Dáng Văn Nhân (literati style) trong Bonsai, những suy nghĩ và quan điểm

Dáng Văn Nhân (literati style) trong Bonsai, những suy nghĩ và quan điểm
Đánh giá

Bạn sẽ gọi thế nào là một cây dáng văn nhân? Bạn biết về dáng này, nhưng sự thật bạn đã không nhìn thấy nhiều cây Bonsai như thế này? Đa số cây Bonsai dáng văn nhân không hoàn toàn giống thế này, đặc biệt là các cây lá kim: Bạn có thể gặp một tác phẩm có nhiều thân cây uốn khúc, bặc biệt là nhiều chi, cành từ một thân?

Quan điểm về literati style Bonsai, cây Bonsai dáng văn nhân

Chúng ta hãy cùng xem xét một vài quan điểm nhé!!!

Tất cả các hình ảnh ở bài này được lấy và chỉnh sửa lại một chút để dễ nhìn từ các hình ảnh được chụp trong triển lãm Hanyu Uchikutei


Tôi nghĩ rằng các bạn sẽ coi cây trong ảnh trên là một cây bonsai văn nhân, một cây Phong tán lá tròn!

Một tác phẩm với chậu sặc sỡ và khá nhiều thân mảnh mai thế này, đây có phải là một cây Tử Đinh Hương dáng văn nhân?

Vậy còn đây, một tác phẩm hai thân với thân mảnh, vươn cao, lá ít. Nó lại còn là một cây Bách Xù Juniper.

Và đây là một tác phẩm đa thân từ một gốc, nó có phải là cây dáng Văn Nhân không?

Bạn có nhận xét gì về những cây ở trên so với một cây bonsai dáng văn nhân điển hình? Chúng ta cùng theo dõi cuộc thảo luận sau nhé.

Andy Rutledge:

Chúng đẹp và rất hấp dẫn, nhưng xin các bạn vui lòng không nhầm lẫn các tác phẩm này với Bonsai dáng văn nhân (trừ cây Thông, có lẽ thế). Văn Nhân không có nghĩa chỉ có một thân và thân buộc phải “mảnh”. Văn nhân theo tiêu chí “mỹ” trong cây cảnh nghệ thuật buộc phải có những phẩm chất nào đó… mà thường dễ nhận ra nhất để miêu tả là chúng có những thân mảnh hơn khá nhiều các cây bonsai dáng khác, nhưng như thế cũng chỉ là một phẩm chất, không phải là tất cả các phẩm chất của văn nhân. Có một số bonsai văn nhân đẹp tuyệt vời và được bố cục từ khá nhiều cây, và các thân không hề “mỏng”.

Văn nhân gần như hoàn toàn liên quan đến khái niệm wabi-sabi: Vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo, vô thường và tương đối dở dang – một khái niệm, triết lý của người Nhật. Wabi-sabi thể hiện sự khiêm tốn, sự u sầu, sự nghèo đói, sự đơn giản và sự cô đơn, với nhân phẩm trong yên tĩnh. Wabi-sabi la fgià hơn tuổi, là tạm bợ, là hoen mốc, là vô thường.

Yêu cầu này đối với phẩm giá, yên tĩnh trong nghèo khó cô đơn sẽ loại trừ hoàn toàn các tác phẩm được đăng ở đây – sự giàu có, sang trọng ở trong hầu hết các tác phẩm được hiện ra một cách nào đó (một lần nữa, trừ cây thông). Không, theo tôi đây không phải là văn nhân, thậm chí cũng không có họ hàng xa. Tuy nhiên, không thể phủ nhận là chúng cũng khá đẹp!

Wayne:

Cảm ơn vì đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của ông về Bonsai Văn Nhân cũng như các kiến thức sâu sắc khác nữa. Một bài nhận xét tuyệt hay.

Có hai cây mà cá nhân tôi xác định là văn nhân hoặc khá giống văn nhân. Còn các cây thông (pines) thì tôi hoàn toàn đồng ý với ông…

Về cây phong trong chậu thác. Mặc dù tôi hiểu một phần quan điểm của bạn, giúp tôi cái nhìn tốt và sâu sắc hơn về khái niệm văn nhân. Vậy có một số thứ theo wabi-sabi hoặc thậm chí vô hình sẽ được cảm thấy giống như văn nhân?

Andy Rutledge:

Cám ơn Wayne,

Cây Phong (Maple tree) là có một số phẩm rất mộc mạc, nhưng không toát ra sự bệnh lão cổ tàn, không có tuổi tác cũng không toát ra vẻ nghèo khó. Đây là một cái gì đó trẻ trung, những vết sẹo mới và lá tươi tốt của tác phẩm không hề gợi lên sự u sầu cũng như cô đơn. Những chiếc lá đặc trưng khá lớn, thể hiện đến sự đa dạng, trái ngược với khái niệm wabi-sabi. Một thực tế dễ nhận ra là: Đây là một cây trẻ trung, khá kiêu hãnh và hạnh phúc. Nó không hề có trong khái niệm về dáng văn nhân.

Sau đó, tôi thấy có những vấn đề trong những cái chậu. Bonsai không chỉ là cây trồng riêng lẻ, mà là một bố cục kết hợp giữa cây – chậu. Chậu này mang phong cách hiện đại với gam màu tươi, sặc sỡ. Hoàn toàn không sở hữu sự khiêm nhường. Nó cũng cho thấy không hề có một dấu hiệu nào của yếu tố môi trường mà  ươm ra những phẩm chất thích hợp hoặc đơn giản là không kể một câu chuyện giống với tinh thần wabi-saki.

Đối với những cây thông (pines), phân cành đẹp tự nhiên và phần cắt tỉa cẩn thận không lộ. Tuy nhiên, đối với phần chậu, đất với thảm cỏ tươi tố (rêu nhung) là quá đủ để không gợi lên một Wabi-saki điển hình. Có thể đây là chủ ý của tác giả, một cách tuyệt vời để hiển thị nghệ thuật theo hướng nào đó, nhưng chính điều này đã phá vỡ mọi thứ. Và cơ bản nhất là cái chậu “quá giàu có, sang chảnh” đã xung đột khủng khiếp với toàn bộ bố cục cho một bonsai dáng văn nhân.

Bonsai không chỉ là cây riêng lẻ, nó là một bố cục; bao gồm tất cả các yếu tố. Chúng phải hài hòa và điều quan trọng là tất cả nói cùng một câu chuyện, hoặc các thành phần cùng nhau nói lên một câu chuyện. Những câu chuyện khác nhau với những Wabi-saki và văn nhân. Thêm lưu ý rằng, môi trường hoàn hảo để có một cây bonsai nhân văn, ngoài yếu tố cây, phải chú ý đến tất cả các thành phần: Cây, chậu cây, đất, cỏ (rêu), vật trang trí, ….

Hy vọng tất cả điều này đã làm sáng tỏ phần nào về vấn đề này!!!

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon