng. Nuôi cành cửa miệng cắt nên đặt ở chỗ cần tăng lớn, khi cành lưu lại lớn cỡ 1,5 – 2 cm có thể cắt đi, nếu miệng cắt chưa liền, có thể tiếp tục lưu cành cho đến khi miệng cắt liền lại thì thôi.
Miệng cắt của Tước Mai tương đối khó liền, mà biểu bì dưới miệng cắt dễ hư, cho nên khi nuôi miệng cắt, ở dưới lưu lại một cành, đợi khi miệng cắt liền lại hoặc có khí thế sinh trưởng hãy cắt đi.
Khi miệng cắt lớn, khó liền có thể ghép vào vận dụng cành của cây đó, ghép vào chỗ cắt, sau khi liền vào, cảnh ghép đi, trên cành chiết, ghép giữa miệng cắt, nảy cành để dưỡng miệng cắt.
2/- Tạo hình
(1) Vít bó uốn:
Trong quá trình tạo hình chậu cảnh, thân cành uốn là điều quan trọng không thể thiếu, uốn cong để biến đổi hình thức vốn có của thân cành, hài hòa với không gian, từ đó đạt tới cái đẹp hình thức. Trong tạo hình chậu cảnh truyền thống Trung Quốc, phần nhiều dùng sợi dây, vỏ cọ để vít bó, uốn thản cành. Kỹ xảo phương pháp bó cọ, vẫn còn được sử dụng. Theo sự phát triển của công nghiệp hiện đại, tạo hình chậu cảnh đối với cây và phương pháp vít bó để uốn thân cành ngày càng lan rộng nhất là sự vận dụng kim loại, càng ngày càng được các nhà chế tác chậu cảnh ưa thích. Vít bó bằng cọ truyền thống không làm thương tốn cây, lại ngay ngắn đẹp đế, nhưng cần kỹ thuật cao, tốn công, sợi dây kim loại đễ thao tác, đễ theo ý muốn, tiết kiệm công sức thời gian, tác phẩm vít bó tự nhiên có lực độ, nhưng dễ làm thương tổn biểu bì, khó tháo bỏ. Cho nên khí vít bó uốn, có thể tùy ý thích của người chế tác và nhu cầu tạo hình, vận dụng dây cọ hoặc dây kim loại, cũng có thể dùng cả bai loại. Để uốn cong thân cành, cẩn hiểu tập tính của giống cây khác nhau, cần cứ vào to nhỏ, nắm vững mùa tiết, linh hoạt vận dụng phương pháp khác nhau. Nhất là uốn thân chính phải có ý định sẵn, có thể uốn đến độ nào, thì làm đến độ đó, lại có thể phân giai đoạn từng bước tăng độ uốn cong, khi uốn chú trọng bảo hộ chất gỗ và biểu bì, đối với tạo hình thân to, có thể cong có thể không, cây cảnh nuôi mầm nhỏ, từ nhỏ vít bó uốn, cây cảnh cỡ lớn đào ở núi, đồng, có thể biến đổi bình thức trồng, hoặc khéo léo mượn thế cây để giảm bớt độ cong.
Vít bó dây kim loại
Dây thường dùng có dây đồng, chì, thép, tùy màu sắc của cây, chọn dây kim loại to nhỏ không giống nhau, dây cỡ lớn, dễ thương tổn biểu bì thực vật, có thể dùng dải băng da trâu, vải bông, nhựa tái sinh, tính co dãn tốt, mềm để quấn bọc, khi cần cũng có thể, vít bó bọc lại, kịp thời tháo bỏ, phòng ngừa dây lần vào chất gỗ (như hình 21, 22).
Đầu tiền bó cành chính, sau đến cành thứ, rồi đến cành nhỏ, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ to đến nhỏ. Đem đây kim loại cố định đầu mối, có thể một sợi, hai sợi cùng dùng, dán sát thân cành, dựa theo góc 45° cắt nhau của dây và thân cành quấn lên trên, khi đến đúng chỗ cần, đem chốt dây kim loại dựa sát vào vỏ cây, không cho vểnh lên.
Loại cây tạp vào mùa sinh trưởng bó, hóa thành chất gỗ một nửa, là thích nghi nhất, lúc đó sức sống của cành đặc biệt thịnh vượng, dù gẫy đứt cũng dễ liền lại. Loại tùng bách nên vít bó vào thời kỳ nghỉ ngủ, nếu làm trong mùa sinh trưởng, nhựa cây chảy ra, ảnh hưởng đến sinh trưởng của nó; vào cuối thu đầu đông vít bó cảnh không nên vặn cong quá mức, lúc đó thân cành bị vặn, vết thương của nó không kịp liền lại, dễ bị buốt cóng mà chết, hoặc sinh trưởng kém. Thân cây vít bó tương đối lớn, dây kim loại chưa tháo bỏ, mùa hạ nên tránh ánh mặt trời chiếu thẳng vào, mùa đông nên tránh gió buốt cóng. Uốn cành sau khi bó chắc, cũng có thể vừa bó vừa uốn. Khi uốn nên theo hướng vít bó của đây kim loại, vận vòng uốn cong, nếu trực tiếp uốn cong sẽ khiến dây lỏng thân cành mất tác dụng. Điểm lực uốn, tránh dây kim loại quấn vào chỗ trống không, chọn chỗ quấn dây kim loại. Thân hơi to, khi dây quấn không đạt mục đích uốn cong, có thể dùng dây kim loại kéo co (như hình 23). Nhân điểm chịu lực của nó tập trung, dễ tốn hại vỏ cây, có thể ở điểm chịu lực kéo co, đệm dạ dày hoặc băng
vải. thông thường quấn cành chính, dùng đây kim loại to, cành nhỏ có thể dùng dây kim loại cỡ nhỏ.
Vít bó bằng sợi cọ
Tùy thân cành được vít bó, đem sợi cọ bện thành dây to, nhỏ của thân, cành, hình thức uốn cong, tìm điểm vít bó và thắt nút tốt nhất. Điểm bắt đầu vít, nên cố lựa cành nhánh, đốt cây hoặc chỗ sần sùi, để phòng dây cọ trơn trượt. Nếu điểm vít bó trơn nhẵn, có thể dùng hàng dệt bông quấn quanh. Khoảng cách uốn có to nhỏ, độ cũng mềm của cành. Khoảng cách giữa cành nhỏ, mềm có thể ngắn một chút; cứng mà to có thể dài một chút, chỗ vòng cung trong vùng uốn, dùng cưa cắt miệng, độ sâu nhỏ hơn đường kính 1/2, và dùng dây gai buộc vết cất lại. Thời gian vít bó, trừ bó truyền thống ra, tạo hình kiểu tự nhiên có thể căn cứ vào lúc thích hợp. Khi vít bó thân cây thương tổn, đầu xuân, lợi cho vết cưa liền lại. Trình tự vít bó, đầu tiên bó thân chính, sau bó cành lớn, rồi cành nhỏ. Khi bó cành lá, đầu tiên bó vùng nóc, sau bó vùng dưới (hình 24).
A. Uốn xuống dưới
Đầu mối dây cọ móc lồng buộc ở chỗ không dễ trượt của rễ chính, tìm ra điểm lực kéo lý tưởng nhất, uốn xuống dưới, thử ấn thân chính xuống dưới nhiều lần chỗ gỗ mềm xốp, dùng dây cọ buộc cố định. (như hình 25).
Khi dây cọ không hợp cách buộc trên thân chính, ta có thể buộc trên thân to kế cận.
Góc độ giữa cảnh uốn và thân chính tương đối nhỏ, khi uốn xuống dưới dễ nứt ở miệng chạc, có thể buộc một dây cọ kéo lên trên, cũng có thể dùng vật bằng sắt vòng cung bó dưới miệng chạc, hoặc dùng dây cọ buộc hai cành lại với nhau ở miệng chạc, sau đó lại vin uốn cành này
(như hình 26).
Thân chính trơn nhẵn to khỏe, dùng vật bằng sất hình chữ *P” ở vị trí thích đáng, lại buộc đây cọ uốn thân chính (như hình 27).
Thân chính quá to, khó uốn ở miệng cưa, cách mé trong cánh cung (độ sâu là 1/3 – 1/2 đường kính), dùng vỏ gai hoặc vỏ cọ bó chặt miệng cưa rồi hãy uốn (như hình 28)
B. Uốn đường mực nước
Uốn cành đường mực nước: Khi cảnh mọc ngược chiều kim đồng hồ, uốn đường mực nước, giữa dây cọ vào lưng cành, vòng qua thân chính, dựa hướng ngược chiều kim đồng hồ, buộc kéo thân cành; khi cành dựa theo hướng thuận chiều kim đồng hồ ta uốn dây cọ buộc ở chính cành, vòng qua thân, dựa theo hướng thuận chiều kim đông hồ, buộc kéo thân cành (như hình 29).
- Uốn cành chia lên (I): Với cành chĩa lên, về mặt nhỏ uốn đường mực nước, cành chia lên hướng về mặt lớn , tiến đường mực nước (như hình 30)
- Uốn cành chĩa lên (II): Dây cọ buộc ở dưới, đem cành chia lên kéo thành đường mực nước, lại dùng dây cọ buộc ở gốc cành này uốn đường mực nước (như hình 31).
- Uống cành rủ (I): Với cành rủ xuống, ta uốn đường mực nước, khi cành rủ xuống, ta uốn đường mực nước (như hình 32)
- Uống cành rủ (II): Đem cành rủ buộc, kéo thành đường mực nước, lại dùng dây cọ buộc uốn đường mực nước (như hình 33)
C. Liên tục uốn cong
Trên đường mực nước, uốn nhiều lần, có thể dùng dây cọ liên tục uốn cong.
Chọn cây có thể vít bó, cắt bớt cành thừa, khiến thân chính lộ trần. Đem cây đặt chếch trên bát chậu.
Nếu thân chính to trơn, đem dây cọ dùng “pháp lồng rít rịt” buộc ở gốc thân cố định chọn nơi thích đáng trên thân chính, thắt nút cởi được, uốn cong thân chính.
Sau hình cong đầu tiên, đem nút cởi được, thắt thành nút chết, dùng “dây cọ nối liên”, lại bó cọng thứ hai, cọng thứ ba, sau khi thân chính đã bó xong, lại bó cành bên, từ đưới lên trên, trên một mặt đường mực nước, liên tục uốn cong, đều có thể dùng phương pháp “dây cọ nối liên” bó cong (như hình 34).
D. Vận vòng uốn cong
Hai cách uốn kế trên, nhiều cái giống, ít cái ít cái khác, chỗ khác nhau là độ uốn không ở trên một mặt đường mực nước, thường vận quanh thuận chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hổ, điều chỉnh hình thức uốn. Chất cây dẻo dai, dễ vận cong, như loại Bách, Tùng, Mai Dụ.. đều thích nghi uốn khúc vặn quanh. Loại cây tạp từ nhỏ vịn bó, khi bó, nắm vững điểm lực và nơi thắt đây cọ, chú ý, dựa theo hướng thống nhất, uốn vặn vòng quanh. Khi vị trí không đạt tới lý tưởng, có thể dùng gậy phụ giúp. Khi thân chính tương đối to, vặn vòng khó khăn, có thể xẻ một rãnh sâu cho dễ uốn vặn (như hình 35)
Vít bó dây kim loại cùng dây cọ
Dây kim loại vít bó cành nhỏ, hiệu quả nhanh và có lực độ. Nhưng với uốn thân, cành to, lại gặp khó khăn, mà bó dây cọ, bất luận to nhỏ đều được. Vít bó dây cọ qua hai điểm co rút bại, khiến cành uốn cong, hình thức uốn cong của nó, mềm nhiều cứng ít, bởi vậy đem dây kim loại và dây cọ cùng dùng, có thể lấy sở trường bù đắp sở đoản, mềm cứng giúp nhau. Uốn cành, thân chính, dùng dây cọ vít bó, kéo; uốn cành nhỏ và dùng dây kim loại vít bó
Đầu xuân chọn cây du lá nhỏ, hình thể lý tưởng, sau khi đào lên, tỉa cành bên cạnh, trắng chếch trong chậu đất, Mùa xuân năm sau, dùng dây có vít bó thân chính, dùng dây kim loại, to nhỏ không giống nhau, từ đưới lên trên, vít bó từng cành. Nếu vị trí cành khóng đạt lý tưởng, có thể dùng đây cọ điều chỉnh (như hình 36).
Các phương pháp vít bó khác
Uốn cong thân cành, trừ dây kim loại, dây cọ ra, có thể lợi dụng phương pháp xẻ thân, cưa cắt, khai máng, vặn, treo, kéo, đội.
(1) Xẻ cắt
Đối với giống cây, thân chính không quá to, mà vết thương khó liền, có thể ở khoảng giữa, dựa theo hướng uốn thẳng góc cắt, ngang với chiều vòng cung, khi cắt xong xuôi, dùng vỏ cọ hoặc vỏ gai bó chặt vết xẻ đem dây cọ lồng vào vùng gốc thân, đem hai sợi dây vặn vào nhau ở trên thân, thắt nút cởi được, sau khi uốn đến đúng mức, lại thắt nút chết. Nếu chất gỗ tương đối rắn hoặc thân to, có thể dùng khoan điện, ở chỗ cất. khoan lỗ, cưa dây thép xuyên qua lỗ khoan, cưa cắt chỗ uốn (như hình 37).
Với thân to có thể dùng lưỡi cưa to, ở khoảng trong vòng cung cưa liên tục, khoảng cách, to nhỏ, sâu nông của miệng cưa tùy vào thân mà định. Thân to cưa rộng một chút, khoảng cách gần một chút, lúc cưa phải bảo vệ vẻ cây cho vết thương dễ liền, sau khi uốn dùng dây cọ kép, lại dùng vỏ gai bó chật vết cưa lại (như hình 86}
Uốn cong thân to, còn có thể dựa theo hướng uốn thẳng góc xẻ máng, máng sâu bằng 1/3 – 1/2 đường kính, ngang với chiều vòng cung, dùng vỏ gai bó chặt rồi hãy uốn, dùng dây cọ hoặc dây kim loại kéo. Nếu vòng cung nhỏ, không, nên cố định, có thế dùng vật bằng sắt trợ giúp.
Dừng vật co dẫn như vỏ lốp xe.. đệm ở chỗ chịu lực, dừng đây thép to xoắn, nếu thân cành uốn không thể một lên đúng mức, có thể từ từ thít chặt. Nếu thân quá to, có thể ở trong vòng cưng, cưa cắt cho dễ uốn (như hình 40).
Uốn cây như loại tùng bách, định hình chậm, ngoài sử dụng các phương pháp khác, có thể sau khi uốn cong, dùng đây kim loại treo như kéo tạ, và căn cứ vào độ uốn và sức chịu của cành, dần dần tăng tạ nặng, khiến nó đạt tới độ uốn đã định, chú ý cần chống đỡ cho bộ rễ ổn định
(như hình 41).
Căn cứ vào độ uốn lớn, nhỏ, chế tác chữ “C” bằng sắt kèm vòng cung. Thân sát vòng ngoài chữ “C” có hốc máng để cố định thân cây, sau khi uống dùng chữ “C” cố định (như hình 42).
Với thân to khó uốn, có thể nhờ lò xo hoặc bàn xoáy trôn ốc uốn phụ.
(2) Tia cắt
Từ tạo hình, tỉa cắt và vặn bó đêu là hình thức uốn cây rễ, cành, thân, từ đó đạt mục đích tạo hình. Tỉa cành để duy trì cảnh quan cây đã thành kiểu dạng. Dựa theo tạp hình trước sau, có thể phân làm: Tỉa địa vị vị, tỉa rút ngắn và tỉa thưa
Thời gian tỉa cắt
Chậu cảnh cây tạp, bốn mùa đều có thể tỉa cắt, loại tùng bách nên vào mùa nghỉ ngủ tỉa cắt. Mùa mưa dầm, nước nhiều, độ ẩm cao, không khí lớn, cây sống mạnh nên ít tỉa, hoặc không tỉa, cành lá bị tỉa sẽ ảnh hưởng đến sự sống bình thường, có thể chết. Ngoài ra, gần đến cuối thu không thể tỉa nhiều, khi mầm mới nảy ra, không khí lạnh vừa đến sẽ làm chết mầm non. Thời gian tốt nhất để tỉa mạnh vào tháng 1 – 2 cây vào thời kỷ ngủ nghỉ. Nhưng một số cây không chịu được lạnh, không nên cắt tỉa, bởi vết thương khó liền, dễ lưu lại sẹo.
Mục đích tỉa cắt là trừ bỏ phần dư dư thừa, giữ lại tinh hoa của nó, tỉa cắt nhiều ít, phải căn cứ vào tập tính sinh thái và quy luật sinh trưởng của từng giống cây mà định. Như giống cây tùng bách thân cành niên hạn tương đối dài, nảy mầm khó khăn, thân cành lão hóa của Trân Châu Hoàng Dương, rất khó nảy mầm, cho nên khi tỉa cắt không thể tỉa nhiều, đồng thời phải bảo lưu mầm lá dưới miệng cắt. Thông thường cây mọc mạnh, không thể tỉa nhiều, cây gầy yếu thì ít tỉa. Từ tạo hình cây, thông thường, phải tỉa cành lộn xộn như cành giao thoa, cành trùng điệp, cành song song, cành mọc vòng, cành mọc đối, cành gầy yếu, cành bệnh, … (như hình 45), Để phần dinh dưỡng tập trung cho cành còn lại được khoẻ mạnh.
Phương pháp tỉa cắt
Mặt miệng cắt, nên cố tránh mặt lớn và thân cành cắt nhau là 45 độ, mầm lá lưu lại ở hướng trên miệng chếch. Vào thời kỳ sinh trưởng có thể tỉa cắt ở sát mầm lá, cho vết thương dễ liền lại. Không
phải thời kỳ sinh trưởng, có thể tỉa cắt ở trên mầm lá (như hình 46).
- Tỉa định vị: Là chỉ tia cắt lần đầu, tạo hình chậu cảnh, xác định cành cần giữ, tỉa cành dư thừa, cây đào lên ở núi rừng, khi sống được, nảy ra nhiều cành, cần tỉa cành dư, cành nào cần cho tạo hình giữ lại, gọi là tỉa định vị (như hình 47). Sau khi tỉa định vị, xác định số cành và khoảng cách giữa các cành ảnh hưởng đến cái đẹp hình thái của chậu cây. Cho nên trước khi tỉa cắt, phải thận trọng suy tính hình thức, phải có ý.định sẵn, mới có thể tỉa. Bởi vì lấy hay bỏ cành, quyết định ở hình thức cây cảnh, cành bảo lưu sinh trưởng khỏe mạnh, trên dưới to nhỏ điều hòa, cố tránh song song, đối xứng, trùng điệp, làm được thưa rậm có trật tự, trên dưới trái phải triển khai vây quanh thân chính, có thế động.
- Tỉa rút ngắn: Là một phương pháp tỉa cắt rút ngắn cành, cũng là biện pháp quan trọng tạo hình cây cảnh. Thông qua tỉa ngắn khiến cây lùn đi, cảnh to khỏe, từ trên xuống đưới to nhỏ có mức độ, uốn cong có biến hóa, cho nên tạo hình cần chú ý ba điểm:
- Tí lệ quá to nhỏ của cành bị tỉa và thân cành đốt trên thích hợp;
- Khi tỉa ngắn, phương hướng và góc độ của mắt mầm lưu lại, điều chỉnh một cách hợp lý không gian chiếm hữu của cành mới nảy làm điểm tựa.
- Tỉa ngắn đốt cành, nên ngắn không nên dài, đốt thứ nhất cành dài hơn đốt thứ hai, đốt thứ hai cành dài hơn đốt thứ ba, tuyệt đại bộ phận chậu cảnh thành kiểu dạng, mùa sinh trưởng mỗi năm đâm cành dài thượt cần tỉa ngắn, để duy trì dáng dấp đẹp. Chậu cảnh kiểu dạng tùng bách dựa vào ngắt mầm, ngắt tâm để khống chế cành quá dài; duy trì bộ mật vốn có. Tỉa rút chậu cảnh thưởng hoa, ngoạn quả, phải dựa theo tập tính của nó, mà phương pháp tỉa cắt không giống nhau. Như Tử Vi, Thạch Lựu, Hải Đường, Câu Kỷ.. nở hoa kết quả trên cành mới ra năm đó, thời kỳ nghỉ ngủ có thể tỉa ngắn, thời kỳ sinh trưởng thì không nên. Nghinh Xuân, Mai, Bích Đào… nở hoa đầu xuân, nên sau mới sửa cắt, có thể thúc cành ra hoa kết quả năm sau. Chậu cảnh loại cây tạp có thể đầu hạ, đầu thu hai lần tỉa ngắn, thời kỳ nghỉ ngủ tỉa mạnh, trừ khử các cành mọc tố. Táo đỏ, câu cốt trên cành ngắn nở hoa kết quả nhiều, có thể sửa cắt cành dài, mọc ra năm đó và châm bón phân
mỏng, tăng thêm ánh sáng, thúc đầu hạ thu mọc ra cành ngắn, tăng thêm lượng hoa quả. Tỉa mạnh thời kỳ nghỉ ngủ nên lưu giữ cành ngắn, đảm bảo cho hoa quả năm sau
(như hình 48 – 53).
