Phát hoa.
Phát hoa là phần mang hoa của cây mà ta thường gọi là vòi hoa. Nó có thể chỉ mang một hoa hay nhiều hoa hoặc có thể phân nhánh. Phát hoa có thể không chia nhánh và mang hoa không cọng thì gọi là gié, nếu hoa có cọng (pedicel) thì gọi là chùm (racemen), nếu phát hoa chia nhánh thì gọi là chùm tụ tán (panicle). Phát hoa thường có 2 phần: phần bên dưới không mang hoa gọi là cán (peduncle hay scap) và phần mang hoa bên trên gọi là phần hoa (rachis), ở phần này thường có những phiến dạng lá mà ở nách của nó có mang hoa. Các lá đó được gọi lá bắc hay lá hoa (bract). Lá hoa có thể thay đổi hình dạng và kích thước. Đôi khi chúng rụng sớm trước khi hoa nở, đôi khi chúng tồn tại lâu dài. Nhiệm vụ của lá hoa là che chở cho nụ hoa lúc còn nhỏ. Ở cán hoa thường có những lá giống lá hoa, đôi khi còn lớn hơn lá hoa, xấp xỉ với lá bình thường, đó là những lá hoa không thụ (sterile bract).
Phát hoa có thể ở tận ngọn, nơi tận cùng của giả hành hoặc ở một bên, nơi nách lá, hoặc ở cả hai vị trí: tận ngọn và nách của các lá bên trên. Phát hoa có thể đứng thẳng hay cong xuống. Các hoa xếp khít nhau hay thưa ra. Các hoa có thể nở hầu như cùng một lượt và như vậy phát hoa trở nên tăng trưởng có giới hạn. Hoặc các hoa nở chậm từ từ kế tiếp nhau, thường từ dưới nở lên (trừ trường hợp Oberonia hoa ở quãng giữa nở trước). Trong nhiều trường hợp ta thấy hoa ở dưới đã nở’ trong lúc hoa ở giữa còn búp và ở ngọn đang tạo lập hoa mới như ở Phalaenopsis, Kingidium, Doritis… như vậy ở đây phát hoa tăng trưởng không giới hạn.
Hoa.
Mặc dù muôn vẻ muôn màu nhưng nếu ta quan sát cấu trúc tổng quát hoa của bất kỳ cây Lan nào thì ta cũng thấy chúng có một tổ chức đồng nhất như sau:
– Bên ngoài là 3 phiến hoa gọi là 3 lá đài thường cùng màu và cùng kích thước với nhau. Một lá đài nằm về sau hay nằm phía trên của hoa gọi là lá đài lưng, lá đài sau hay lá đài giữa. Hai lá đài còn lại gọi là lá đài cạnh, lá đài hông hay lá đài bên.
– Kế tiếp bên trong là 3 cánh hoa, xen kẽ với 3 lá đài. Trong đó 2 cánh hoa bên thường giống nhau, còn cánh hoa thứ ba nằm về phía trước, hay phía dưới của hoa, thường khác hẳn hai cánh kia về hình dạng, kích thước và màu sắc, được gọi là môi hay lưỡi. Cánh môi rất đa dạng: có thể rất lớn hay rất nhỏ, nguyên hay có thùy, có rìa, tua, cuộn hay nhăn, có sọc, có sóng, có lông, có gai, có u,… trơn hay nhăn… và thường có cựa, móc, móng hay túi ở đằng sau…
Tất cả 3 lá đài, 2 cánh hoa và 1 cánh môi được gọi là bao hoa, có nhiệm vụ che chở cho bộ phận sinh dục của hoa, nằm ở giữa hoa.
