- Biên tập: Dũng Cá Xinh
- Người dịch: Hạnh Nguyên
ENGLISH
This extremely slow growing, very tough plant will live in your home for many years, providing a distinctly Asian accent. Sago palm (Cycas revoluta) looks like a palm, but isn’t, and looks like a fern, but isn’t. It’s a cycad, an ancient family of plants that reached their heyday during the age of dinosaurs. Their seeds are borne in cones, marking them as gymnosperms, like ginkgos and pine trees. Young plants are fern-like, 2 to 3 feet tall. The short trunk is 1 inch thick in young plants and as much as 8 inches thick in older ones, at which point it looks a little bit like a shaggy brown pineapple, clothed in fibrous brown leaf bases in an attractive basketweave pattern. Leaves are pinnately compound (feather-like), 2 to 3 feet long, and are borne in a rosette at the top of the trunk. They look soft, but they’re surprisingly stiff to the touch. Glossy and dark green, the hard foliage almost feels plastic. The individual leaflets are very narrow and have strongly recurved edges. Young plants make only one or two new fronds each spring.
It can take five or six years to grow a full crown of foliage. Older specimens add a whole rosette of new leaves to the crown each spring. Like all cycads, sago palm is dioecious, meaning plants are either male or female. Female plants produce seeds in structures called megasporophylls, and male plants produce pollen-bearing cones (strobili).
This plant (especially its seeds) is poisonous to people and pets, with a fatality rate of 50 to 75%. Fortunately, it is extremely unlikely that your sago palm could ever make seeds, and the stiff leaves are very difficult to chew. Nevertheless, if you suspect a victim has been poisoned, call your local emergency hotline, poison control center, or vet.
OPTIMUM HOUSEHOLD ENVIRONMENT
Read the Introduction for the specifics of each recommendation.
MEDIUM LIGHT.
Sheer curtains filtering the light from a south, east, or west window provide just the right environment.
LOW TEMPERATURE.
Daytime 65 to 75°F, night- time 55 to 65°F.
LOW WATER.
Water whenever the top of the potting medium becomes dry to a depth of 2 inches.HUMIDITY. Mist twice a week with a spray bottle of water on a mist setting, or use a handheld mister. Put the pot in a saucer or tray of water, making sure the bottom of the pot never sits directly in the water by raising the pot up on pot feet or pebbles.
POTTING MEDIUM.
Use any good organic, general-purpose potting soil that incorporates organic fertilizer, mycorrhizal fungi, and other beneficial microbes.
FERTILIZER.
Use any organic fertilizer, in either a powder or liquid formulation, where the first number (nitrogen) is higher than the other two. Apply once a month. Stop feeding in winter.
POTTING.
When sago palm needs up-potting, shift it to a container with a diameter 2 inches larger than the current pot. Up-pot again every three years or so until it is as big as you want it to get.
PROPAGATION.
Sago palm is easy to propagate from seed. Seeds are vermilion but are rarely produced indoors.
COMMON PROBLEMS
Watch for scale insects (page 262) and root rot (page 272).
TIẾNG VIỆT
Vạn Tuế (Sago palm) là loại cây phát triển cực kỳ chậm và rất cứng cáp. Loại cây châu Á đặc trưng này sẽ sống ở nhà bạn trong nhiều năm. Vạn Tuế (Cycas Revuta) trông giống như một cây Cọ nhưng không phải cây Cọ. Chúng còn giống như cây Dương Xỉ, nhưng cũng không phải vậy. Đó là cây thuộc chi Tuế, một họ thực vật cổ xưa đã đạt đến thời kỳ hoàng kim trong thời đại khủng long. Hạt được sinh ra trong các tế bào hình nón, là cây hạt trần như cây Bạch Quả và cây Thông. Cây non giống cây Dương Xỉ, cao từ 60 đến 90cm. Thân cây ngắn, dày 2.5cm ở cây non và dày tới 20cm ở cây già. Lúc đó, nó trông hơi giống như một quả dứa màu nâu xù xì, được bao bọc bởi các gốc lá màu nâu dạng sợi theo cấu trúc rổ đan bắt mắt.
Các lá mọc thành chùm (hình lông chim), dài từ 60 đến 90cm, và mọc thành hình hoa thị ở đầu thân cây. Chúng trông mềm mại, nhưng thực tế chúng khá là cứng nếu chạm vào. Lá bóng và có màu xanh đậm, các tán lá cứng, nhìn như nhựa dẻo. Các lá chét riêng lẻ rất nhỏ và có các cạnh cong vào bên trong. Các cây non chỉ đẻ một hoặc hai lá mới vào mỗi mùa xuân.
Cây có thể mất năm đến sáu năm để phát triển toàn bộ tán lá. Mỗi mùa xuân, các lá non mới lại mọc lên, nằm trên lá cũ. Giống như tất cả các cây chi Tuế, Vạn Tuế là cây lưỡng tính. Điều này có nghĩa là cây có thể là cây đực hoặc cây cái. Cây cái sinh ra hạt trong bộ phận được gọi là đại bào tử (megasporophylls), và cây đực tạo ra nón mang phấn (strobili).
Loại cây này (đặc biệt là hạt của nó) có độc đối với người và vật nuôi, tỷ lệ tử vong từ 50 đến 75%. May mắn thay, rất ít khả năng Vạn Tuế tạo ra hạt và những chiếc lá cứng của nó cũng rất khó nhai. Tuy nhiên, nếu có ai đó bị ngộ độc, hãy gọi đến đường dây nóng, trung tâm kiểm soát chất độc hoặc bác sĩ thú y tại địa phương của bạn.
MÔI TRƯỜNG TỐI ƯU TRONG NHÀ
Đọc phần Giới thiệu để biết chi tiết cụ thể của từng khuyến nghị.
ÁNH SÁNG VỪA.
Ánh sáng gián tiếp qua rèm từ cửa sổ hướng Nam, Đông hoặc Tây cung cấp môi trường thích hợp cho cây.
NHIỆT ĐỘ THẤP.
Nhiệt độ thích hợp ban ngày từ 18 đến 24°C, ban đêm từ 13 đến 18°C.
ÍT NƯỚC.
Tưới nước khi mặt trên của bầu bắt đầu khô đến độ sâu 5cm.
ĐỘ ẨM.
Phun sương hai lần một tuần bằng bình xịt phun sương, hoặc sử dụng máy phun sương cầm tay. Đặt chậu cây vào khay chứa nước và đảm bảo đáy chậu không tiếp xúc trực tiếp với nước. Bạn có thể đỡ chậu bằng chân đế của chậu hoặc đá cuội.
CHUẨN BỊ BẦU ĐẤT .
Sử dụng các loại đất bầu đa năng, hữu cơ tốt kết hợp phân hữu cơ, nấm rễ và các vi sinh vật có lợi khác.
PHÂN BÓN.
Sử dụng các loại phân bón hữu cơ ở dạng bột hoặc dạng lỏng, trong đó hàm lượng Nitơ cao hơn hai thành phần còn lại. Bón phân mỗi tháng một lần. Ngừng bón vào mùa đông.
SANG CHẬU.
Khi cây cần thay chậu, hãy chuyển nó sang chậu có đường kính lớn hơn 5cm so với chậu hiện tại. Thay chậu ba năm một lần cho đến khi cây lớn như bạn muốn.
NHÂN GIỐNG.
Vạn Tuế rất dễ nhân giống từ hạt. Hạt có màu đỏ son nhưng hiếm khi cây có hạt khi sống trong nhà.
CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
Đề phòng rệp vảy (trang 262) và bệnh thối rễ (trang 272).