- Tỉa thưa: Duy trì cảnh quan cây và có thể tăng lực thông gió, lấy ánh sáng, hạ thấp sự phát sinh bệnh, thành phần dinh dưỡng tập trung, thúc đẩy lá cây rậm, nhiều hoa sai quả.Thời gian tỉa thưa, căn cứ vào sự khác nhau của tỉa nhiều, tỉa ít mà khác nhau. Thời kỳ sinh trưởng, cành lá rậm tốt, có thể tùy thời tỉa ít, không tỉa nhiều. Giống cây nảy mạnh, như Tước Mai, Cây Du, Nữ Trinh Lá Nhỏ, Phong Tam Giác có thể tránh mùa mưa dám, tia nhiều. Sau khi
tia, nên giảm tưới nước, chăm bón phân mỏng, tăng cường chiếu sáng. Thông thường, đầu cây tỉa thưa có thế nhiều một chút, đầu dưới tỉa thưa có thể nhỏ một chút, bởi vì cành ở đầu dưới muốn dài khó hơn. Tia thưa ở các cành thừa, và mũ cành quá rậm, mũ cành trên, đưới quan trọng ngang nhau, nên cố lưu đưới, tia trên, khiến mũ cành trên nhỏ hơn mũ cành dưới (như hình 54). Sau khi tỉa thưa, mũ cây chịu sự đè nén, sẽ nảy rất nhiều cành mới, nên kịp thời cắt bó, phương pháp sửa cắt còn có các biện pháp như vặt mầm, ngất tâm, ngắt lá v.v
-
- Vặt mầm: Giống cây nảy mầm mạnh trên chậu cảnh,vào mùa sinh trưởng, nảy mầm vừa nhiều vừa nhanh, phải kịp thời vặt tất cả những mầm không cần thiết, bao gồm mầm rễ, thân và nách. Đồng thời phải chủ ý bảo lưu phương hướng, vị trí và mật độ của mầm, để tránh cành giao thoa, cảnh đối nhau, và cành trùng điệp, ảnh hưởng đến mỹ quan của cây. Giống cây như Cây Du, Tước Mai, Nghinh Xuân, Lục Nguyệt Tuyết… dễ sinh mầm bất định, càng nên chú ý vặt mầm (hình 55, 56). Giống cây tùng như Hắc Tùng, Hoàng Sơn Tùng, Cầm Tùng… vặt mầm có thể khiến cành ngắn lá rậm, ngừa mùa xuân ngọn mới quá dài, ánh hưởng đến mỹ quan (như hình 57)
-
- Ngắt tâm: Là ngắt đầu non ngọn mới, ức chế ngọn mới quá dài, thúc đẩy cành bên cạnh sinh trưởng, khiến đốt cành biến thành ngắn, để bảo trì dáng dấp đẹp của cây. Thời gian ngắt tâm, nhân kỳ nảy nở của giống cây không giống nhau, mà có chỗ đặc biệt. Chậu cảnh loại cây lá, khi lá mới đâm 2 – 4 lá thì có thế ngắt tâm (như bình 58). Chậu cánh hoa quả phải cắn cứ vào kỳ hoa quá không giống nhau cần nắm vững. Như Thạch Lựu nở hoa kết quả ở đầu cành mới sinh năm đó, thì không thế ngắt tâm. Tử Vi cũng nở hoa ở đầu ngọn mới năm đó, nhưng kỳ hoa vào hạ thu, ngắt tâm sớm, khi mầm xuân mới nảy 4 – 5 phiến lá thì có thể ngắt tâm, để thúc đẩy cành bên cạnh sinh thêm hoa quả (như hình 59). Nếu chăm bón phân nước, ngắt tâm thỏa đáng, tử vi một năm có thể nở hoa hai lần. Chậu cảnh tùng bách, khi mầm mới ra, nhìn sức mạnh yếu của nó, ngắt đi 1/3 – 1/2 ngọn non. Tùng Năm Kim ngọn mới, phải đợi khi hiện lá kim, hãy ngắt bỏ hết. Số lần ngắt tùy cây mà khác, cây sinh trưởng mạnh, mùa xuân, mùa mưa dầm, giữa thu ngắt tâm 2 – 3 lần. Ngắt tâm, có thể dùng tay bấm cũng có thể dùng kéo nhỏ cắt bỏ. Loại bách, dùng tay bầu, cắt bằng dao kéo sẽ biến màu, ảnh hưởng đến việc thưởng ngoạn. Thời kỳ đầu tạo hình chậu cảnh không nên ngắt tâm, cành mới đâm ra có thể thúc đẩy rễ sinh trưởng. Chậu cảnh gầy yếu, không nên ngắt tâm.
-
- Ngắt lá: Ngắt lá thích đáng có thể khiến phiến lá rút nhỏ, nâng cao giá trị thưởng ngoạn chậu cảnh. Có người gọi phương pháp này là “thoát y hoán cẩm” (cởi áo thường, đổi áo gấm). Thông thường, lá mới nảy mùa xuân rất quyến rũ, theo sự chuyển mùa tiết, mặt trời mùa hè thiêu đốt, lá vốn sáng sủa, màu sắc rõ ràng, dần thành già câng, qua sửa ngắt lá, có thể đám lá mới tươi non, tăng hiệu quả thưởng ngoạn tốt nhất. Một số cây già, cành cứng thần cong, mà lá mới xanh biếc tươi tốt, khiến ta cảm thấy sức sống mùa xuân tràn trẻ. Giống cây Thích Móng Gà, Vệ Mâu, Phong Tam Giác.. trong ngày thu lá đỏ hơn hoa tháng hai. Cây có thể ngắt lá rất nhiều, như cây Du, Phác, Cử, Tước Mai, Phong, Thích, Câu Kỷ, Táo Đỏ. Thời gian ngắt lá tùy giống cây mà khác, loại cây lá vào đầu hạ hoặc đầu thu ngắt lá. Cây luôn luôn (thường xanh) xanh không nên ngắt lá. Giống cây thưởng ngoạn quả như Táo Đỏ, Câu Kỷ. Giữa hạ, cây vào trạng thái nghỉ ngủ, cuối hạ có thể tỉa mạnh và ngất lá, cuối thu đầu đông thưởng ngoạn cảnh. Cây Thích, Thạch Lựu, lá mới
màu đỏ, qua sự ngắt lá, lại thưởng ngoạn lá mới nhiều màu tươi thấm. Trong thời gian ngắt lá, bớt tưới nước, để chậu đất không quá ẩm, ngoài ra phải thường bón phân ủ ngấu, thông gió và chiếu sáng để thúc nảy lá mới.
