Địa lan châu Á

Địa lan châu Á
Đánh giá

.Các loại Địa Lan với nguồn gốc từ Trung Hoa, dần được lan truyền và phổ biến đến các khu vực Châu Á và ngày nay lan rộng ra cả thế giới. Những người yêu lan coi đó là một đạo lý và đạo chơi lan và họ truyền bá nó tới rộng khắp mọi nơi.

1. Một khám phá

Trong suốt cuộc hành trình tới Phương Đông, tôi đã thuyết minh một sự đánh đánh giá mới cho các loài Địa Lan Á Châu. Trước thời gian này, tôi rất đam mê lan, có vài cây Địa lan Á Châu trong bộ sưu tập, nhưng các cây kém phát triển này đã bị xếp xó trong nhà kính, đó là điển hình báo trước cho các cây phải vật lộn để sống sót. Đó cũng là động lực thúc đẩy tôi đi tìm lý do tại sao các cây của tôi kém phát triển, tôi đã không hiểu các cây của tôi cần gì.

Các loại Địa Lan mà tôi đã quan sát tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản là các đối tượng nghiên cứu của tôi. Chúng tươi tốt, hoành tráng, khoẻ mạnh, duyên dáng và cho ra những cành hoa đẹp, thơm ngát.

Bí quyết nào đã được người trồng lan sử dụng để có được các cây đẹp và tràn đây sức sống? Liệu với một chút tìm tòi tôi có thể tái tạo ra các điều kiện đó trong nhà kính của tôi và đạt được các kết quả tương tự hay không? Thắc mắc trên đã trở thành niềm thôi thúc tôi đi giải mã các bí mật của cây Địa lan Á Châu. Tại mỗi quốc gia tôi ghé qua, tôi đã dành một số thời gian để tới các miền quê, thăm những người trồng lan, thảo luận các điều kiện sinh trưởng và cố gắng học hỏi các bí quyết của họ.

Từ những cuộc thảo luận đó, tôi đã tập hợp được thành một tập nghiên cứu về các nhân tố truyền thống, kỹ thuật và phương pháp để cây khoẻ mạnh. Trên đường trở về Mỹ, tôi bắt đầu ứng dụng các phương pháp này cho bộ sưu tập các cây Địa Lan Á châu của tôi. Và như vậy, sự tìm hiểu lại của tôi đã khiến tôi trồng được các cây Lan độc.

2. Chuyện Địa Lan Á châu

Ở Trung Quốc, Địa lan trở thành một phần của câu chuyện thậm chí có từ trước nền Văn minh phương Tây. Suốt câu chuyện Trung Hoa Địa Lan đã là biểu tượng tuyệt vời và mối giao hảo cũng như kiến thức về loài hoa thanh tao và ngát hương thơm. Vào khoảng năm trăm năm trước Công nguyên, Khổng Tử đã so sánh hoa Lan với các phẩm chất đạo đức trong giáo dục:

dia-lan-chau-a Địa lan châu Á

Bông hoa Lan cô độc, đứng, tô điểm cho mặt núi, tỏa hương thơm vào không khí khó có gì có thể diễn tả được. Một người quân tử, học đạo đức và triêt lý thì thường là người hào hoa phong nhã, không giàu có gì.

Khổng Tử cũng đã ví Hoa lan là “Vua của hương thơm” (…vương giả chi hương,…???) một chân lý còn mãi với thời gian và vẫn đúng cho tới ngày nay. Đã có nhiều cuộc tranh luận của những người mê lan về mối liên quan và tính kế thừa giữa các loại lan giữa các quan điểm đã tồn tại vào khoảng 500 năm TCN và ngày nay.

Thời xưa, giới quý tộc sưu tầm các loại Địa Lan. Các loại lan thường được khai thác ở các vùng núi cao và được mang về trồng. Các tính chất tự nhiên của cây làm cho nó có giá trị. Giới quý tộc thường tìm kiếm trồng và chăm sóc các loại Địa Lan mang các đặc điểm riêng (cây độc). Các loại lan độc được giải thưởng cao, sẽ được họ chia tách ra. Vua chúa và quan lại thưởng thức các bông hoa đặc biệt. Họ trồng cây vào các chậu được chế tác rất tỉ mỉ công phu và thường được trao đổi hoặc dâng tặng cho quan lại. Dĩ nhiên, cây càng độc thì càng có giá trị. Các buổi đàm đạo được bắt đầu bên bàn trà, đốt hương trầm và luận về hoa Lan và các điều kiện trồng nó.

