[Ebook Việt Hoá] BONSAI and HOUSEPLANTS for Beginners – Anne Duval – What Plants Like (Cây cảnh thích gì)

  • Nguồn: [Ebook Việt Hoá] BONSAI and HOUSEPLANTS for Beginners – Anne Duval (Bonsai và Cây Cảnh trong nhà Houseplants cho người mới bắt đầu)
  • Biên tập: Dũng Cá Xinh (Tháng 08/2021)
  • Dịch: Vui Nguyễn  

English 

If your plant is stressed in any way; if it’s getting too much water, if it’s not getting enough light, etc., just know that it’s much more susceptible to pests, diseases and viruses. We’re going to start with basic principles for plant care.

Water

When it comes to interior plants, water is my favorite topic, because most people do it way too often. Once a week, sometimes less, is all indoor plants really need. You want the top quarter to half of the soil to feel dry before you water again. Remember, the roots travel downward towards the bottom of the pot.
 
I water my plants every ten to fourteen days, depending on how they look. I’ve been working with and enjoying houseplants for so long that it’s instinctual for me. You might want to schedule watering for every Sunday so you don’t over do it. If that top portion of the soil is still moist, then skip it for at least a few days. Put it in your calendar so you can keep track.
 
You want the water to run all the way through the plant, but have no more than a quarter to half inch accumulate in the saucer. If there’s too much water in the saucer the roots can rot out.
healthy roots = healthy plants
 
Roots are the foundation of the plant and they need oxygen to breath. If you water your plants too much, then you’re depriving the roots of the oxygen they need.
Here are some important things to know when it comes to watering:
  • Use room temperature water. We wouldn’t like ice cold or boiling hot water poured on us either.
  • Speaking of ice cold, don’t dump your ice cubes into your houseplants.
  • The larger the pot, the more soil it holds and the slower it will dry out.
  • Plants in lower light dry out slower and need less water.
  • If the top of the soil is still moist, resist the urge to water it even though it’s been ten days since the last watering.
  • If the soil of your plant’s pot is covered with moss or rocks, it will dry out slower.
  • Different plants will dry out faster or need more water than other plants.
  • Water your houseplants less often in the winter, because it’s a slower growth time. Back off with the liquid love because they like to rest a bit.
  • Put your plants out in the rain to flush out some of the buildup in the soil. Make sure it’s not a cold, hard, driving rain. Tie them to something if you can so they don’t blow over. It’s a great way to clean off the foliage too.
  • If the soil smells or you see tiny flies (fungus gnats), your plant is too wet.
  • Don’t keep saucers full of water. Remember, you don’t want the roots to rot out.
  • If your plant has totally dried out, this is one time you want to soak it well. Water it in a pail or saucer and let the roots drink that water up for fifteen minutes. Don’t water it every day, but let it come back up to its prior happy condition and then resume watering it as needed.

Guidelines for Watering

These guidelines can be applied to all plants. You’ll find a link back to this page on each plant page in the “List of Plants” section.
 
I wish I could tell you “water your Pothos every six days” and “water your Rubber Plant every eight days” but it’s not that cut and dry. Watering amounts will vary depending on the plant and pot size, as well as the temperature, lighting and humidity in your home. Most plants in this book have an average to low need for water.
 
  • Average : Water when the top quarter to half of the soil is dry. Water every one to two weeks.
  • Low : Allow the top half of the soil to dry out. Water every two to three weeks.
  • Lower than low : No more than every three weeks. Succulents fall into this category and know that you will kill them fast if they are kept too wet.
  • If you throw both hands up in the air when it comes to watering houseplants but still want a little greenery in your nice cozy home, here are a few things you should consider:
  • A moisture meter :  I’ve never used one, but there are a variety of them on the market. They tell you when to water your plants.
  • A Watering App : It reminds you when to water your plants. This one is free so it’s worth checking out: Waterbot: Plants Watering.
  • Self-watering pots : You can find different styles and colors to suit your decor.
  • Self-watering inserts and reservoirs: These go inside the decorative pot. With these last two options, you keep the reservoirs full and the plants drink up the water as they need it.

Light

Light is essential to all plants; they need it to photosynthesize. Simply put, this is the process by which they use sunlight to the make food that makes them green. Then they give off oxygen – we want that. One of the keys to the survival of your plants is finding the right amount of light they need.
 
Most houseplants in this book like bright light but nothing direct or scorching for hours on end. In their native environments, most of them grow under the canopies of trees. The greenhouses they’re grown in are glass, fiberglass or plastic but are whitewashed or shade clothed to filter out the strong sun.
 