- Ngắt lá: Ngắt lá thích đáng có thể khiến phiến lá rút nhỏ, nâng cao giá trị thưởng ngoạn chậu cảnh. Có người gọi phương pháp này là “thoát y hoán cẩm” (cởi áo thường, đổi áo gấm). Thông thường, lá mới nảy mùa xuân rất quyến rũ, theo sự chuyển mùa tiết, mặt trời mùa hè thiêu đốt, lá vốn sáng sủa, màu sắc rõ ràng, dần thành già câng, qua sửa ngắt lá, có thể đám lá mới tươi non, tăng hiệu quả thưởng ngoạn tốt nhất. Một số cây già, cành cứng thần cong, mà lá mới xanh biếc tươi tốt, khiến ta cảm thấy sức sống mùa xuân tràn trẻ. Giống cây Thích Móng Gà, Vệ Mâu, Phong Tam Giác.. trong ngày thu lá đỏ hơn hoa tháng hai. Cây có thể ngắt lá rất nhiều, như cây Du, Phác, Cử, Tước Mai, Phong, Thích, Câu Kỷ, Táo Đỏ. Thời gian ngắt lá tùy giống cây mà khác, loại cây lá vào đầu hạ hoặc đầu thu ngắt lá. Cây luôn luôn (thường xanh) xanh không nên ngắt lá. Giống cây thưởng ngoạn quả như Táo Đỏ, Câu Kỷ. Giữa hạ, cây vào trạng thái nghỉ ngủ, cuối hạ có thể tỉa mạnh và ngất lá, cuối thu đầu đông thưởng ngoạn cảnh. Cây Thích, Thạch Lựu, lá mới
(3) Chiết ghép
Chiết ghép chậu cảnh là một phương pháp tạo hình. Qua chiết ghép, không chỉ tạo chậu cảnh đẹp, mà còn tăng kiểu dạng chậu cảnh, nó hiệu quả bởi tốn ít công mà nên việc. Như La Hán Tùng lá to ghép với La Hán Tùng Lưỡi Sẻ, Kế Hoa trắng ghép với Kế Hoa Đỏ, có thể đối mới chúng loại, nâng cao hiệu quả thưởng ngoạn. Còn có thể chiết ghép bổ sung rễ, cành, đổi mũ, khiến chậu cảnh càng thêm hoàn thiện. Trong quá trình tạo hình, đem vít bó, tỉa cắt và chiết ghép kết hợp lại, sẽ có tác dụng “trên gấm thêu hoa”.
Muốn nâng cao tỉ lệ cây chiết ghép thành công, ta cần nắm vững kỹ thuật chiết ghép, hình thành cành ghép và thớt gỗ cần ăn khớp, mối quan hệ thân tộc giữa cành ghép và thớt gỗ càng gần thì càng dễ cho cây sống khỏe. Nắm vững thời gian chiết ghép, thường nhiệt độ từ 20 – 25 độC là hợp nhất; lúc đó tầng hình thành (như hình 60), phân liệt nhanh, lợi cho chiết ghép, cây sống được. Cảnh ghép nên chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bệnh, phiến lá ít, lực hòa hợp mạnh, tốt nhất là cành dinh dưỡng đây
đủ. Ghép giống cây hoa quả như Hải Đường, Thạch Lựu… nên chọn cành hoa quả mà ghép, có thể cây ghép sớm ra hoa kết quả.
Trước khi chiết ghép, nên chuẩn bị sẵn dao ghép mầm, dao cắt ghép, cưa tay, vỏ gỗ, kéo tỉa và băng nhựa để bỏ, vỏ gai.. Khi chiết ghép nên cố làm được kỹ thuật như bằng, chuẩn, nhanh, nghiêm, chặt, như vậy có thể nâng cao tỷ lệ cây sống được. Phương pháp chiết ghép thường dùng, có mấy cách sau:
Ghép cành
Chọn cành đã sinh một năm hoặc ngọn mới sinh năm đó làm cành ghép, ghép trên thớt gỗ gọi là ghép cành. Phương pháp ghép cành thông thường có xẻ ghép, cắt ghép, ghép bụng, ghép dựa. Thời gian chiết ghép trong nửa tháng vào đầu xuân cây mới nảy mầm tốt. Lựa lúc sớm/tối, trời râm, ngày mưa âm u không nên, có thể căn cứ tình huống cụ thể để quyết định. Thông thường, đường kính gỗ lớn hơn của cành ghép hoặc cây tương đối to khỏe, có thể xẻ ghép hoặc cất ghép như Hải Đường, Hoa Đào, Thạch Lựu, Lạp Mai, Xuân Mai, Cây Đa, Hoa Quế… loại cây hoa; như Tùng Bách thì có thể ghép bụng, bởi vì cây loại này phải bảo hai lá mới sống được. Một giống cây quý, ghép không dễ
sống được, cần dùng cách ghép dựa sát.
- Xẻ ghép
Chọn thân cành trên không có mắt gỗ vết sẹo, vỏ trơn, cắt bỏ đầu trên, dùng dao sắc gọt nhẵn mặt
gỗ và giữa mặt gỗ, xẻ một khe hở, sâu đến 1/3 đường kính thân gỗ, đem cành ghép gọt vát tai thỏ, cầm chắc vào khe gỗ. Cành ghép có thể bảo lưu 1 – 3 mầm, nếu khe gỗ to, có thể cắm vào hai cành ghép (như hình 61). Tầng hình thành của cành ghép và gỗ phái ăn khớp, nếu không, khó sống được. Nếu thân quá to, khi xẻ khe chật, cành khó ghép, thì có thể kèm mảnh tre vót thành nêm, ấn vào khe gỗ, banh ra cắm cành ghép vào, nhét bông phòng thấm nước, lại dùng băng nhựa bó chặt, phòng nước vào. Xẻ ghép gần gốc có thể lấp đất mà không lọt vào cành ghép, chừa ra mất mầm của nó. Khi cành tiếp sống được, có thể tháo bọc, kịp thời cắt bỏ cảnh mới nảy ra tại đó, dành chất bố dưỡng cho cành ghép sinh trưởng.
Mầm chậu cảnh có thể đem thân chính xẻ ghép một số cây giả thành kiểu dáng hoặc đào lên từ núi rừng, nếu muốn biến đổi chủng loại có thân chính to khỏe, sần sùi, thay cũ đổi mới kém, thân chính xẻ ghép khó sống, dù có sống, thời gian thành kiểu dáng cũng quá dài. Sau khi cành dưỡng ở thân chính đạt đủ độ to, ghép trên cành mới sinh cũng không giống nhau. Nếu chậu cảnh Thạch Lựu lá to thành kiểu dáng, tuổi chậu quá dài, phần cành lão hóa, hoặc hư chết, nhưng thân chính hoàn hảo đến kỳ nghỉ ngủ, đem tất cá thân cành nhỏ cắt bỏ. Đem chậu trồng xuống đất bồi dưỡng, khôi phục sức cây, nuôi dưỡng cành mới xẻ ghép. Sau khi cây ghép sống khỏe, kịp thời vặt mầm ở thớt gỗ nảy ra. Lúc vết thương cành ghép liền lại, ra dài, có thể vít bó tỉa cất, sau vài năm, sẽ được một chậu Thạch Lựu, lá nhỏ như ý (như hình 62).