Thời nhà Nguỵ, vào khoảng năm 220 đến 265 sau công nguyên, nghệ thuật trồng lan của tầng lớp quý tộc được phát triển cao hơn, họ đã đặt ra các tiêu chuẩn cho hoa Lan trưng bày làm cảnh. Các giá trị đó đã thay đổi Cho đến thời nhà Đường năm 618 đến 907 Sau công nguyên và được trưng bày ở các vườn lan, giá trị và tính phổ thông của hoa Lan đã làm cho nó đến được với tầng lớp trung lưu. Thậm chí, với tính phổ thông ngày càng cao của Địa Lan, đạo chơi lan được phát triển lên mức độ cao dưới thời nhà Đường với nhà thơ nổi tiếng đời Đường là Lý Bạch.

Hoa lan sáng tỏa hương thơm ngát trong ngọn gió xa,
Hương thơm trinh nguyên cuộn chảy thành dòng.

Xuất xứ từ Trung Hoa, tính phổ biến của các loại Địa lan được lan truyền đến các khu vực của Châu Á và ngày nay lan ra cả thế giới. Nó là một đạo lý và đạo chơi lan được truyền bá rộng khắp bởi những người yêu lan, và trong văn hoá Á châu nó được tôn trọng, để cho và nhận hoa Lan như một món quà tặng. Giống thư thời xưa, Địa Lan được coi là “món quà của sự kính trọng và bằng hữu”.

3. Các loại Địa Lan Trung Hoa

Tập hợp các loại Địa Lan gồm có 44 loại truyền thống có xuất xứ từ lục địa Châu Á. Địa lan Trung Hoa là một phân nhánh của tập hợp này gồm có 5 loại. Chúng được gọi là Cymbidium Jensoa. Nhiều tài liệu tham khảo gọi là Địa lan Châu Á hoặc gọi là Địa lan Trung Hoa, thực ra chúng được tìm thấy cả ở Trung Hoa, Đài Loan, Nhật Bản và trong các miền của Thái Lan và Việt Nam.

dia-lan-chau-a-2 Địa lan châu Á

Đã có sự không đồng nhất khi đối chiếu các văn bản Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản với các tài liệu phương Tây bởi vì cách đặt tên và có rất nhiều sự biến đổi tên trong các nhóm loài. Năm loài của Trung Quốc trùng với năm loài chính của dòng Cym Jensoa.

Những văn bản dịch tiếng Anh không liên quan đến thời kỳ ra hoa thực sự, hoặc mùi hương của loài. Mặc dù loại Faberi vô cùng thơm, xong đều là các loại Ensiolium, Karan, Georengii và một số biến thể của dòng Sinense. Có thể có đến 30 biến thể đã được ghi nhận trong mỗi nhóm Địa Lan.

Đây là những biến thể được xác định bởi màu sắc của hoa, dáng của lá và các biến thể màu lá. Được tìm kiếm nhiều nhất là những cây mang biến thể về màu hoa và biến thể về lá. Những loài Địa Lan rất khó lai tạo, phải mất đến 5 năm mới có thể cho ra những cây lai và chúng đã có tại Châu Á. Cần có sự hiểu biết về vài đặc điểm cơ bản của cây để có thể hiểu tốt hơn về các loài biến thể và giá trị của cây.

4. Kết cấu của Cây

Cây Địa Lan Châu Á thường rất khoẻ mạnh. Mỗi sự tăng trưởng là một giả hành mà nó được tách ra từ các của bẹ khác hoặc củ của cây mẹ. Mỗi giả hành đều có một bộ rễ độc lập.

