Dành cho người mới chơi lan – Bệnh thối rữa do vi khuẩn

Dành cho người mới chơi lan – Bệnh thối rữa do vi khuẩn

BỆNH THỐI RỮA DO VI KHUẨN.

 Nguyên nhân gây ra bệnh thối rữa của lan cũng có thể là do vi khuẩn. Điều này đối với những người trồng lan cũng không quá nghiêm trọng, ngoại trừ một thực tế rằng những hiện tượng thối rữa do vi khuẩn cần được kiểm soát bằng một liệu pháp nào đó khác với những biện pháp được khuyến cáo khi xử lý bệnh thối rữa do nấm. Sau này được xác định là biện pháp trung gian giữa hai biện pháp (do nấm và do vi khuẩn).

Nhìn chung, các vi khuẩn khiến cho những chỗ thối rữa có màu nâu và mềm nhũn – được xác định đó là loài vi khuẩn Erwinia, Pseudomonas hoặc Enterobacter – đều là loài gây hại cho phần đỉnh của lan, tập trung vào những phần đang phát triển của Phalaenopsis (Hồ điệp) và Paphiopedilum (lan hài). Vì vậy người ta gọi chung là bệnh thối ngọn, thường các cây bị chúng tấn công sẽ là Hồ điệp. Những lá mới và lá già xuất hiện từ phần ngọn và hình thành những chỗ đọng nước trong một thời gian nào đó (Hình 4, bài 12B). Đám vi khuẩn này cần một bề mặt ẩm ướt làm điều kiện để thâm nhập và lây nhiễm vào các mô của cây, và chỗ nước này là điểm bắt đầu dẫn sự lây nhiễm vi khuẩn tới cây Lan.

Photography: Karat Miller
Photography: Karat Miller

HÌNH 5 –  Việc lây nhiễm bởi vi khuẩn thường bắt đầu từ ngọn lá, như ở cây Paphiopedilum concolor ở trên, và chúng lan ra tới mép lá như thủy triều vậy.

Mặt khác, tình trạng thối đen bởi nấm thường xuất hiện ở những loài Lan có những giả hành ở giai đoạn hình thành, như là loài Catteya. Bệnh do vi khuẩn thường có giới hạn đối với những loài Lan này, chúng không làm chết cây Lan mà chỉ tạo ra những đốm đen.

Sự khác biệt giữa tình trạng thối rữa do nấm và do vi khuẩn thường không rõ ràng. Người ta có tranh cãi rằng bệnh thối rữa do vi khuẩn nói chung chỉ là có màu nâu hạt dẻ (Hình 1,2,3, bài 12 A). Đúng vậy, nói thế không là sai (Hình 7, Bài 12C). Người ta cũng có thể nói rằng bệnh tối rữa do vi khuẩn thì kém nguy hiểm hơn, và hình như là chúng lây lan chậm hơn, do vậy người trồng lan có nhiều thời gian hơn để kiểm soát và xử lý. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào loại vi khuẩn gì và tình trạng của những cây Lan bị nhiễm. Bất kể thế nào, hãy quan tâm đến câu sau đây: một khi cây Lan bị nhiễm bệnh do nấm cũng như bởi vi khuẩn, dù là ở giả hành của cây Cattleya hay ngọn của cây hồ điệp thì cũng đều nghiêm trọng và không sớm thì muộn toàn bộ cái cây sẽ bị chết.

Cũng giống như bệnh thối rữa do nấm, chúng bắt đầu khi ta thấy một mảng màu sẫm, một ít mô ở chỗ nào đó của cây bị hoại, và chúng thường xuất hiện khi môi trường bị ẩm ướt. Khoảng giữa lá, sẽ xuất hiện bệnh nhiễm giống như những chấm hoặc như những mụn nước (Hình 4, bài 12A). Dần dần, bệnh thối rữa do vi khuẩn sẽ bắt đầu từ phần ngọn của lá, rồi lan dần xuống đến hết cái lá (Hình 5). Nếu bệnh thối rữa xâm nhập đến ngọn của cây Lan, thì những lá sau này cũng bị nhiễm và lá sẽ rụng xuống mặc dù phần lớn cái lá vẫn còn màu xanh (Hình 6). Điều này xảy ra vì điểm tiếp xúc với cây Lan mới chỉ là điểm bắt đầu, trường hợp như vậy thì những cây Lan bị nhiễm bệnh đương nhiên sẽ rơi rụng thành các phần rồi chết.