Cây từ núi rừng đào về dễ được cây cảnh cỡ lớn, nhờ tạo hình đẹp tương đối lý tưởng, nhưng lá nó lớn. Như Cây Mai Răng Chó, Dã Mai, Đào.. đào ngoài đồng về, có thể xẻ ghép cây tốt lá nhỏ, khiến bộ mặt cũ đổi mới. Chậu cảnh cỡ lớn, nhờ bồi dưỡng từ mầm non, nuôi dưỡng phải tốn mấy chục năm mới hoàn thành, nay dùng cây đã khỏe đào ở núi rừng ghép giống cây tốt, có thể rút ngắn
thời gian, trong vài năm, có thể cho ra một chậu cảnh lý tưởng. Thí dụ đào ở ngoài đồng được một cây mai dại hoa lớn, cưa bớt rễ và cành không cần thiết giữ rễ cạnh và rễ nhỏ, trồng vào chậu đất, nếu trồng xuống đất càng tốt. Khi cây ổn định, cắt bỏ cành thừa, cành còn lại cho nó sinh trưởng, năm thứ ba có thể ghép, loại mai tốt, như cốt hồng hoa kép, lục mai… Trái qua 2 – 3 năm tỉa cắt,
vít bó, là có thể có một chậu mai lý tưởng (hình 63).
- Cắt ghép
Khi thân cành còn nhỏ, chưa thể xẻ ghép thì có thể cắt ghép, đem cắt đứt, dùng dao sắc gọt nhấn,
lấy 1/3 mặt cất, cắt sâu, cất vào từ 1 – 3 cm, gọt cành ghép thành tai thỏ, cho khớp mặt ghép, dùng bảng nhựa hoặc vỏ gai buộc kín lại (như hình 64)
Như phong xanh đào ở ngoài đồng to lớn, bộ khung rất tốt, khi về trồng sống được, ở cành mới này, cát ghép phong đỏ, đổi mũ, dùng nhiều thân cành to nhỏ của gốc to, cắt ghép một số cành ghép loại tôt.
- Ghép bụng
Cây thường xanh, như cây Tùng, nếu ghép toàn bộ lá, thì không sao sống được, cần dùng cách phép
bụng. Đầu xuân chọn tùng năm kim hoặc tùng năm kim lá vàng đã sinh từ 1 – 2 năm, sinh trưởng khỏe mạnh làm cành ghép, độ dài từ 5 – 10 cm, ngắt bỏ lá, giữ một số bó kim đầu cành, gọt cành ghép thành 2 mặt nghiêng từ 1 – 3 cm, một mặt nữa, gọt mặt nghiêng 0.5 – 1 cm, dùng Hắc Tùng và Mã Vĩ Tùng làm thân ghép. Thân ghép bụng tốt nhất là thân cành đã sinh từ 3 – 4 năm, vỏ trơn nhẵn,
khỏe mạnh. Cành lão hóa, có vết nứt rõ, không làm thân ghép. Trước khi ghép, đem thân tia cắt hai lần, để tiện ghép còn để cảnh ghép được ánh mặt trời chiếu đủ. Căn cứ vào sự to nhỏ của thân gỗ, dùng dao sắc cắt nghiêng 1/2 đến 1/3 thân gỗ, dài gần với mặt cắt của cành ghép, góc độ cắt 30° là thích hợp, đem cành ghép cắm vào miệng, ghép miệng chuẩn, dùng băng nhựa buộc chặt lại (như
hình 65). Qua năm thứ hai cắt đi 1/2 hoặc 1/3 lá kim của thân ghép, năm thứ ba lại cắt toàn bộ lá kim cho cành ghép sinh trưởng mạnh, ngày mưa hoặc khi tưới nước, không được để thấm nước, đợi khi miệng ghép liền lại, mới có thể tưới thoải mái.
Phương pháp ghép bụng còn có thể đổi mũ, cây đào ngoài đồng về to khỏe thân tốt, giống kém, sau khi nuôi dưỡng từ 2 – 4 năm, có thể ghép bụng nhiều ngọn giống chúng loại tốt. Như một cây Hắc Tùng thân tốt, đã sống qua vài năm, tỉa thưa làm thân ghép căn cứ vào cỡ to nhỏ của cây, chọn cành Tùng Năm Kim đã được 1 – 2 năm, trên cành của gỗ ghép bụng. Sau khi cành ghép sống được, mỗi năm cất bỏ gỗ trên cành ghép, từ đó đạt mục đích đổi mũ.
- Ghép dựa
Một số cây quý lạ hoặc to khoẻ, tuổi khá lâu dùng cách ghép dựa dễ sống hơn ghép kiểu khác.
Ghép dựa không những có thể nảy sinh chậu cảnh quý lạ, cũng có thể đối mũ cho giống cây kém phẩm chất, cũng có thể ghép thêm cành, rễ cho chậu cảnh khuyết cành, rễ (hình 66). Ghép đựa cành, thân, rễ nên dùng các cách khác nhau.
Thời gian ghép dựa nên làm vào kỳ cây sung sức, mùa mưa dầm và ngày âm u không nên ghép. Ghép dựa củng cần cắt thân gỗ và cảnh ghép ăn khớp, bó chật, ghép hợp hai làm một. Khi đã ổn, cắt cành lá của thân cho cành ghép thay mũ cây trước.
Nếu cây già loại kém, dùng cây loại tốt có cả bộ rễ ghép dựa, cho thành loại tốt. Cũng vậy, một cây mẹ loại tốt, dùng cây loại kém trồng chậu, dễ ghép dựa cây mẹ loại tốt. Vào mùa sinh trưởng, chia thân gỗ và cành ghép, căn cứ vào thân lớn nhỏ, gọt miệng từ 2 – 4 cm, sâu bằng 1/2 – 1/3 đường kính, so đều buộc chặt lại (hình 67).
Đem giống cây lá to, ghép dựa trên cành cây mẹ loại tốt, tạo hình đẹp, đợi khi miệng ghép lành lặn, đem cành ghép và cây mẹ tách ra, đồng thời cất bỏ cành ghép. Theo cách ghép này, trên một cây mẹ tốt có thể ghép thành năm bảy cây tốt lành, lý tưởng (hình 68).
Đem thân gỗ và cảnh ghép, mỗi cái gọt đi một mảng, họ cây ăn khớp buộc chặt lại, cảnh ghép, nếu mang rễ, có thể trồng chậu mà cũng có thế trồng xuống đất sát thớt gỗ ghép.
Sau khi miệng cắt liển, cắt bỏ mắm trên chỗ ghép và mầm cành ghép phía dưới.
Bổ sung cành
Khi một chậu cây thân bị khuyết cành, có thể dùng giống cây đồng loại ghép dựa, bể sung
cành. Ở chỗ khuyết cành, cắt ngang hốc máng lỗi, băng bó chặt chẽ (hình 69).
Bổ sung rễ
Cây đào ngoài núi rừng tạo hình đẹp có điều hay khuyết rễ nên bất toàn, rễ khuyết có thể dùng cách ghép dựa thêm. Trong mùa sinh trưởng chọn mầm cây cùng giống tùy to nhỏ, lớn bé, hướng rễ phải
phù hợp với nơi khuyết rễ, đào lên, trừ rễ chính ra, rễ cạnh cắt bỏ, và ngắt một phần cành lá. Ở mặt ghép dựa cố giữ điểm mầm, đợi khi miệng ghép liền cắt bỏ mầm ghép dựa vào, nuôi điểm mầm đó làm cành, chờ vết thương của nó liền lại. Phương pháp ghép dựa gần giống cách thêm cành, như Phong Tam Giác đào được ở núi rừng tạo hình tốt, vì rễ khuyết không hoàn mỹ. Đầu tiên đem cây ấy trồng xuống, năm thứ hai vào mùa hè, ở vùng rễ khuyết của một máng sâu đến gỗ. Chọn một cây phong tam giác, đào lên gọt ăn khớp với rãnh máng của thớt gỗ, có thể ở chỗ ghép dựa, đệm thêm một máng nhựa bó lại, đợi sau khi mối ghép liên lại, cắt bỏ đầu cành trên gỗ, hoặc dùng định sắt đóng, ghép rễ bổ sung (hình 70).