Rễ của cây Địa Lan Châu Á hoàn toàn trái ngược với rễ của loài Địa Lan lai, rễ của nó rất ít phân nhánh và vì vậy mà rễ không đan xen vào nhau. Thân cây mới thường từ 2-3cm và hẹp 1.5cm, rất ngắn. Thân cây phân nhánh từ mặt chậu và đỡ nhiều lá.

Giả hành đóng vai trò là nơi dự trữ nước và chất dinh dưỡng chính cung cấp cho cây. So với các loại lan khác, giả hành của Địa Lan nhỏ và không thể dự trức được nhiều nước, vì vậy cần phải tưới nước thường xuyên trong suốt quá trình sinh trưởng của chúng (Xem các điều kiện phát triển).

Những người sưu tầm lan Châu Á, đối với họ lá của Địa Lan gần như còn quan trọng hơn cả hoa. Tùy thuộc vào từng loài mà lá cây có thể dày và dài khác nhau. Ví dụ như loài Cym georengii có thể đến 1cm và dài 6inch, còn loại Cym Siense thì lại tận 4cm và cao đến 18inch. Lá cây phần lớn phẳng tuy nhiên một số có hình bầu dục như “Tu Er Lan” (Lan tai thỏ)

Một số biến thể khác bao gồm lá cong, vặn và xoắn, nhưng những hình thái của biến thể khảm (điểm nhiều đốm màu khác nhau) mới là điều quan trọng nhất đối với những người sưu tập lan. Biến thể khảm đã xuất hiện qua quá trình tiến hoá và tiến xa hơn qua quá trình lai tạo. Những biến thể đó có thể được phân loại thành vài loại dựa vào hình mẫu của biến thể và màu sắc. Nói chung, biến thể khảm được coi là các biến thể mạnh mẽ hơn, được quan tâm hơn và có giá trị hơn.

Khi so sánh với các loài Địa Lan khác, hoa của cây Địa Lan châu á thường nhỏ hơn hẳn. Ngồng hoa có thể cao gấp 2 lần chiều cao của cây. Tùy từng loài khác nhau mà số hoa, hình dáng hoa, hương thơm và thời gian tàn của hoa cũng thay đổi. Trong mỗi loại, các biến thể được đặt tên dựa vào màu sắc của hoa.

dia-lan-chau-a-3 Địa lan châu Á

Ví dụ đối với dòng Sinence, có các biến thể hoa mà hầu như được biến thiên từ màu đen chủ đạo, như sinense “San Chuan”, hoa có màu vàng tuyền như loại “Wu Tsu Tsai”, màu đỏ như sinense “Ta Ming” và có màu trắng tuyền như sinense “Bai Mo Su”. Các loại hoa có giá trị nhất là các loài có thuần một màu.

5. Địa lan châu á: Điều kiện phát triển tự nhiên

Cần hiểu được các điều kiện giúp lan phát triển một cách tốt nhất trong thiên nhiên để có thể hiểu tốt hơn nhu cầu sinh trưởng và phát triển của nó. Địa lan châu á đặc trưng sống ở các vùng núi cao, trên các mỏm đá bao bọc bởi các lùm cây và dưới các rừng tre. Dưới các điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ ở mức vừa phải và các cây cối cao che bớt ánh nắng mặt trời. Rễ của cây Lan được bao bọc bởi rễ tre và các mỏm đá.

Độ âm tăng trong khi nhiệt độ lại ngày càng giảm. Những trận mưa trên đỉnh núi phụ thuộc vào từng mùa, gió nhiều và khoảng cách từ núi tới biển. Thậm chí, vào mùa đông, không khí khô hơn và mưa ít.

Làm sáng tỏ trong môi trường sống tự nhiên, đôi khi có thể thấy rằng các cây Địa Lan ưa sống trong nhà trên bậu cửa sổ hoặc dưới ánh đèn, dòng Cym Sinence là dễ dàng nhất. Nó có thể thích nghi với điều kiện độ ẩm thấp hơn và phát triển mạnh mẽ nhất trong điều kiện nhiệt độ ôn hoà. Cây Cym Faberi yêu cầu độ ẩm cao hơn và không thể thích nghi với nhiệt độ cao hơn.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon