Đặc điểm sinh học của Hoa Phong Lan

Đặc điểm sinh học của Hoa Phong Lan

Lan là loài thực vật được phân bố rộng khắp từ các cánh rừng đến đồi núi trên toàn thế giới chỉ ngoại trừ sa mạc. Dựa vào môi trường sống của lan ta có thể chia nó thành 3 loại: Phong lan, Địa lan và Bán Địa Lan. Cùng Cỏ dại tìm hiểu về những đặc điểm sinh học của phong lan qua bài viết này nhé!

1. Rễ lan

Họ lan bao gồm các loài thân thảo, sống ở đất, sống ở vách đá hoặc sống phụ, sống hoại, sống lâu năm…

Với các loài sống ở đất thường có củ giả, rễ mập và xum xuê hoặc có chân rễ bò dài hay ngắn. Tuy nhiên, lối sống phụ (bì sinh) bám, treo lơ lửng trên các thân cây gỗ khác mới là nét độc đáo của họ lan. Tùy thuộc vào từng loài mà hoa Lan phát triển thân rễ nạc ngắn, dài, mập hay mảnh đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại thành các bụi dày. Phụ thuộc vào hình dạng chung của cơ thể mỗi cây mà hệ rễ của chúng sẽ phát triển nhiều hay ít khác nhau.

Có rất nhiều loài Lan có kích thước nhỏ bé, hình dạng xấu xí, rất khó khăn để nhận biết được chúng trong các kẽ nứt của vỏ cây gỗ, trên cách cành hay nhánh cao. Với kích thước cây nhỏ như vậy thì hệ rễ của chúng cũng nhỏ, đan thành búi, trái ngược với các loài có kích thước trung bình đến lớn có hệ rễ ký sinh phát triển rất phong phú, mọc rất dài, mập, khoẻ vừa giữ cho cơ thể không bị lung lay bởi gió, vừa làm cột chống đỡ để thân vươn lên cao.

dac-diem-sinh-hoc-cua-phong-lan-1 Đặc điểm sinh học của phong lan

Rễ được bao bọc bởi một lớp mô hút dày, ẩm có những lớp tế bào chết chứ đầy không khí để làm nhiệm vụ hấp thụ dinh dưỡng. Nhờ vào lớp mô xốp đó, vừa giúp cho rễ có khả năng hấp thụ nước mưa chảy dọc trên vỏ cây, vừa giúp lấy được nước lơ lửng trong không (sương sớm hay hơi nước)

Nhiều loài có hệ rễ đan, bện chằng chịt, là bộ phận tập hợp mùn để làm nguồn dự trữ chất dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, có những loài mọc bò dài, hệ rễ có khi buông thõng xuống theo các đoạn thân, cứng hoặc mảnh mai, treo lơ lửng trong không khí kéo dài xuống tận đất và hoạt động phá rễ của cây khác. Ở một số loài Lan có thân, lá kém phát triển (thậm chí tiêu giảm hoàn toàn) hệ rễ của chúng có dạng dẹt, bò rất dài, màu xanh lá, phát triển dày đặc và giữ luôn cả vai trò quang hợp.

Các bộ rễ có hình dạng, cấu trúc độc đáo thường được thấy ở các loài phong lan sống hoại. Nó có dạng búi nhỏ với những vòi hút ngắn, dày đặc để lấy được dinh dưỡng từ những đám xác thực vật thông qua hoạt động của nấm. Tuy nhiên, có một ít loài tuy sống hoại, nhưng cây có thể dài đến vài chục mét, có khả năng leo, bò rất cao.

2. Thân (giả hành)

Hai loại thân cơ bản của lan là: đa thân và đơn thân.

Có nhiều đoạn phình lớn thành giả hành (củ giả) ở các loài Lan sống phụ. Bộ phận đó có tác dụng dự trữ nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây trong điều kiện khô hạn khi sống bám trên cao.

Củ giả rất đa dạng về hình dáng : hình cầu, hình thuôn dài xếp sát nhau hoặc rải rác đều đặn, hay hình trụ xếp chồng chất lên nhau thành một thân giả.

Củ giả có cấu tạo gồm: nhiều mô mềm chứa dịch nhầy, lớp biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn bóng phía ngoài để bảo vệ tránh tình trạng mất nước do nhiệt độ của mặt trời. Phần lớn củ giả có màu xanh bóng, nên nó cùng với lá làm nhiệm vụ quang hợp cho cây.

dac-diem-sinh-hoc-cua-phong-lan2 Đặc điểm sinh học của phong lan

Thân rất ngắn hoặc kéo dài, đôi khi phân nhánh, mang lá hay không mang lá. Theo M.E. Pfizer (1882) ( dẫn theo Trần Hợp, 1990), phong lan có 2 loại thân: loại sinh trưởng hợp trục ( nhóm không thân) và loài sinh trưởng đơn trục ( nhóm có thân). Với loại sinh trưởng hợp trục, thân này là hệ thống của nhiều nhánh lâu năm, với bộ phận nằm ngang, bò dải trên giá thể hay ẩn sâu trong lòng đất, gọi là thân rễ. Với các loài sinh trưởng đơn trục lại rất hiếm gặp, sự sinh trưởng của trục chính không giới hạn, làm cho thân rất dài, cơ thể khó có khả năng duy trì được tư thế thẳng đứng, nó phải nhờ đến các rễ chống đỡ để vươn cao, nếu không, nó đành phải bò dài hay leo cuốn. Một số loài Lan có thân rất ngắn, bị hệ thống lá hoặc rễ mọc thành bụi dày che khuất.