– Bộ phận sinh dục của hoa gồm một cái trụ nổi lên giữa hoa. Trụ ấy gồm chung cả phần đực và phần cái của hoa nên được gọi là trục-hợp-nhụy. Phần đực nằm bên trên của trụ thường có một nắp che chở. Nắp này rời hay dính với trụ bởi một cái cọng như sợi chỉ ở đằng sau. Dưới nắp là phấn khối do rất nhiều hạt phấn dính lại với nhau. Thường mỗi phấn khối còn có thêm phần phụ bộ đặc sắc: đôi khi chúng gắn vào một cọng nhỏ, đàn hồi, gọi là vĩ phấn và vĩ phấn ấy có thể gắn vào một cọng chung gọi là gót phấn. Đáy gót có thể có đĩa nhầy giúp cho phấn khôi dễ dàng dính vào côn trùng trong sự vận chuyển để thụ phấn. Hình dạng, kích thước, sô” lượng của phấn khôi và ngay cả sự hiện diện hay không của các phụ bộ của phấn khôl là đặc điểm để phân loại ở hoa Lan. Đĩa nhầy của gót phấn nằm ngay ở đầu của một chỗ lồi ở mặt trước của trụ, nơi đó gọi là mỏ. Phần cái bắt đầu ỏ’ ngay dưới cái mỏ ấy, đó là một cái hô”c lõm chứa chất nhầy để giữ các phấn khôi khi chúng chạm vào. Hốc lõm đó gọi là nướm, tức là phần đầu của bộ nhụy cái, nơi tiếp nhận phấn hoa của bộ nhụy đực trong sự thụ phấn để thành lập trái, tạo hột về sau qua hiện tượng thụ tinh. Đó là trường hợp các cây Lan tiến bộ, chỉ còn một nhụy đực. ơ các cây Lan sơ khai còn 3 nhụy đực thì trụ vẫn còn 3 bao phân với tua nhụy dính vào vòi và nướm nhiều hay ít, ở giữa hoa.
– Tiếp nối với trụ này, nằm bên dưới hoa, là phần nhỏ dài hình trụ, đó là bầu noãn và cọng hoa. Vì bầu noãn nằm bên dưới hoa cho nên gọi là bầu noãn hạ. Bầu noãn có một buồng nhưng do 3 đơn vị gọi là 3 tâm bì làm ra. Trong buồng ấy chứa vô số những hạt nhỏ li ti, gọi là tiểu noãn nằm trên 3 đường dọc theo chiều dài của 3 mép tâm bì dính lại với nhau, gọi là 3 đường thai tòa. Sau khi thụ phấn và thụ tinh thì các tiểu noãn sẽ biến đổi, phát triển thành hột trong khi bầu noãn sẽ to ra thành trái. Trái chín, khô gọi là nang sẽ nứt dọc theo 2 bên đường thai tòa thành ra 3 mảnh lớn và 3 sợi mảnh để phóng thích hột ra ngoài. Hột rất nhỏ và rất nhiều, nhờ gió mà phân tán đi khắp nơi, nếu gặp được vị trí thích hợp và điều kiện thuận lợi thì các hột ấy sẽ nẩy mầm phát triển thành cây Lan mới.
99% các cây Lan tiến bộ chỉ có 1 nhụy đực thụ, 1% các cây Lan còn lại, sơ khai hơn, vẫn còn 3-2 nhụy đực thụ.
Để rõ hơn ta xem qua chi tiết trụ ở một số giống tiêu biểu:
NHÓM LAN CÓ 3 NHỤY ĐỰC THỤ.
Giống Neuwiedia.
Trụ rất ngắn, mang 3 tua nhụy gắn không xa gốc là bao, bao phấn rời có hình dạng bình thường như các loài hoa khác; tiếp tục bên trên của trụ
là vòi nhụy với nướm tận cùng.
Cấu trúc giống hoa Lan Neuwiedia.
NHÓM LAN CÓ 2 NHỤY ĐỰC THỤ.
Giông Apostasia.
Trụ cũng rất ngắn mang 2 nhụy đực thụ với tua nhụy ngắn gắn bên trên gốc của trụ. Bao phấn bình thường, rời nhưng ôm sát trụ. Nhụy đực thứ 3, nếu có, chỉ còn dấu vết là một gai lồi ở trên vòi nhụy (gọi là nhụy đực lép). Nướm nhỏ ở tận cùng.
Cấu trúc giống hoa Lan Apostasia.