HÌNH 6 – Tình trạng thối rữa do vi khuẩn Erwinia đã lan tới đỉnh của cây Lan hài lai này, chúng ta thấy có nhiều lá dễ dàng bị xâm nhập đồng phá hủy một số chồi mới.
HÌNH 6 – Tình trạng thối rữa do vi khuẩn Erwinia đã lan tới đỉnh của cây Lan hài lai này, chúng ta thấy có nhiều lá dễ dàng bị xâm nhập đồng phá hủy một số chồi mới.

Sự lây nhiễm vi khuẩn còn ở chỗ khi chúng làm cho những lưỡi mèo bị hư hỏng. Biểu hiện của nó cũng giống như mô tả ở trên, và có thể trở nên nghiêm trọng từ chỗ các lưỡi mèo trở nên màu nâu, khi những lưỡi mèo đó bị đọng nước. Khi nụ hoa đã hình thành bên trong lưỡi mèo cũng sẽ nhiễm bệnh và chết hoặc thui chột.

Việc kiểm soát bệnh úng thối do vi khuẩn giống như trị đám nấm, đầu tiên cắt bỏ những phần của cây bị nhiễm trước khi chúng có thể tràn ra chỗ khác, nơi các mô vẫn còn sống. Sự lây nhiễm đó vẫn còn giới hạn ở lá (hoặc lưỡi mèo), ta cần cắt bỏ đi, cắt tiếp khoảng 1 inche hoặc hơn một chút của những mô còn sống, như vậy ta có thể hy vọng sẽ làm cho cây không bị nhiễm hết. Những lá đã bị nhiễm hoặc những lá già ở gốc cần bỏ đi, có thể bứt chúng ra một cách dễ dàng mà không cần dụng cụ cắt. Tiếp theo dùng thuốc kháng sinh phun vào những chỗ cắt. Thuốc chống khuẩn và chống nấm Physan, dùng rất tốt để bảo vệ cây Lan khỏi bị lây nhiễm bởi vi khuẩn hoặc dùng để phòng ngừa nếu ta thường xuyên dùng nó. Liều lượng xử dụng Physan là 1-1½ muỗng cà phê cho một gallon nước lã. Physan nên phun đẫm vào những cây đã bị lây nhiễm, nhất là những nơi như ngọn cây Lan hoặc cuống lá.

HÌNH 7 – Loài vi khuẩn hình que có tên là Pseudomonas cattleyae, thường thấy ở những cây hồ điệp bị nhiễm vi khuẩn. Những lá già còn lại mặc dù vẫn xanh nhưng rồi cũng sớm rụng vì chúng đã bị nhiễm ở phần cuống.
HÌNH 7 – Loài vi khuẩn hình que có tên là Pseudomonas cattleyae, thường thấy ở những cây hồ điệp bị nhiễm vi khuẩn. Những lá già còn lại mặc dù vẫn xanh nhưng rồi cũng sớm rụng vì chúng đã bị nhiễm ở phần cuống.

Tiếp đến, phun loại thuốc diệt nấm có gốc đồng có tên là Phyton 27, cũng có thể diệt khuẩn, song dù sao cũng phải thử cẩn thận đề tránh cây Lan bị ngộ độc. Nhớ rằng có một vài giống lan rất nhạy cảm với đồng. Một ít người trồng lan đã thành công trong việc xử lý tình trạng thối ngọn của lan hồ điệp với bột cinnamon, một loại thuốc dành riêng để diệt nấm và diệt khuẩn.

(Còn tiếp)

Nguồn: Hội Hoa lan Hoa kỳ

Trả lời

0988110300
chat-active-icon