Có nhiều đoạn phình lớn, tạo thành củ giả (giả hành) ở các loài Lan sống phụ. Bộ phận này dự trữ nước và chất dịn dưỡng để nuôi cây trong hoàn cảnh khô hạn khi sống bám trên cao. Hình dáng củ giả đa dạng với hình cầu, thuôn dài, xếp sát nhau hoặc rải rác đều đặn (Bulbophylum) hay hình trụ xếp chồng chất lên nhau thành một thân giả (Dendrobium). Củ giả thường biến động về kích thước, chẳng hạn như những củ rất nhỏ chỉ bằng đầu chiếc kim găm (Bulbophylum) đến có loại to bằng chiếc mũ người lớn ( Peristeria elata). Củ giả hầu hết có màu xanh bóng, nó cùng với lá làm nhiệm vụ quang hợp.

3. Lá phong lan

Các loài phong lan hầu hết đều là cây tự dưỡng, vì vậy mà nó phát triển rất đầy đủ hệ thống lá, lá mềm mại, duyên dáng và có sức hút. Lá có loài mọc đơn độc, có loài xếp dày đặc ở gốc, hay xếp cách đều đặn trên thân, trên củ giả. Tùy theo nơi sống của cây mà hình dạng lá cũng có những thay đổi, từ loại lá mọng nước, nạc, dài hình trụ, hình kim, tiết diện tròn hoặc có rãnh cho đến loại lá hình phiến mỏng và, xanh bóng đậm hay nhạt. Loại lá hình tròn thuôn dài thành bẹ bao lấy thân cây đặc biệt rất hiếm. Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung (như cái quạt hay chỉ gấp lại theo gân giữa, hình chữ V), những lá dưới sát gốc thường tiêu giảm đi chỉ còn những bẹ không có phiến hay giảm hẳn thành các vẩy.

Màu sắc của phiến lá thường là màu xanh bóng, đôi khi hai mặt lá lại có màu sắc khác nhau: mặt dưới màu xanh đậm hoặc tía, mặt trên khảm nhiều màu sắc rực rỡ. Lá của nhiều loài Lan lại có màu hồng và nổi lên các đường vẽ trắng theo các gân nên nhìn rất đẹp.

dac-diem-sinh-hoc-cua-phong-lan-3 Đặc điểm sinh học của phong lan

Phong lan ở các vùng nhiệt đới vào mùa khô hạn thường trút bỏ hết lá. Thời điểm này, cây ra hoa hoặc sống ẩn, chúng sẽ cho chồi mới khi mùa mưa đến. Một số loài Lan sống trong đất thường xen mùa lá với mùa hoa, chu kỳ sống khá đặc biệt. Lá sẽ chết khô toàn bộ khi cây ra hoa và thời điểm hoa tàn củ giả sẽ cho chồi và lá mới.

Hoa lan có cấu tạo rất phong phú và hấp dẫn. Có thể bắt gặp nhiều loài mà chỉ nở một đóa hoa mỗi mùa, có khi là nhiều cụm hoa mà mỗi cụm chỉ đơm duy nhất một bông, hoa của loài Lan thường phân bố ở đỉnh thân hay nách lá, chúng nở rộ thành nhiều hoa, tập hợp thành chùm hoặc phân nhánh thành chùy.

Mặc dù đa dậng về hình dáng và màu sắc nhưng nếu ta quan sát tổng quát hoa của bất kỳ cây Lan nào cũng đều thấy có một tổ chức đồng nhất của mẫu hoa 3 là một kiểu hoa đặc trưng của lớp một lá mầm, nhưng đã biến đổi rất nhiều để hoa có đối xứng qua một mặt phẳng. Bên ngoài có 6 cánh hoa, trong đó 3 cánh hoa ngoài cùng gọi là 3 cánh đài, thường có cùng màu sắc và cùng kích thước với nhau, một cánh đài nằm ở phía trên hay phía sau của hoa gọi là cánh đài lưng, hai cánh đài còn lại nằm ở hai bên gọi là cánh đài cạnh hay cánh đài bên. Ba cánh đài lẽ ra phải nhỏ và có màu xanh như những loài hoa khác, nhưng ở hoa Lan chúng lại to và có màu sắc, cùng kích thước với nhau dược gọi là cánh đài dạng cánh.2 cánh hoa nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh đài, thường giống nhau về hình dạng ,kích thước cũng như màu sắc nên được gọi là 2 cánh bên, cánh còn lại được gọi là cánh môi hay cánh lưỡi, nằm ở phía trên hay phía dưới của hoa, thường có màu sắc và hình dạng đặc biệt khác hẳn 2 cánh kia. Giá trị thẩm mỹ của hoa Lan phần lớn được quyết định bởi cánh môi của chúng.

Cái trụ nổi lên ở giữa hoa là bộ phận sinh dục của hoa, giúp duy trì nòi giống của cây Lan. Trụ ấy được gọi là hợp nhụy bởi nó bao gồm cả phần sinh dục đực và cái của cây. Phần đực nằm ở bên trên của trục, thường có cái nắp che chở, bên trong chứa phấn khối màu vàng, số lượng phấn khối biến đổi từ 2,4,6 đến 8 có dạng thuôn hay cong lưỡi liềm, đôi khi thuôn dài, có đuôi. Nhiều hạt phấn dính lại với nhau tạo thành phấn khối. Tùy theo từng giống và loài Lan khác nhau mà số lượng, hình dạng, kích thước của phấn khối cũng thay đổi.

Bầu của hoa phong lan là bầu hạ, thuôn dài lối theo cuống do vậy mà phân biệt giữa bầu và cuống hoa là rất khó. Đặc điểm của bầu là sự vặn xoắn toàn bộ hoa trong quá trình phát triển. Hoa thường bị vặn xoắn 1800 sao cho cánh môi khi hoa bắt đầu nở hướng ra bên ngoài, ở vào phía dưới, làm chỗ đậu thuận lợi cho côn trùng. Rất ít khi gặp hoa vặn 3600 như loài Paludosa, loài Malaxia hoặc không vặn gì như loài Stanhopea do cuống hoa rủ xuống, khi hoa nở có cánh môi hướng lên, nó thích nghi với loài côn trùng ưa lộn đầu xuống khi chui vào hoa.

Bầu hoa Lan có ba ô gọi là ba tâm bì hoặc bì đính noãn trung trụ (ở các loài nguyên thuỷ) hoặc đính noãn bên ở các loài Lan tiến hoá hơn. Trong bầu chứa vô số các hạt nhỏ li ti gọi là tiểu noãn nằm trên 3 đường, dọc theo chiều dài của 3 mép tâm bì. Các tiểu noãn sẽ biến đổi và phát triển thành hạt sau khi thụ phấn thụ tinh, trong khi đó bầu noãn sẽ to phát triển thành quả.

4. Hoa

Hoa đối xứng qua một mặt phẳng.

dac-diem-sinh-hoc-cua-phong-lan-5 Đặc điểm sinh học của phong lan

Có tới 6 cánh hoa bên ngoài, trong đó 3 cánh ngoài cùng là 3 cánh đài, giống nhau về màu sắc và kích thước. Cánh đài lý là cánh đài nằm ở phía trên hay phía sau của hoa, hai cánh đài nằm ở 2 bên gọi là cánh đài cạnh. Ba cánh hoa nằm kề bên trong, xen kẽ cùng với 3 cánh đài với điểm tương đồng về hình dạng, màu sắc và kích thước. Cánh còn lại là cánh môi, nằm ở phía trên hay phía dưới, có hình dạng và màu sắc khác hẳn với các cánh còn lại. Giá trị thẩm mỹ của hoa Lan phần lớn được quyết định bởi cánh môi.

Trụ nổi lên ở giữa hoa là bộ phận sinh dục của cây, giúp cây duy trì nòi giống. Trụ gồm nhị và nhuỵ. Các cánh hoa sẽ héo dần sau khi thụ phấn, quả lan được hình thành từ cuống hoa.

5. Quả và hạt

Thuộc loại quả nang, quả lan nở ra thành 3 đến 6 đường nứt dọc, có dạng quả Vanilla đến dạng hình trụ ngắn phình ở giữa ở hầu hết các loài khác. Quả nở ra khi đã chín và mảnh vỏ dính lại với nhau ở phía đỉnh gốc của cây. Ở một số loài, Quả chín nở theo 1 đến 2 khía dọc ở một số loài khác, đôi khi còn không nứt ra mà khi vỏ bị mục nát hạt chỉ ra khỏi vỏ quả.

dac-diem-sinh-hoc-cua-phong-lan-4 Đặc điểm sinh học của phong lan

Trước đây họ phong lan còn được gọi là họ tử vi bởi hạt của lan rất nhiều và nhỏ li ti. Hạt của chúng chỉ cấu tạo bởi một khối chưa phân hóa, trên một mạng lưới nhỏ và xốp, chưa đầy không khí. Để hạt có thể chín phải mất từ 2 đến 18 tháng. Hầu hết hạt thường bị chết do khó gặp nấm cộng sinh cần thiết để nảy mầm. Bởi vậy hạt nhiều có thể theo gió bay rất xa, nhưng lại rất hiếm hạt nảy mầm được thành cây. Hạt lan chỉ đủ điều kiện nảy mầm khi ở trong những khu rừng già ẩm ướt hay những vùng nhiệt đới. Khối lượng toàn bộ hạt chỉ bằng 1/10 đến 1/1000 miligam trong mỗi quả. Trong đó không khí chiếm khoảng 76 – 96% thể tích của hạt. Có thể thấy gần như là không có khối lượng trong hạt cây Lan

Trả lời

0988110300
chat-active-icon