Nguồn: Bonsaiempire
Dịch: Admin codai.net NVDzung (11/10/2019)
Một trong những chủ đề được tranh luận rộng rãi nhất đối với hầu hết những người đam mê Bonsai là thành phần đất. Bonsai tốt không chỉ đơn thuần là trên thiết kế mà một cây Bonsai tốt còn cần phải là một cây khoẻ mạnh được trồng trên một chậu nhỏ và điều này khiến cây phụ thuộc rất lớn vào đất được sử dụng.
Có một thực tế là vẫn còn nhiều người hiểu sai rằng Bonsai bị tra tấn cho nhỏ lại, và điều này hoàn toàn sai. Bonsai cần có sự chăm sóc, quan tâm yêu thương và được cho là khoẻ hơn một cây trong tự nhiên do không gian bị giới hạn nơi nó được trồng. Dù là sự hiểu nhầm hoặc do việc xử lý chất lượng đất không tốt, vẫn có nhiều cây Bonsai được trồng với đất chất lượng kém, do đó ảnh hưởng đến sự phát triển chậm, tán lá không khoẻ mạnh hoặc thậm chí là cái chết đột ngột của cây.
Bởi vì Bonsai được trồng trong một lượng đất tương đối nhỏ trong suốt cả năm, và sự tồn tại của cây phụ thuộc vào chỗ đất này. Thông qua đất trong chậu, cây phải có thể lấy nước, chất dinh dưỡng và không khí để phát triển trong thời gian dài. Vì lý do này, một cây Bonsai phải được trồng trong đất Bonsai chất lượng tốt.
Chất lượng đất được sử dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sức sống của cây. Theo kinh nghiệm của tôi, những cây không khoẻ mạnh, thiếu sức sống thường được trồng trong đất Bonsai (thường là đất hữu cơ); hoặc tồi tệ nhất là được trồng trong đất thường. Đất như vậy dễ dàng bị cứng lại khi trời khô và không có lợi cho sự phát triển của cây cảnh. Nó rất có hại cho cây.
Các yêu cầu cần có ở đất trồng cây Bonsai
- Giữ nước tốt. Đất cần phải có khả năng giữ đủ lượng nước để cung cấp độ ẩm cho cây giữa mỗi lần tưới
- Thoát nước tốt. Nước thừa phải có khả năng thoát nước ngay lập tức từ chậu. Đất thiếu hệ thống thoát nước tốt sẽ giữ nước quá nhiều, gây thiếu khí và có khả năng tích tụ muối. Giữ nước nhiều quá sẽ làm thối rễ và chết cây.
- Thoáng khí. Các hạt được sử dụng trong hỗn hợp Bonsai phải có kích thước đủ lớn để cho phép có các khe hở nhỏ hoặc các túi khí giữa mỗi hạt. Bên cạnh nhu cầu Oxy cho rễ, điều quan trọng nhất là phải để vi khuẩn tốt, mycorrhizae sống để quá trình chế biến thức ăn sẽ diễn ra trước khi rễ cây hấp thụ và gửi đến lá để quan hợp.
- Một số loại đất vô cơ có cấu trúc tốt, cho phép thoát nước nhanh và cho phép không khí trong lành được len lỏi vào đất. Các loại đất hữu cơ được nén quá chặt mà không có bất kỳ cấu trúc nào, không thoáng khí cũng như thoát nước kém sẽ có thể dẫn đến sức khoẻ không tốt trong rễ và làm thối rễ cây.
Đất hữu cơ hay vô cơ
Hỗn hợp đất được mô tả là hữu cơ hoặc vô cơ. Các vấn đề thực vật chết như than bùn hoặc rác lá hoặc vỏ cây được mô tả là thành phần đất hữu cơ. Hỗn hợp đất vô cơ chứa ít hoặc không có chất hữu cư như dung nham núi lửa, canxit (đã nung) hoặc đất sét nung.
Đất hữu cơ
Trong những thập kỷ qua, những người đam mê Bonsai có xu hướng sử dụng hỗn hợp đất hữu cơ, sử dụng một tỷ lệ lớn than bùn, vỏ cây và rác lá trộn với đá xay để hỗ trợ thoát nước. Thời gian trôi qua, kiến thức và sự hiểu biết về cây Bonsai tăng lên, giờ đây hầu hết những người đam mê đều thừa nhận rằng các thành phần đất hữu cơ như than bùn không có lợi cho sức khoẻ và sức sống của cây.