Ghép mầm
Là phương pháp lấy mắm của cành mà ghép. Trong quá trình tạo hình chậu cảnh, ghép mầm có thể đổi mới mũ cây, cũng có thể coi là biện pháp ghép cành. Ưu điểm của nó là, trên cành nhỏ của thân chỉ có một số mầm ghép. Đợi khi sống được, hãy tỉa cắt – lấy bỏ. Đối mới một số giống cây vỏ dày, đều có thể dùng cách ghép mầm. Như cây sống hoang, ghép mầm đào có hoa, cây mai sống hoang, ghép mầm mai có hoa, tường vì mọc hoang, ghép mầm Nguyệt Quý hoa nhỏ… Ghép mầm có các
phương pháp: Ghép mắm hình chữ “J”, mầm chữ “I”, mầm lắp vào, ghép mầm bọc lồng.. Thời gian ghép mầm tốt nhất, vào tháng 7 – 8 như cây Vương, vỏ và vùng gỗ dễ cắt lìa, ghép mầm phải tránh ngày mưa, buổi sớm/tối tiến hành, 4 – 5 ngày trước khi ghép mầm, tùy đất và cây, bón phân, tưới nước, thúc đẩy cây ra nhựa, để dễ bóc vỏ. Với thớt gỗ đối mũ trước khi ghép, cần cắt bỏ cành lá ở chỗ ghép mầm, để dễ thao tác.Vỏ cây ở chỗ ghép mầm, cần trơn nhẵn bằng phẳng, mầm cành nhánh chủng loại lý tưởng, nó còn phải đầy đặn, vì lúc ghép mầm, khí hậu khô hanh, nhựa dễ bốc hơi, cho nên lấy mầm, ghép mầm cần làm ngay, lấy một mầm ghép một mầm (hình 71).
Ghép mầm hình chữ “J”: Trên chỗ ghép mầm, cắt miệng như hình chữ “J”. Mầm ghép vào cần giữ chuôi lá, nhét vào miệng chữ “J” cho khớp (hình 72).
Ghép mầm nhiều đầu: Cây già đào được ngoài núi rừng, hình đáng đẹp, hoặc cây đã thành kiểu dáng trồng nhiều năm, chủng loại của nó không phong phú. Ngoài xẻ ghép, cắt ghép, đổi mũ ra, trên một cây có nhiều cành ghép mầm, nhiều đầu đổi mũ, mỗi cành có thể ghép vài mầm (hình 73).
Ghép rễ
Cây đào được ngoài núi rừng hoặc khi đảo (đổi) chậu tỉa, cắt, thường thường có thể có kiểu rễ khả lý
tưởng, có thể dùng cách ghép rễ đổi mũ. Vào tháng 3 khi đảo chậu, đem rễ tốt rửa sạch sẽ, cắt rễ, lông tơ và rễ canh dư thừa, tuỳ rễ to nhỏ, dùng cách xẻ ghép hoặc cắt ghép, đổi mũ. Chọn cành đã sống 1 – 2 năm cùng một giống làm cành ghép giữ 2 – 3 mầ, sau khi ghép, sống được, nới dây bó và để lộ rễ ra, là có một cây cảnh mới.
(4) Điêu khắc
Trong chế tác chậu cảnh, thường cần điêu khắc để biểu hiện nét đẹp “tĩnh trong động” cái gọi là kiểu thân khô, kiểu ngọn khô (còn gọi là xá lợi can, thần chi). Cái đẹp đó không phải thân khô trống rỗng, chất gỗ mục bệnh hoạn và sau khi điêu khắc, thân, cành như xương sắt rắn rỏi, gò lên có tiếng, tuy do người làm, giống như trời tạo, có sức quyến rũ lòng người. Các nhà nghệ thuật chậu cảnh Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc thường dùng chân bách, đỗ tùng, tùng năm kim tạc thành “xá lợi can, thần chí”, hòa cảnh quan khô, tươi của cây trong thiên nhiên, thu gọn trong chậu cảnh, có thể chạm vào, thể hiện nghệ thuật đỉnh cao! Chất gỗ điêu khắc cần cứng rắn, chống mục nát, tồn tại lâu dài. Những cây gỗ mềm xốp như câu kỷ, phù phương đằng, tử đằng.. không thích hợp. Cây gỗ đáng điêu khắc là loại bách như chân bách, thích bách, trắc bách, thứ đến loại tùng như hắc tùng, tùng năm kim, rồi đến loại cây tạp như kế mộc, câu cốt, tước mai, phong tam giác, sồi và loại thưởng ngoạn quả như thạch lựu. Thân cảnh điêu khắc phải có số tuổi qui định, vừa có thể dùng thân cành khô hoặc thân cành cần cắt đi để điêu khắc, vừa có thể ở trên thân, cành đang sống, điêu khắc. Loại cây tạp, tốt nhất dùng hai loại vừa kể trên. Điêu khắc nắm vững mặt thưởng ngoạn, khô và tươi đối tỉ, lấy
và bỏ đường cây hút nước khác hoạ hình thể, sự chuyển tiếp của tuyến mạch, to và nhỏ đối tỉ, xử lý mặt cắt ..
(1) Điêu khắc
Trước khi điêu khắc, chuẩn bị sẵn dụng cụ như: Bút vạch, khoan điện, dao khắc lớn nhỏ đủ cỡ, búa, cưa, giấy nhám, thuốc chống mục
Đầu tiên cắt bỏ thân cành dư thừa (hình 75), sau đó xác định về mặt thưởng ngoạn. Về mặt thưởng ngoạn, phải phù hợp với các đặc trưng sau: Thân cây uốn trái hoặc phải có “tính lính động” rõ nét; trọng tâm mũ nóc hơi nghiêng chếch mà không đổ về phía sau.
Sau khi xác lập về mặt thưởng ngoạn, cấu tứ điêu khắc có thể vẽ phác hình đạng đối xứng phần gỗ tươi khô thưa, rậm. Trong tình huống thông thường, cây sống lớn hơn gỗ khô, nếu thể khô hạn chế hoặc cần làm nổi tính đặc sắc, cũng có thể lấy phần khô làm chủ. Mặt khô phải tập trung, dưới mũ, trong mũ hoặc ngoài mũ cây các khổ khác, điểm xuyết sơ làm đối ứng. Chú ý quan sát “ngọn ngành đầu đuôi” của cành sống, để tránh “lỡ tay” điêu khắc. Giống cây như tước mai rất rõ ràng, xẻ một đường hút nước, tất nhiên chết một đoạn cành, nên khi thao tác phải hết sức thận trọng (hình 76).