Giống Paphiopedilum
Trụ mập, ngắn, tận cùng phía trước là một cấu tạo đặc biệt hình lá chắn do nhụy đực lép tạo thành. 2 nhụy đực thụ nằm hai bên, sau cái lá chắn ấy, đó là 2 bao phấn. Mỗi bao phấn chứa 2 khối phấn bầy nhầy chứ không kết cục trơn bóng. Nướm nằm ở mặt trước, rộng ra hình đĩa và thường bị cái lá chắn ấy che khuất. Thật ra nướm nằm ở đầu cuối trụ nhưng nó bị đẩy cong xuống vì sự phát triển của cái lá chắn kia.
Cấu trúc giống hoa Lan Paphiopedilum.
NHÓM LAN CÓ 1 NHỤY ĐỰC THỤ.
Giống Habenaria.
Trụ ngắn nhưng mập, hình vòng cung hơi nghiêng ra trước với 2 túi chứa phấn khối kéo dài ra đằng trước thành ống lòng máng chứa vĩ phấn và gót phấn, đĩa nhầy của gót phấn nằm ngay đầu mút của 2 ống này. Mỏ nằm ngay dưới túi phấn ấy.
Cấu trúc giống hoa Lan Habenaria.
Giống Spathoglottis.
Trụ dài lỏng khỏng, hơi cong và hơi bẹt ra ở phần đầu. Bao phấn nằm ở đỉnh với nắp đậy. Nắp này rất dễ rời ra, rộng phía sau, nhọn về phía trước. Mỏ nằm ngay dưới đó và cũng nhọn nhưng mũi của nó hơi tách khỏi mũi của nắp. Ở chỗ hở đó ta thấy 2 khối vàng, đó là phần đuôi của 2 nhóm phấn khối. Nếu dùng một que nhọn ấn nhẹ vào đầu mỏ tức thì nắp phấn rơi ra và đầu nhọn của que cũng đã dính vào phần đuôi của phấn khối. Bây giờ ta thấy rõ mỗi nhóm gồm 4 phấn khối. Mỗi phấn khối hẹp dần về phía đáy thành cọng gọi là vĩ phấn và dính vào nhau, bên trên to dần ra và dẹp lại.
Cấu trúc giống hoa Lan Spathoglottis.
Mặt trước của trụ ở về phía trên rộng ra và hơi lõm vào, ở trên cùng của chỗ lõm đó, ngay dưới mỏ, ta thấy có một khối nhầy và dính, đó là vị trí của nướm.
Giống Dendrobium.
Trụ rất ngắn, phía trước có hồc lõm đó là nướm, có chất nhầy dính. Nhụy đực ở trên đỉnh có nắp đậy. Nắp rộng ra ở đằng trước chứ không nhọn như ở Spathoglottis và phía sau thì có một cọng nhỏ tương đương với tua nhụy, nối nó vào trụ nên nắp này khó rớt đi được. Toàn bộ chỉ có 4 phấn khối xếp thành 2 cặp. Phấn khối không vĩ, không gót. Đỉnh của trụ có 2 sừng nhỏ 2 bên tiêu biểu cho 2 nhụy lép.
Cấu trúc giống hoa Lan Dendrobium.
Giống Rhynchostylis.
Trụ cao và to hơn trụ của Dendrobium và cũng có nướm nằm phía mặt trước của trụ. Mũi nhọn của nắp và mỏ lồi ra ở phía trên nướm. Nắp này không há ra ở đầu nhọn phía trước, cũng không có sợi chỉ nào nối nó vào trụ ở phía sau. Nếu dùng que nhọn ấn nhẹ trên phần mỏ nhọn, ở đó có một cấu tạo hình đĩa được tách rời ra và dính theo một khối nhầy mà nó tươm ra một khi bề mặt mỏng manh của nó bị vỡ, đó là đĩa nhầy. Phần này được gắn vào đáy của một cái cọng dẹp và đầu trên của cọng là 2 phấn khối to màu vàng. Cọng đó cong về sau ở phần đỉnh sao cho 2 phấn khối dựng đứng lên. Cọng đó gọi là gót phấn. Đẩy nhẹ phấn khối ra ta sẽ thấy nó được nối với gót phấn bởi một sợi dây trong suốt, mảnh mai nhưng đàn hồi đó là vĩ phấn.
Cấu trúc giống hoa Lan Rhynchostylis.