Than bùn và các thành phần đất hữu cơ khác đều có nhược điểm; chúng có thể quá giữ nước, dẫn đến việc liên tục bị sũng nước, đặc biệt là trong thời gian mưa vào mùa thu, mùa đông và mùa xuân. Ngược lại, trong thời kỳ nhiệt độ cao, than bùn khô có thể khó tưới nước triệt để, để lại những đốm khô bên trong bóng rễ cây cảnh, và điều này sẽ có hại cho sự phát triển của lông rễ. Cây không có lông rễ khoẻ mạnh sẽ không bao giờ có được việc phân chia tán lá khoẻ mạnh; và cây mà không có được sự phân chia tán lá tốt sẽ mọc rất chậm hoặc thậm chí là chết.
Có thể vấn đề nghiêm trọng nhất đối với đất hữu cơ là mặc dù chúng có thể bao gồm các hạt có kích thước phù hợp khi cây Bonsai mới được trồng, chúng sẽ tiếp tục phân huỷ trong chậu Bonsai và trở nên bị nén chặt. Khi đất bị nén lại, nó sẽ không có không khí và thoát nước kém. Những loại đất úng và không có nước như vậy sẽ sớm làm nghẹt rễ và có thể dẫn đến rễ bị thối rữa và bệnh tật sẽ ập đến. Hơn nữa, đất bị nén sẽ gây ra các vấn đề như khó rửa sạch đất cũ hoặc dễ làm hỏng lông tóc có thể khiến cây Bonsai chết.
Đất vô cơ
Ưu điểm của đất vô cơ là chúng giữ cấu trúc mở trong một thời gian dài mà không bị phân huỷ thành bột nhão. Các vậy liệu vô cơ giữ lại một lượng nước nhất định và bất kỳ lượng dư thừa nào ngay lập tức được xả qua đáy chậu; Akadama là đất sét nung Nhật Bạn, Akadama là loại đất được lựa chọn bởi nhiều bậc thầy và người đam mê Bonsai. Điều này một phần là do giá của chúng tương đối thấp ở Nhật Bản, nơi có thể dễ dàng mua ở mọi nơi, nhưng lại khá đắt ở bên ngoài Nhật Bản. Tuy nhiên, trong khi Akadama được coi là một loại đất chất lượng tốt, nhưng trên thực tế không tốt hơn các loại đất sét nung rẻ hơn và dễ kiếm hơn có sẵn ở một số quốc gia. HƠn nữa, Akadama có thể phân huỷ thành chất rắn trong vòng 1 – 2 năm. Do đó, đất cũ cần được rửa sạch khỏi rễ một đến hai năm một lần. Vì lý do này, nó không được khuyến khích cho các loài không chịu được rễ trần thường xuyên (ví dụ như Thông – Pines).
Ưu điểm của đất núi lửa nham thạch
- Một loại đất vô cơ nữa cũng được coi là tốt nhất cho Bonsai là đất núi lửa nham thạch, nhưng không dễ dàng có được ở một số quốc gia nơi không tìm thấy núi lửa.
- Có nguồn gốc tự nhiên. Từ núi lửa chứa chất dinh dưỡng tự nhiên có lợi cho cây.
- Xốp. Độ xốp có lợi cho sự phát triển của lông rễ. Lông rễ khoẻ mạnh sẽ cung cấp cho sự ra tán lá đầy đủ năng lượng và dẫn đến việc cây khoẻ mạnh.
- Giữ nước tốt. Giữ nước là rất quan trọng để duy trình đủ lượng nước trong đất để giữ độ ẩm.
- Thoát nước tốt. Thoát nước tốt sẽ duy trì chất lượng của đất, tránh quá nhiều nước có thể gây thối rễ và làm chết cây.
- Sục khí tốt. Lưu lượng oxy tốt trong đất rất quan trọng đối với sự sống của vi khuẩn tốt, nấm cộng sinh rễ mycorrhizae cần xử lý thức ăn trong đất.
- Không dễ bị phá vỡ. Phá vỡ sẽ tạo thành đất dễ bị kết dính và làm xáo trộn hệ thống thoát nước và sục khí. Đất được nén chặt cũng sẽ làm xáo trộn sự phát triển của lông rễ và làm hỏng hệ thống rễ trong quá trình sang chậu.
- Trung tính trong PH. Các PH trung tính sẽ thích hợp cho các loại cây Bonsai.
- Rẻ. Dung nham núi lửa rẻ hơn nhiều so với các loại đất vô cơ khác và không tốn kém so với lợi ích của nó.
Ví dụ về cây Bonsai dùng đất từ nham thạch
Cây trồng được 2 năm. Bề mặt chậu có vẻ đã cứng lại nên cây cần được sang chậu.
Tình trạng đất sau khi được bứng gốc ra
Chỉ cần lắc nhẹ, đất sẽ tơi ra và rời ra khỏi rễ. Và rễ nhìn có vẻ rất khoẻ với các lông rễ nhiều.