Many plants will adapt to lower light situations but will grow much slower. If your plant isn’t getting enough light, the growth will be leggy and spindly. The leaves could be smaller, appear less green, and may turn yellow. If the light is too strong, the leaves will burn and you’ll see large brown dry patches. They could look parched or faded but too much light might actually be the culprit.
  • Rotate your plants every now and then. They grow towards the light because they need it to produce chlorophyll, which is what keeps them green. Nobody wants to tan on only one side!
  • Plants are like people – they like it dark at night to sleep. This is why some of the plants in commercial environs can suffer. Make sure your lights are turned off for at least six hours so your plants get the shuteye they need.
  • Move your plants a bit throughout the seasons. They might need this as the light changes. A few inches can make a big difference.
  • Don’t have your plants up against glass. Ouch – this will burn them. On the other hand, cold glass can do damage too.

Guidelines for Light

These guidelines can be applied to all plants. You’ll find a link back to this page on each plant page in the “List of Plants” section.
 
These will vary a bit depending on the number of windows you have, trees shading your house, and if you keep your curtains or blinds closed. Use your common sense to figure it out. Your plants will let you know if they’re happy or not.
  • High Light : Southern exposure with five to six hours of direct sun coming in the windows every day. Make sure your plants are a good distance from the windows or they’ll burn. In most cases, high light doesn’t mean hot, direct sun. As a rule, the higher the light and the warmer the temps, the more water your plant will need. Western exposure in combo with southern exposure is brightest.
  • Medium Light : Western or eastern exposure with three hours of direct sun coming in the windows every day. Southern exposure would be okay too if the plant was a good distance from the window. Six to eight hours of bright light would fit the bill too.
  • Low Light: Northern exposure with no direct sun coming in the windows. All day electric lighting would be fine too. Know that low light is not no light.
These next few paragraphs are a quick summarization of how to supplement light levels. If your lighting is adequate, then skip right on to temperature.
 
Natural light is best for houseplants but oftentimes our homes just don’t have enough of it. And, as ruled by Mother Nature, there’s less of it in the winter. It’s important to know that high and medium light plants need
natural light. The mix of fluorescent and incandescent lighting that I will be referring to below is for low light plants and low to medium light plants only.
 
Fluorescent lighting gives plants the blue light they need. Most of us don’t think that tube lighting is too attractive or appealing. We wouldn’t want to hook a fluorescent light system up in our homes so it’s good to know that CFL (compact fluorescent lights) bulbs exist. These just screw into a standing or tabletop light fixture which takes at least a hundred-watt bulb. How many you need depends on how low your light levels are.
 
Houseplants also need red light which is provided by incandescent lights. You want a nice balance of both fluorescent and incandescent light, in a ratio of two to one. Be sure not to leave your lights on all night. Even plants in low light situations require at least six hours of darkness.

Temperature:

I’m not going into detail about this but, if your home is comfortable to you, then it should be so for your plants too. The greenhouses that they’re grown in are also air conditioned and heated to keep the temperature relatively constant.

Humidity:

The plants in this book, succulents aside, really like humidity. Most homes, unless you live in the desert, offer decent enough humidity. There are ways to increase humidity if you think you must.
 
You can buy a humidifier; there are actually some tabletop models on the market. Another way to increase humidity is to spray the plant with water, but that gets a little labor intensive. Plus, your floor may not be very happy if you do it every day. Glasses of water can be put around the plant or tucked inside the decorative container. Lastly, trays or saucers filled with pebbles and water will help. Just make sure the grow pot does not sit directly in the water.

Air Circulation:

Remember, these plants are grown in greenhouses with fans and vents to the outside world. They do like air from the great outdoors, but the plants in this book were used in office environments with recycled air and little circulation. Most of them had a good survival rate.
  • When the weather warms up, be sure to open your windows if you can.
  • Keep plants out of tight corners and places with little natural air and circulation.
  • A ceiling fan or small fan will help circulate the air in your home if need be.

Fertilizing:

I’m not big on fertilizers for plants in the garden, but I do believe in them for houseplants. The soil gets “old” after a while and loses nutrients. However, resist the urge to do it too often. Salts from the fertilizers can build up in the soil and you don’t want that. A white crust will form on the soil, the ends of the leaves will look burned and damage can be done to the roots.
 
If that happens, be sure and take your plant to the sink, tub, or outside to give it a good flushing. If you water has a lot of salts in it, this will be an ongoing problem.
 
Over fertilizing is as bad as if not worse than over watering. You will burn the roots of your plants.
 
Fertilizing twice a year is usually enough and should only be done during the active growing season, which is Spring through late Summer.
  • Use an organic fertilizer that you water in.
  • Use the fertilizer at less than the recommended dose. That way you won’t overdo it.
  • Never fertilize plants when they are bone dry. Water first, wait five to seven days and then fertilize. You don’t want to stress the plant or burn the roots.
  • Two organic houseplant fertilizers to try:
  • Organics Rx Indoor Plant Food
  • Houseplants Alive!

Cleaning:

Plants are like people. We all like to be clean. The dust and dirt that builds up on the leaves can block their pores. Plants need to breath, and if you keep them clean, they’ll look better too.
 
If you can’t take them outside or want to do it in the colder months, then use a damp, soft towel or rag to wipe down plants with larger leaves. The method works great for plants like Dracaena Janet Craig, Ficus lyrate and Aspidistra.
 
You can also use a spray bottle filled with room temperature water and mist the heck out of them. A little white vinegar plus a few drops of a mild dish soap added will help with the cleaning. If this is going to be long, drawn out process then be sure to cover the surface of your plant’s soil so it doesn’t get drenched. And, be sure to protect your floors because the soap will be slippery or could damage them.
 
There are some natural leaf shines out there, as well as recipes to make your own, but I don’t think they are necessary.
 
Some additional cleaning tips to keep in mind:
  • Never use oils to clean and polish your plants.
  • If your plants are really dusty and dirty, consider use a soft brush or soft toothbrush (for smaller plants) to give them a good cleaning.
  • Clean on a regular basis so the grime doesn’t build up.
  • A rain shower is a great way to clean your plants.
  • Jades and Aloes don’t like cleaning in the winter. Take them outside and give them a good hose down when the weather warms up.

Pruning

I love to prune and must admit that I’m a bit of a maniac with the Felcos in my garden. However, I very rarely prune my houseplants, because there’s rarely a need. There are a few reasons why you may need to do it, and if one of them arises, just make sure your pruners or scissors are very clean and sharp. You can find a blog post and a video tutorial showing how to clean and sharpen your pruner s on my website.
Reasons to prune:
  • Remove brown tips caused by salts in the water, dry air or irregular watering.
  • Thin out leaves, stems or branches, whether it be for aesthetic reasons or for the health of the plant.
  • Control shape
  • Restrict height
  • Propagation

Soil

Many plants come from the growers planted with a good amount of crushed, dark orange lava rock or perlite mixed in. This aids with drainage and keeps them from rotting out. You don’t want your plant in heavy soil. When you need to transplant it, be sure to use a good, organic potting soil. Make sure it specifies on the bag that it’s suitable for indoor plants or houseplants.
Jade plants, snake plants, and aloes must have soil with excellent drainage to keep them on the dry side. You can use the same potting soil that you would for the other plants in this book, but be sure to keep them very dry. You can also add some small crushed rock, perlite, or horticultural sand to lighten the soil and amend the drainage. Or, you can buy a mix that is specially formulated for cactus and succulents.
  • Just be sure not to use a regular planting mix, because it’s way too heavy for houseplants.
  • The soil needs to drain. Make sure the pot they’re growing in has drain holes.

Repotting

The rule to follow is this: the more a plant grows, the larger a pot it will need to accommodate the root growth. Think of it like this: children need bigger shoes as their bodies get bigger. Houseplants do grow slower than plants in the garden, so don’t feel the need to repot every year.
 
I increase the size of a pot about every three years and only go up one pot size. Use your common sense when transplanting. If a plant is eight feet tall and crammed in a ten inch pot then you could easily go to a fourteen inch grow pot.
 
Here’s how I do it: lay down a sheet or tarp to protect the floor. Then run a knife or pruning saw, depending on the circumference of the pot, around the very edge of the root ball to loosen it away from the pot. Chances are it won’t just fall out easily, so squeeze the pot to help it on its way. I’ve had to step on (gently – no lead foot stomping here) and rotate the pots of floor plants to get them out. If all else fails, cut the grow pot away if you can.
 
Cover the drain holes of the new pot with pieces of coffee filters. This keeps the fresh, loose soil you’ll add in from falling right out. You could use a layer of newspaper for this because it works just fine too.
 
Eyeball the depth, or height, of the root ball to so see how much soil needs to be dumped into the bottom of the pot. You can measure the root ball and then measure inside the pot if this works better for you.
 
At this point, you can water that soil in so it compacts down. Add more soil in to build it back up if needed. I tend to do this step dry and then water it all at once at the end. I leave the root ball up an extra inch or so because the weight of the root ball will pull it down. How much you leave it up depends on the overall weight of the plant – you can always go back in a month or so and top dress with a little more soil.
 
Fill in around the sides of the root ball with soil, water in and viola, you’re done.
 
Some additional repotting tips to keep in mind:
  • If your plant is getting too tall, prune it down and then repot it a couple of months later. Doing both at the same time may make it unhappy.
  • Make sure the pot you’re planting it into is clean.
  • Be gentle with the roots. You can knead to loosen them a bit but no heavy manipulation here please.
  • Don’t fertilize your plant when you transplant. Wait at least a month or so until it has settled into its new home.
  • If you plant directly into a decorative pot, then you may have to sacrifice that pot when you go to transplant it. I once had to break an urn-shaped ceramic pot because I just couldn’t get the root ball out.

Propagation

Not everyone who has houseplants wants to propagate them so I’m going to touch lightly on this topic.
Most houseplants can be propagated in water if the stems aren’t too great in diameter. I always take my cuttings at an angle. Make sure you have a node or two below the water line at all times. The higher up the water line, the higher up the roots will appear. This will matter if you want the plant to have more stem (cane).
Plants like Dracaeanas and Scheffleras which have gotten leggy can be rejuvenated by cutting the canes down to the desired height. Nodes with new growth will eventually appear. This will take a while so be patient.
Air layering is a bit more complicated and time consuming. So is the seed method. Palms are propagated this way. Best, and easiest, to stick with the first two methods of propagation

Tiếng Việt

Dù cây bị căng thẳng khi nhận quá nhiều nước, không nhận đủ ánh sáng, v.v., thì chúng vẫn dễ bị sâu bệnh, nhiễm bệnh và vi rút hơn nhiều. Chúng ta sẽ bắt đầu với các nguyên tắc cơ bản về chăm sóc cây trồng.

Nước

Khi nói đến cây nội thất, nước là chủ đề yêu thích của tôi, vì hầu hết mọi người đều tưới nước quá thường xuyên. Cây trồng trong nhà chỉ cần tưới nước mỗi tuần một lần, đôi khi ít hơn. Bạn có thể đợi ¼ hoặc ½ số đất khô rồi mới nên tưới tiếp. Hãy nhớ rằng rễ cây luôn phát triển xuống dưới.

Cứ 10-14 ngày tôi sẽ tưới nước một lần, tùy thuộc vào chúng trông thế nào. Tôi đã làm việc với cây nội thất và tận hưởng chúng trong một thời gian dài, dài đến mức đó đã là bản năng của tôi rồi. Bạn có thể lên lịch tưới nước cho cây vào Chủ nhật hàng tuần để không quá bận bịu. Nếu phần trên cùng của đất vẫn còn ẩm, thì hãy đợi ít nhất vài ngày. Ghi chú vào lịch để bạn có thể theo dõi.

Bạn muốn cung cấp đủ nước cho cây nhưng không muốn chúng tích tụ quá ¼ đến ½ inch trong đĩa. Nếu có quá nhiều nước trong đĩa, rễ có thể bị thối rữa.

rễ khỏe mạnh = cây khỏe mạnh

Rễ là nền tảng của cây và chúng cần oxy để thở. Tưới quá nhiều nước nghĩa là bạn đang lấy đi oxy cần thiết của rễ.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần biết khi nói đến việc tưới nước:

  • Sử dụng nước ở nhiệt độ phòng. Chúng không thích nước đá lạnh hoặc nước nóng.
  • Nói đến đá lạnh, không được đổ nước đá lạnh vào cây trồng trong nhà.
  • Chậu càng lớn thì càng giữ được nhiều đất và tốc độ khô càng chậm.
  • Cây trong điều kiện ánh sáng thấp sẽ khô chậm hơn và cần ít nước hơn.
  • Nếu phần trên cùng của đất vẫn còn ẩm, bạn không nên tưới nước cho dù đã mười ngày kể từ lần cuối cùng tưới cây..
  • Nếu đất trong chậu cây bị bao phủ bởi rêu hoặc đá, nó sẽ khô chậm hơn.
  • Mỗi loại cây khác nhau sẽ có tốc độ khô và nhu cầu về nước khác nhau.
  • Vào mùa đông, tưới nước ít hơn cho cây vì đó là thời gian cây sinh trưởng chậm. Bón phân chậm lại vì cây cũng thích nghỉ ngơi.
  • Đặt cây ngoài trời mưa để loại bỏ các chất tích tụ trong đất. Đảm bảo đó không phải là một cơn mưa lạnh, buốt giá. Cố định cây vào một vật nào đó để chúng không bị thổi bay. Đó cũng là một cách tuyệt vời để làm sạch tán lá.
  • Nếu đất có mùi hoặc bạn thấy ruồi nhỏ ( ruồi ăn nấm), lúc này cây của bạn đang quá ướt.
  • Đừng để đĩa đầy nước để tránh bị thối rễ.
  • Nếu cây đã khô hoàn toàn, đã lúc cần tưới nước. Tưới nước vào thùng hoặc đĩa trong vòng 15 phút để rễ hút nước. Đừng tưới nước hàng ngày, nhưng hãy để cây trở lại trạng thái vui vẻ trước đó, sau đó mới tiếp tục tưới nước khi cần thiết.

Hướng dẫn tưới nước

Những cách này có thể áp dụng với tất cả các loại cây. Bạn sẽ thấy một liên kết quay lại trang này trên mỗi trang trong phần “Danh sách thực vật”.

Ước gì tôi có thể nói với bạn “tưới nước cho cây Trầu Bà (Pothos) sáu ngày một lần” và “tưới nước cho cây trường sinh (Rubber Plant) tám ngày một lần” nhưng bạn biết đó mọi thứ nó có thể thay đổi. Lượng nước tưới sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại cây và kích thước chậu, cũng như nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm trong nhà. Đa số các loại cây trong cuốn sách này có nhu cầu về nước từ trung bình đến thấp. 