Dàn ý xong, có thể khởi sự, lợi dụng thân cành mới khô, nên sớm tiến hành, vì chưa xử lý phòng mục, dễ mục nát. Với thân cành sống nên nuôi trong chậu từ 3 – 4 năm, cho rễ phát triển, cành lá rậm tốt, thân cành khỏe mạnh hãy tiến hành. Nên khởi công vào tháng 3 – 4, vì giữa mùa hè, không lợi cho cây, về mùa thu, vết cắt khó liền, qua mùa đông cũng không nên điêu khắc lớn, nên làm vào tháng 2 -3 trước khi cây nảy mầm.
- 1/- Căn cứ bản phác thảo dùng bút màu khoanh nơi cần khắc.
- 2/- Dùng dao cắt, bóc vỏ ra, để lộ chất gỗ cần khắc, đường cắt hút nước của nó phải bằng phẳng, trơn tru, thông suốt, dễ liền lại, gồ lên đẹp mắt.
- 3/- Khoét mặt gỗ ra, vẽ phác hướng chảy của rãnh chính, rồi hãy khoét. Sau khi phác xong đại thể, tiến hành khắc kỹ cục bộ, gọt bỏ dấu vết thô thiển. Khi khắc xong, dùng giấy nhám, sẽ lần lượt theo rãnh trên dưới chà đều. Sau đó cần nén ép mài nhãn, nếu chỗ khắc tương đối ẩm, có thể hong chỗ mát vài tháng, khô rồi hãy mài. Sau một tháng, nơi khắc đã khô, có thể bôi hợp
chất với lưu huỳnh vài lần (hình 77, 78).
(2) Tạo hình thân cành
Trong khi điêu khắc, còn phải tạo hình thân cành.
Nguyên tắc tạo hình là: Thần chi của loại bách thường kỵ đường thẳng, góc cứng cong queo, hình cây nên vận quanh, rãnh máng phản minh, cành cây lên xuống thanh thoát, biến hóa nhiều vẻ, thân chỉ của loại tùng, kỵ vận vòng quanh, góc chuyến cong queo, rãnh máng không rõ; nên góc cứng cong queo, thẳng nhiều cong ít, thần chi loại cây tạo giữa khoảng hai cách kể trên, căn cứ vào phác
thảo tạo hình ban đầu, cắt bỏ cành lá rườm rà, bóc vỏ cây thân cành, gọt sạch lớp vỏ ngoài, khi mặt ngoài khó, mài nhẵn, lúc cành chưa khô, còn uốn nắn được, dùng dây kẽm vít bó thành hình đã định (hình 79).
Mặt cắt trên cành phải tự nhiên, không nên quá nhọn hoặc bằng phẳng, không để dấu vết mài uốn. Nếu mặt cắt khá lớn, có thể khắc nó thành vết sẹo tự nhiên, chỗ tiếp giữa cành và thân phân cắt lớp nó cũng cần khác thành kiểu tự nhiên (hình 80), tuyến khắc rãnh của cành nên đối ứng với nét khắc với thân chính mang nét mỹ cảm nghệ thuật “một
nơi là thành, như nối liên như tách rời”.
Với các cây tạp, thân to lớn, hoặc có phản hư chết, có thể điêu khắc cải tạo. Như một chậu thạch lựu, thân nó khá cao hoặc chết, có thể khắc thành kiểu thân khô, sẽ có một nét riêng. Lại như cây phong tam giác lớn, có thể khắc tạo thành kiểu “khô phong”. Cụ thể là: vào tháng 3 – 4 cuối xuân, đem lớp vỏ cần khắc, bóc gọt hết, chừa lại cành làm đường hút nước không tỉa cắt, cho cây sinh trưởng, thúc đẩy đường hút nước ở vết thương liền lại. Khoảng tháng 12 đến tháng 2 năm sau, là có thể khắc, mài, chống mục.
Bất luận khắc hình thức nào, rãnh điêu khác của nó không được chứa nước, bởi chứa nước dễ mục nát nên mặt ngoài phải làm trơn nhẵn. Nếu thấy cục bộ mục nát thì kịp thời gọt bó, ngăn nó lan rộng, rãnh kỵ vòng vèo chạy ngang, nên chuyển hướng dọc, phải phù hợp tự nhiên, gần tự nhiên, theo tự nhiên.
Sau khi khắc thân trần, cây không có vỏ bảo vệ, lại thêm gió mưa, nắng sấy, dễ mục, dễ bệnh. Cho nên mặt ngoài phải kịp thời làm sạch vết bẩn, thu dọn vệ sinh mặt chậu, đặt nơi thông gió có ánh sáng chiếu, đồng thời phòng mục, đặc biệt mùa xuân mưa dầm, mùa hạ ẩm ướt. Sau khi khác thân lộ trần, dễ mục ruỗng, cho nên trước sau cơn mưa, dùng nước trong sạch rửa nơi điêu khắc. Sau khi hong khô, xử lý tiêu độc, rồi bôi thuốc chống mục.
(5) Phương pháp tạo hình khác
Xẻ
Dùng phương pháp xẻ để xoá vết tích nhân tạo, khiến mặt cắt hiện xẻ tự nhiên. Khi có cành nhỏ nảy ra chướng mắt, có thế xẻ bỏ. Cành non yếu, xé, vết xé càng dễ liền. Cành hoa như mai… không tiện cắt bỏ cũng có thể xẻ, sửa cành, để tăng số hoa, đợi hoa nở xong hãy cất bỏ.
Trên thân cành xẻ, hơi khắc gọt, tạo nét tự nhiên cho nó. Nếu thân cành khá to, có thể trước dùng dao chém vào gỗ, rồi xé ra.
Tuỳ tạo hình
Đối với loại cây to lớn như Hoàng Dương, mai, phong tam giác… có thể tùy sự tạo hình, xẻ đôi, xẻ nghiêng. Như một cây qua tử, hoàng dương to khỏe, có thể dùng cưa phân đôi nó ra, làm thành hai cây, bằng xẻ nghiêng, chặt đi 1/3. Cây sống mạnh như thích bách, đầu tiên trồng xuống đất, vào mùa sinh trưởng. Sau 3 – 5 năm, vít bó tái tạo hiệu quả rất tốt (hình 81)
Cơi
Có cành nào còi nhỏ, có thể khía vỏ, dọc theo cành, khẽ cơi lớp vỏ lên không thể để đứt và bảo trì vỏ cơi thích đáng, cho nó chóng lành sau một tháng, vỏ cơi gỗ lên. Giống như cây đã già giận, lớp vỏ dày sinh trưởng nhanh, như du, phong tam giác.. dùng cách này hiệu quả rõ rột.
Gõ
Có đoạn cây nào to nhỏ quá độ, hoặc muốn biến cây non trẻ thành chỉ chít vết sẹo, có thể dùng gậy gõ ở đầu cần gõ. Sau khi gõ để kích thích khiến tế bào cây tăng tốc phình to, và trông như già cỗi. Khi gõ, nên gõ vào đầu hạ, lúc cây sung sức lợi cho vết thương liênlại. Phương pháp gõ hoặc cơi nên thận trọng dùng, nếu làm vừa khéo, thì hãy làm.