Hệ thống rễ đã được duy trì một cách hoàn hảo và các sợi lông rễ không bị xáo trộn. Đây là điều kiện mà những người chơi Bonsai vô cùng mong đợi khi thực hiện thay chậu để đảm bảo cây Bonsai sẽ sống khoẻ sau khi sang chậu.
Tình trạng rễ khi sử dụng các loại đất khác nhau
Sử dụng đất nham thạch
Đây là rễ cây Bonsai được trồng trong chậu sau 2 năm. Khi lấy ra khỏi chậu, bóng rễ thể hiện tình trạng hoàn hảo khi rễ cây không có bất kỳ đất nào dính vào. Đây là kết quả của việc thoát nước tốt và thoáng khí của đất nham thạch. Điều kiện này đảm bảo sức khoẻ tốt của cây Bonsai.
Sử dụng đất vườn thông thường
Cây Bonsai này được trồng trong chậu 3 năm. Khi lấy cây ra khỏi chậu, phần bóng rễ chỉ bao gồm toàn đất nhão và không thấy lông rễ. Đây là kết quả của chất lượng đất tồi khi hệ thống rễ không thể mọc một cách khoẻ mạnh.
Sử dụng đất nham thạch
Đơn giản chỉ cần việc nhúng nhẹ vào nước, tất cả đất sẽ rời ra mà không ảnh hưởng đến hệ thống rễ và các lông rễ vẫn được bảo toàn tốt. Đây là kết quả của việc đất thoát nước tốt và không bị vụn ra bởi đất nham thạch. Điều kiện này cho phép cây Bonsai sẽ tiếp tục mọc nhanh hơn và sống khoẻ sau khi được sang chậu.
Sử dụng đất thường
Đất khá dính và chỉ có thể rửa sạch bằng cách phun nước áp lực cao, nhưng nó sẽ làm tổn thương bóng rễ. Đây là kết quả của việc đất dễ bị vụn, mùn, không thoáng khí và thoát nước kém. Cây Bonsai sẽ không thể mọc tốt trong điều kiện đất thế này. Mặc dù cây Bonsai này đã được trồng trong chậu hơn 3 năm, nhưng hệ thống rễ không mọc tốt với chỉ một vài lông rễ, và điều quan trọng là tất cả lông rễ sẽ bị phá huỷ và rửa trôi do bị bám quá chặt vào đất trong quá trình rửa. Việc này sẽ rất dễ giết cây nếu đều này xảy ra với cây lá kim (Thông và Bách Xù Junipers). Bằng cách thay bằng đất nham thạch núi lửa, nó sẽ làm cho cây Bonsai mọc nhanh hơn và khoẻ hơn.
Lời khuyên cho việc trồng cây và sang chậu
Mùa tốt nhất để trồng cây vào chậu hoặc sang chậu là đầu mùa xuân hoặc đầu mùa thu và không bao giờ xử lý vào mùa đông. Lý do là hầu hết các cây đang cho chồi mới bắt đầu từ mùa xuân và mùa thu. Thời điểm tốt nhất để thay chậu là khi cây vẫn còn trong tình trạng khoẻ mạnh và đừng đợi đến khi cây bắt đầu yếu mới xử lý. Lý do là khi chúng ta thay chậu, cây sẽ xáo trộn và một cây Bonsai yếu có thể không thể vược qua thách thức, bị stress và có thể trở nên tồi tệ hơn.
Khoảng cách thay chậu phụ thuộc vào loài cây, một số cây (lá rộng / rụng lá) cần thay chậu thường xuyên hơn cây lá kim (cây thông và Bách Xù). Với cây lá kim, đừng thay chậu ngay sau quá trình tạo kiểu nghiêm trọng hoặc ngay sau khi chạm khắc Jin – Shari. Sẽ là tốt hơn nếu chờ sau 1 năm. Khi thay chậu cây lá kim, cố gắng không làm xáo trộn hệ thống rễ đặc biệt là các sợi lông rễ, nhưng trên một số cây rụng lá, việc cắt tỉa rễ có thể được thực hiện. Bất kỳ việc cắt tỉa rễ nào trong quá trình thay chậu đều tốt hơn là việc cắt tỉa tán lá, đặc biệt với các cây rụng lá.
Được viết bởi: Robert Steven, Indonesia – “Nghệ sĩ, nhà sưu tầm và thầy giáo người đã đi du lịch khắp thế giới để giảng bài, trình diễn, tổ chức workshops và làm giám khảo. Sở hữu trung tâm trưng bày Bonsai tại trung tâm Jakarta, Indonesia với hơn 500 cây Bonsai và giành được hơn 200 giải trong nước cũng như quốc tế. Nổi tiếng với cách tiếp cận thẩm mỹ và nghệ thuật của mình trong nghệ thuật Bonsai. Những cuốn sách của ông như như “Vision of My soul” hay “Mission of Transformation” đều là những sách Bonsai bán chạy nhất.