  • Trung bình: Tưới nước khi ¼ đến ½ bề mặt đất khô. Tưới nước một đến hai tuần một lần.
  • Thấp: Tưới nước khi đất khô ½. Tưới nước hai đến ba tuần một lần.
  • Thấp hơn mức thấp: Không quá ba tuần một lần. Cây mọng nước thích hợp với kiểu tưới này, chúng sẽ chết nếu quá ẩm ướt. 
  • Nếu bạn bó tay với việc tưới cây nhưng vẫn muốn có cây xanh trong ngôi nhà ấm cúng xinh xắn của mình, thì đây là một số điều bạn nên cân nhắc:
  • Máy đo độ ẩm: Tôi chưa bao giờ sử dụng, nhưng có rất nhiều loại trên thị trường. Chúng cho bạn biết khi nào thì nên tưới cây.
  • Ứng dụng Tưới nước: Nhắc bạn khi nào cần tưới cây. Cái này miễn phí nên rất đáng để thử. Hãy tìm kiếm Waterbot: Plants Watering.
  • Chậu tự tưới: Bạn có thể tìm thấy nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau phù hợp với không gian trong nhà.
  • Chậu và bình chứa nước tự tưới: Những vật dụng này được bố trí trong chậu. Với hai lựa chọn cuối cùng này, bạn sẽ giữ chậu cây luôn đầy nước, cây có thể uống nước khi chúng cần.

Ánh sáng

Ánh sáng cần thiết đối với tất cả các loài thực vật; chúng cần ánh sáng để quang hợp. Nói một cách đơn giản, đây là quá trình chúng sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất diệp lục. Sau đó, chúng cung cấp oxy mà chúng ta cần. Một trong những chìa khóa cho sự sống còn của cây là tìm được lượng ánh sáng thích hợp mà chúng cần.

Hầu hết các loại cây trồng trong nhà trong cuốn sách này đều thích ánh sáng chói nhưng không phải ánh sáng trực tiếp hoặc thiêu đốt trong nhiều giờ liên tục. Trong môi trường tự nhiên chúng phát triển dưới những tán cây. Nhà kính chúng sống được làm bằng thủy tinh, sợi thủy tinh hoặc nhựa nhưng cần được quét vôi trắng hoặc phủ vải che nắng để lọc bớt ánh sáng mạnh.

Nhiều loại cây thích nghi được với điều kiện ánh sáng yếu nhưng chúng sẽ phát triển chậm hơn nhiều. Nếu cây không được cung cấp đủ ánh sáng, chúng sẽ còi cọc, khẳng khiu. Lá cây có thể nhỏ hơn, kém xanh hơn và có thể chuyển sang màu vàng. Nếu ánh sáng quá mạnh, lá cây sẽ bị cháy xém với những mảng khô lớn màu nâu. Nếu chúng trông héo úa, ánh sáng trực tiếp có thể là thủ phạm.

  • Thỉnh thoảng hãy xoay cây để chúng hấp thụ đều ánh sáng. Cây trồng thường hướng về phía ánh sáng bởi chúng cần nó để tạo ra chất diệp lục, chất giữ cho cây luôn có màu xanh. Không ai muốn bị rám nắng một bên!
  • Thực vật cũng giống như con người – chúng thích ngủ vào ban đêm. Đây là lý do tại sao một số cây trồng trong các khu kinh doanh hay bị ảnh hưởng. Đảm bảo tắt đèn trong ít nhất sáu giờ để cây có được ánh sáng cần thiết.
  • Thay đổi vị trí cây qua các mùa. Chúng có thể cần điều này khi ánh sáng thay đổi. Một vài cm cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn.
  • Đừng để cây sát kính, chúng sẽ đốt cháy đó. Mặt khác, kính lạnh cũng có thể gây hại cho cây.

Hướng dẫn về ánh sáng

Những cách này có thể áp dụng với tất cả các loại cây. Bạn sẽ thấy một liên kết quay lại trang này trên mỗi trang trong phần “Danh sách thực vật”.

Điều này sẽ thay đổi tùy thuộc vào số lượng cửa sổ bạn có, cây cối che nắng cho ngôi nhà của bạn và nếu bạn luôn đóng rèm hoặc màn che. Sử dụng cảm nhận của mình để tìm ra vị trí đặt cây. Cây sẽ cho bạn biết liệu chúng có hạnh phúc hay không.

  • Ánh sáng cao : tắm nắng hướng Nam trực tiếp từ 5 đến 6 giờ mỗi ngày. Đảm bảo cây cách cửa sổ một khoảng phù hợp để không bị cháy. Trong hầu hết các trường hợp, ánh sáng cao không có nghĩa là ánh sáng mặt trời nóng và trực tiếp. Theo quy luật, ánh sáng càng cao và nhiệt độ càng ấm thì cây của bạn càng cần nhiều nước. Ánh sáng phía Tây kết hợp với ánh sáng phía Nam là sáng nhất.
  • Ánh sáng trung bình: Tắm nắng phía Tây hoặc phía Đông trực tiếp ba giờ mỗi ngày. Tắm nắng hướng Nam cũng sẽ tốt nếu cây cách cửa sổ một khoảng phù hợp. Sáu đến tám giờ là phù hợp.
  • Ánh sáng yếu: Phơi sáng phía Bắc và không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào cửa sổ. Ánh sáng điện cả ngày cũng ổn. Chú ý rằng ánh sáng yếu (low light) chứ không phải là không có ánh sáng (no light).

Đoạn tiếp theo là tóm tắt nhanh về cách bổ sung mức độ ánh sáng. Nếu ánh sáng của bạn đã phù hợp, hãy chuyển sang phần nhiệt độ.

Ánh sáng tự nhiên giúp cây trồng trong nhà phát triển tốt nhất nhưng đôi khi trong nhà chúng ta không có đủ ánh sáng. Dưới sự cai trị của Mẹ Thiên nhiên, mùa đông sẽ có ít ánh sáng hơn. Những loại cây cần ánh sáng trung bình và cao sẽ cần ánh sáng tự nhiên. Sự kết hợp giữa ánh sáng đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt mà tôi sẽ đề cập dưới đây chỉ dành cho cây có ánh sáng yếu và cây có ánh sáng thấp đến trung bình.

Ánh sáng huỳnh quang cung cấp cho cây ánh sáng xanh mà chúng cần. Hầu hết chúng ta không nghĩ rằng ánh sáng đèn ống quá hấp dẫn hoặc lôi cuốn. Nếu bạn không muốn lắp đặt hệ thống đèn huỳnh quang trong nhà thì không sao, chúng ta vẫn có bóng đèn CFL (đèn huỳnh quang compact). Chỉ cần lắp chúng vào thiết bị chiếu sáng đứng hoặc để bàn ít nhất 100w. Mức độ sáng sẽ tùy thuộc vào mức độ ánh sáng yếu của bạn.

Cây trồng trong nhà cũng cần ánh sáng đỏ của đèn sợi đốt. Bạn sẽ có sự cân bằng đẹp mắt giữa ánh sáng huỳnh quang và đèn sợi đốt, theo tỷ lệ 2:1. Không nên để đèn sáng suốt đêm. Ngay cả những cây trồng trong điều kiện ánh sáng yếu cũng cần ít nhất sáu giờ trong bóng tối.

Nhiệt độ

Tôi không đi sâu vào vấn đề này, nhưng nếu nhà bạn khiến bạn thoải mái, thì cây trồng cũng phải như vậy. Nhà kính cũng cần được trang bị điều hòa và máy sưởi để giữ nhiệt độ tương đối ổn định.

Độ ẩm

Các loại cây trong cuốn sách này, trừ xương rồng, rất thích độ ẩm. Đa số môi trường sống, trừ sa mạc, cần cung cấp đủ độ ẩm phù hợp. Có nhiều cách để tăng độ ẩm cho cây nếu cần thiết.

Bạn có thể mua máy tạo độ ẩm; thực tế trên thị trường đang có sẵn một số mẫu. Một cách khác để tăng độ ẩm là xịt nước cho cây, nhưng cách này hơi tốn công. Thêm vào đó, sàn nhà sẽ “không vui lắm” nếu bạn xịt nước hàng ngày. Có thể đặt những cốc nước xung quanh cây hoặc đặt bên trong thùng trang trí. Cuối cùng, khay hoặc đĩa chứa đầy sỏi và nước sẽ rất có ích. Chỉ cần đảm bảo rằng không ngâm chậu trực tiếp trong nước.

Lưu thông không khí

Những cây này được trồng trong nhà kính có quạt và lỗ thông hơi. Chúng thích không khí thoáng mát bên ngoài nhưng những cây trong cuốn sách này được trồng trong môi trường văn phòng với không khí tuần hoàn và ít lưu thông. Đa phần chúng đều có tỷ lệ sống sót cao.

Khi thời tiết ấm dần lên, nhớ mở cửa sổ nếu có thể.

Không để cây ở những góc chật hẹp và những nơi có ít không khí tự nhiên lưu thông.

Quạt trần hoặc quạt nhỏ sẽ giúp lưu thông không khí nếu cần.

Bón phân

Tôi không quan tâm nhiều đến bón phân cho cây trồng trong vườn, nhưng cây trồng trong nhà thì ngược lại. Đất sẽ bị “già cỗi” và mất chất dinh dưỡng sau một thời gian. Tuy nhiên, không nên bón phân quá thường xuyên. Muối từ phân bón có thể tích tụ trong đất. Trên đất sẽ hình thành một lớp màng màu trắng, đuôi và mép lá sẽ trông như bị cháy và có thể gây hại cho rễ cây.

Nếu điều đó xảy ra, hãy mang cây vào bồn rửa, bồn tắm hoặc bên ngoài để xả sạch muối. Nếu bạn tưới nước có nhiều muối cho cây bạn sẽ phải rửa đất liên tục.

Bón phân quá nhiều cũng nguy hiểm như tưới nước quá nhiều. Rễ cây sẽ dễ cháy xém.

Bón phân hai lần một năm là đủ và chỉ nên bón phân trong mùa sinh trưởng, thường là từ mùa xuân đến cuối mùa hè.

  • Sử dụng phân hữu cơ khi tưới.
  • Sử dụng ít phân bón hơn liều lượng khuyến cáo. Bằng cách đó, bạn sẽ không lạm dụng nó.
  • Không được bón phân khi chúng hết nước. Tưới nước trước, đợi năm đến bảy ngày rồi mới bón phân. Làm thế sẽ giúp cây không bị căng thẳng hoặc cháy rễ.
  • Bạn có thể thử hai loại phân bón hữu cơ cho cây trồng trong nhà:
  • Organics Rx cho cây trồng trong nhà
  • Houseplants Alive!

Làm sạch

Thực vật cũng ưa sạch sẽ như con người. Bụi bẩn tích tụ trên lá có thể làm bít tắc lỗ chân lông của chúng. Cây cần thở, nếu bạn giữ chúng sạch sẽ, chúng cũng sẽ đẹp hơn.

Nếu bạn không thể mang chúng ra ngoài trời hoặc muốn vệ sinh cây trong những tháng lạnh hơn, hãy sử dụng khăn ẩm, mềm hoặc giẻ để lau những cây có lá lớn. Phương pháp này có hiệu quả tốt đối với các loại cây như cây Phát tài (Dracaena Janet Craig), cây Bàng Singapore (Ficus lyrata) và Tỏi rừng (Aspidistra).

Bạn cũng có thể sử dụng bình xịt nước ở nhiệt độ phòng để rửa cây. Một chút giấm trắng cộng với một vài giọt xà phòng sẽ giúp cây sạch hơn. Nếu quá trình này diễn ra lâu thì hãy che phủ bề mặt đất để cây không bị ướt. Hãy chú ý bảo vệ sàn nhà vì xà phòng sẽ làm chúng trơn trượt hoặc có thể làm hỏng chúng.

Có một số cách làm lá sáng tự nhiên, cũng như các công thức để bạn tự làm, nhưng tôi nghĩ chúng không cần thiết.

Một số mẹo làm sạch cây bạn cần ghi nhớ:

  • Không được sử dụng dầu để làm sạch và đánh bóng cây.
  • Nếu cây có nhiều bụi bẩn, có thể sử dụng bàn chải mềm hoặc bàn chải đánh răng mềm (đối với cây nhỏ) để làm sạch.
  • Làm sạch thường xuyên để bụi bẩn không tích tụ.
  • Vòi hoa sen là một dụng cụ tuyệt vời để làm sạch cây.
  • Phỉ thúy (Jade) và Lô hội (Aloe) không thích lau chùi vào mùa đông. Đưa chúng ra ngoài và ngâm vào nước khi thời tiết ấm lên.

Cắt tỉa

Tôi yêu cắt tỉa và phải thừa nhận rằng tôi có hơi cuồng cắt tỉa cây trong vườn nhà. Tuy nhiên, tôi rất hiếm khi cắt tỉa cây trồng trong nhà vì chúng ít khi có nhu cầu. Khi bạn cần cắt tỉa cây, hãy đảm bảo dụng cụ cắt tỉa hoặc kéo cắt tỉa sạch và sắc. Bạn có thể tìm thấy bài viết và video hướng dẫn cách làm sạch và làm sắc máy cắt tỉa trên trang web của tôi.

Những lý do nên cắt tỉa:

  • Loại bỏ các ngọn cây có màu nâu do muối trong nước, không khí khô hoặc tưới nước không đều.
  • Tỉa mỏng lá, thân hoặc cành, cho dù đó là vì lý do thẩm mỹ hay vì sức khỏe của cây.
  • Kiểm soát thế cây
  • Hạn chế chiều cao của cây

Đất

Nhiều loại cây được trồng trong hỗn hợp đất có chứa đá nham thạch màu cam sẫm hoặc đá trân châu đã được nghiền nát, trộn vào. Hỗn hợp này giúp thoát nước và giữ cho cây không bị thối rữa. Bạn không muốn cây của mình ở trong đất cứng. Khi trồng cây, hãy sử dụng một hỗn hợp đất tốt, hữu cơ. Xem kĩ xem trên túi ghi rõ loại đất đó phù hợp với cây trồng bên ngoài hay trồng trong nhà.

Cây Phỉ thúy (Jade plant), cây Lưỡi hổ (Snake Plant) và cây Lô hội (Aloes) phải trồng trong đất thoát nước tốt. Bạn có thể sử dụng cùng một mẫu đất mà bạn sẽ làm cho các cây khác trong cuốn sách này, nhưng hãy đảm bảo giữ chúng thật khô. Bạn cũng có thể thêm một ít đá dăm nhỏ, đá trân châu hoặc cát làm vườn để làm đất tơi xốp và điều chỉnh hệ thống thoát nước. Hoặc, bạn có thể mua hỗn hợp được pha chế đặc biệt cho xương rồng hoặc cây mọng nước.

Chỉ cần đảm bảo không sử dụng hỗn hợp trồng thông thường, vì nó quá cứng đối với cây trồng trong nhà.

Đất cần thoát nước tốt. Đảm bảo chậu chúng đang ở có lỗ thoát nước.

Thay chậu

Cần tuân theo quy tắc: cây càng phát triển thì chậu càng phải lớn để phù hợp với sự phát triển của rễ. Tương tự như việc trẻ em cần những đôi giày lớn khi chúng lớn lên. Cây trồng trong nhà phát triển chậm hơn cây trồng trong vườn, vì vậy bạn không cần phải thay chậu hàng năm.

Tôi tăng kích thước chậu khoảng ba năm một lần và chỉ tăng một cỡ. Dùng cảm nhận của bản thân khi thay chậu. Nếu cây cao 8 feet (244 cm) và được trồng trong chậu 10 inch (25 cm) thì bạn có thể dễ dàng chuyển sang chậu trồng dài 14 inch (35 cm).

Đây là cách tôi thực hiện: trải một tấm giấy hoặc tấm bạt để bảo vệ sàn nhà. Sau đó, tùy theo chu vi của chậu mà dùng dao hoặc cưa cắt tỉa đào xung quanh mép của rễ cây để nới lỏng nó ra khỏi chậu. Có thể sẽ không lấy cây ra dễ dàng được, vì vậy hãy giữ chắc chậu để nhấc cây ra dễ hơn. Tôi đã phải nhẹ nhàng di chuyển và xoay chậu cây để lấy chúng ra. Nếu vẫn thất bại, hãy cắt chậu cây ra.

Che các lỗ thoát nước của chậu mới bằng các miếng phin cà phê. Điều này giúp đất tơi xốp mà bạn thêm vào không bị rơi ra ngoài. Bạn có thể sử dụng một lớp báo để lót.

Ngắm xem với độ sâu hoặc chiều cao của bầu rễ thì cần thêm bao nhiêu đất để đổ vào đáy chậu. Bạn có thể đo bóng rễ và bên trong chậu nếu cách này phù hợp với bạn hơn.

Lúc này, bạn có thể tưới nước vào đất để nó nén chặt lại. Đổ thêm đất vào nếu cần. Tôi thường lấp đầy hết, sau đó tưới nước cho tất cả cùng một lúc. Tôi để bóng rễ cao hơn một inch (2,5 cm) khi tưới nước do trọng lượng của bóng rễ sẽ kéo nó xuống. Bạn để lại bao nhiêu cm tùy thuộc vào trọng lượng tổng thể của cây. Sau một tháng hoặc lâu hơn, bạn có thể xem xét xem có cần phủ thêm một ít đất hay không.

Đổ đất, tưới nước và viola xung quanh bầu rễ là hoàn thành.

Một số mẹo thay chậu cho cây bạn cần ghi nhớ:

  • Nếu cây quá cao, hãy tỉa bớt cành và sau vài tháng thì thay chậu. Tiến hành cả hai việc cùng một lúc sẽ không đạt kết quả tốt.
  • Đảm bảo chậu cây sạch sẽ.
  • Hãy nhẹ nhàng với bộ rễ. Bạn có thể trộn đều để nới lỏng hỗn hợp nhưng không cần quá mạnh tay.
  • Không bón phân cho cây khi sang chậu. Chờ ít nhất một tháng hoặc lâu hơn cho đến khi cây ổn định.
  • Nếu bạn trồng trực tiếp vào chậu trang trí, bạn sẽ phải hy sinh cái chậu đó khi cấy. Có lần tôi đã phải làm vỡ chậu gốm vì tôi không thể nào lấy cây ra được.

Nhân giống

Không phải tất cả những người có cây trồng trong nhà đều muốn nhân giống chúng, vì vậy tôi sẽ đề cập một chút về chủ đề này thôi.

Hầu hết cây trồng trong nhà có thể được nhân giống trong nước nếu thân cây có đường kính không quá lớn. Tôi luôn cắt vát cành. Đảm bảo luôn có một hoặc hai mắt lá ngập trong nước. Nước càng nhiều thì rễ mọc ra càng nhiều. Điều này vô cùng quan trọng nếu bạn muốn cây có nhiều thân (mía).

Những cây có thân dài như Thiết mộc lan (Dracaenas) và Ngũ gia bì (Schefflera) thì bạn có thể cắt các đốt cây đến độ dài mong muốn để tạo cây mới. Từ các mắt lá sẽ dần phát triển thành cây mới. Quá trình này sẽ tốn chút thời gian, vì vậy hãy kiên nhẫn.

Chiết cành cũng phức tạp và tốn thời gian hơn một chút. Gieo hạt cũng vậy. Các cây thuộc họ cau dừa đều được nhân giống theo cách này. Để có kết quả tốt nhất và dễ dàng nhất, hãy thực hiện theo 2 cách này.


Xem thêm các phần khác của sách

Trả lời

0988110300
chat-active-icon