Một câu chuyện dài khác về Lan Hài

Chuyện dài về lan hài

Vừa qua,  tôi có đăng phần 1, câu chuyện dài về lan hài (Slipper Orchids) . Hôm nay xin đăng tiếp bài 2. Các bài tiếp theo sẽ là cách trồng và phần mô tả các giống lan thuộc họ lan hài. Chi tiết các loài của 4 giống thuộc họ lan hài sẽ là phần cuối cùng. Hy vọng các bạn sẽ hài lòng.

Bài 2: Hình thái học thực vật của lan hài

 Rễ. Các giống lan hài rễ của nó được bao bọc bởi một lớp vỏ lụa luôn luôn xanh, đó là lớp biểu bì bên ngoài của hầu hết các loại rễ lan. Rễ có khả năng hấp thụ độ ẩm trong không khí cũng như nước nhờ lớp vỏ lụa. Không những thế, rễ còn giúp cho các cây Lan hài đứng vững trên đất mà hút khoáng chất dinh dưỡng và nước. Hiển nhiên chức năng bám vào đất  là quan trọng, đặc biệt là những loài Lan hài không phải là Địa Lan như Phragmipedium và Paphiopedilum, những giống đó leo trên các cây, tảng đá hoặc đất nền nghèo dinh dưỡng khác hoặc leo lên vách đá gần như dựng đứng. Mỗi lần thay chậu những nhà trồng lan nên lưu ý điều này để đưa vào những chất trồng thoát nước tốt nhưng cũng làm sao để cây Lan bám chậu tốt. Trong tự nhiên, rễ của những loài luôn xanh, thì đó hoặc là loài thạch lan (lithophytic) hoặc lan biểu sinh (epiphytic) hoặc bán Địa Lan (semiterrestrial).

Rễ của các loài Lan hài (Slipper orchids) có đường kính đo được từ 2 đến 5 mm, khỏe và to, chiều dài tổng cộng của những cây khỏe mạnh lên đến 30-50 cm do chúng nhờ các nhánh mà trải rộng ra. Đầu rễ những cây già dần dần trở nên màu nâu tối và giống da lông thú hơn thì đầu rễ của những cây Paphiopedilum có màu be đến trắng ngà.

Ở một số loài thì rễ của chúng xuất hiện ở trục của lá dưới cùng, rễ hiện ra từ thân rễ, cũng là từ chân của các lá hình quạt. Thời gian chúng ta có thể tách cây con ra khỏi cây cha mẹ phải trên một năm, lúc đó bộ rễ của cây con mới hình thành đầy đủ vì cây con của loài Lan xếp lá hình quạt thường từ rễ.

Thân cây. Thân của giống Phragmepedium  và Paphiopedilum có cơ cấu thực vật nhỏ nhất, và nó được phân chia thành 2 thành phần chức năng cũng như cấu trúc. Thân chính thường thì bị che lấp bởi lớp đất nền và thân chính là thân rễ nằm ngang, ở vị trí gốc. Nhánh đứng sẽ thành cây và mang các lá vì thân chính tạo ra rễ, bộ rễ sẽ hình thành các nhánh. Người ta có thể hiểu lầm rằng chúng có thân giống thân rau diếp vì thân đứng được thu gọn lại đến mức tối thiểu. Các lá mới mọc ngay phía trên đỉnh do các đốt ẩn bên trong bị nén lại. Sau khi đã trưởng thành đến độ nào đó thì chồi hoa mới sẽ xuất hiện do thân đứng mang trên nó một số lá. Chồi non xuất hiện ở gốc của tần lá thấp của những lá cũ và sẽ tạo thành những lá xếp mới trong một số loài hoặc đã được lai tạo. Các chồi mới sẽ tăng trưởng nhanh, ở những cây như thế, đến một thời điểm nào đó thì tạo thành cụm. Loài lan lai đầu tiên là cây Lan Paphiopedilum Maudiae là một ví dụ. Cây P. Maudiae trưởng thành vẫn liên tục ra hoa sau một số năm phát triển tươi tốt.

. Lá của các loài đều khác nhau đặc biệt đối với 4 giống thuộc họ lan hài. Chúng ta quan sát các đặc tính bằng cách lập thành danh mục liên tiếp nhau để hiểu rõ hơn. Lá gấp nếp (gập lại hoặc hình thành các dải theo chiều dọc của lá do các đường gân song song với nhau tạo thành). Lá của giống Cypripedium và giống Selenipedium thì khá mỏng và gập đôi một cách cân đối (gân giữa tạo thành đường sống, nếu ta cắt ngang lá thì gập lại thành hình chữ V ), lá của giống Paphiopedilum và Phramipedium  là loại lá dai (gần như da động vật).  Lá của Cypripedium còn mỏng hơn lá của giống Selenipedium nếu xét ở phía đầu nhỏ, mỏng.  Những loài có màu lá luôn xanh dù lá mỏng, dầy hay trung bình thì thường thấy ở trong phạm vi giống lan hài Paphiopedilum như một nguyên tắc. Trong giống này có những yếu tố kết hợp như độ dài của lá, bản chất để xác định coi chúng là loài cứng cáp, đứng thẳng, bò lan hoặc thậm chí là buông rủ mới biết được chúng là loài  lan biểu sinh hay là loài bám vào vách núi (thạch lan).

Một số loài Lan hài (slippers) có lá với một lớp lông ở mép lá hoặc trên bề mặt, dù cho phần lớn các lá là lộ thiên.

Sắc tố tím hồng ở mặt dưới của lá là dấu hiệu nhân biết các loài Paphiopedilum và cũng chỉ lá của giống này mới khảm màu như vậy. Tỷ lệ của mức độ khảm màu từ  xanh đậm đến trắng bạc hiện hữu nhiều hay ít là đặc tính của các loài thuộc giống này, kể cả những loài thuộc dị bản. Cũng có một số loài thuộc Paphiopedilum thuần xanh không hề có chút khảm màu nào, có lá trơn. Lá của hai loài . Ngoại trừ hai loài thuộc Cypripedium có những đốm dầy đặc màu nâu lợt, còn lại lá thuộc Cypripedium, Phragmipedium  Selenipedium đều không có đốm trên nền lá xanh mướt.

Trừ một số rất ít loài có lá dài và hẹp còn lại thì không có gân hình tia hoặc mép lá không theo một hình dáng nhất định, không có răng cưa ở riềm lá. Các loài thuộc Cypripedium là những loài có lá biến đổi nhiều nhất, kể cả những loài mà lá của chúng hình quạt, có bản rộng, trên đó xuất hiện răng cưa trên mép lá vì lá gập đôi một cách rõ rệt.

Các đường gân tạo thành đường sống nổi lên ở những lá hình chữ V (mặt cắt ngang), có khi hiện rõ ở mặt dưới của lá. Ngược lại ở một số loài khác có lá tương đối phẳng, đường gân lại không lộ rõ.

Không cần thiết nhấn mạnh những đặc điểm về lá của mỗi giống lan vì lá là một tổ chức quang hợp của cây Lan. Chúng ta cũng cần coi trọng về hình dạng cũng như cấu trúc của lá nếu xét về tính chất thẩm mỹ vì lá giúp chúng ta xác định được cây Lan đó thuộc loài nào và cả giống lan.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon