Giới thiệu về cây Lộc Vừng (Barringtonia acutangula)
Lộc vừng (itchytree) là một loài cây khá dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên với việc tạo hình bon sai và trồng trên chậu để được dáng đẹp, bền cây thì khá là khó với những người mới tập chơi.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc Lộc Vừng (itchytree)
Chọn chậu
Đầu tiên, đối với chậu trồng Lộc Vừng, có thể là ang hoặc bể phải có đường thoát nước. Đúng là Lộc Vừng là loài cây ưa nước, tuy nhiên không nên để cây ngập úng quá lâu. Chúng ta không thể so sánh cây trồng trong chậu với cây trồng xuống đất, cạnh khu vực nhiều nước như bờ ao hoặc gần các lạch nước được. Việc ngâm rễ cây trong nước lâu ngày có thể dẫn đến việc hết các rễ non gây tối lan sang rễ chính. Việc để lỗ thoát nước sẽ giúp cho việc ép cây ra hoa đúng thời điểm, còn để cây phát triển tốt thì nên để lỗ thoát nước.
Đất (soil)
Đất trồng Lộc Vừng (itchytree) tốt nhất là đất thịt trộn thêm trấu, xỉ than đập vụn và phân ủ hoai mục. Sau khi trồng xong nên tưới nước để giữ độ ẩm vừa phải cho đất để cây có thể ra rễ mới. Đến khi cây đã phát triển mạnh, ra lộc nhiều, điều này có nghĩa bộ rễ ở dưới đã rất khỏe, ta có thể tưới nước thỏa mái cho cây nhưng cũng không được để úng nước vì đầu rễ bị ngập trong nước không thoát được khí sẽ bị thối, chết dần từ đầu rễ vào, làm cây chết.
Chăm sóc
Chăm sóc Lộc Vừng cũng tương tự như các loài cây cảnh khác. Đặt cây ở nơi thoáng để cây có khoảng không cho cây phát triển đều, chú ý tưới nước giữ độ ẩm cho cây đều đặn những không được tưới quá nhiều. Quan sát diệt trừ sâu hại. Hàng tháng bổ sung dinh dưỡng bằng phân bón cho cây một hoặc hai lần. Từ hai đến ba năm thay đất mới cho cây một lần để đảm bảo cho cây luôn đủ chất dinh dưỡng phát triển.
Trường hợp Lộc Vừng (itchytree) trồng trong ang, bể, chậu… thuật bị úng nước, lá héo rũ, ta cần khắc phục ngay. Nếu cây mới trồng thì phải vặt toàn bộ lá cũ rồi làm cho nước thoát nhanh, sau đó chờ 2-3 ngày cho bầu đất khô mới tưới nhẹ. Trường hợp cây trồng đã lâu năm, nay bị úng thì có hai cách làm. Một là vặt bỏ tất cả lá rồi khoan lỗ như vừa nói, sau đó đào bỏ đất, rễ xung quanh chậu độ 10cm, từ miệng chậu xuống tận đáy rồi cho đất đã trộn đều vào thay phần đất đã bỏ, tưới nhẹ nước đến khi nào thấy nước chảy ra các lỗ thoát là được. Cách khác là vặt bỏ lá rồi đánh bầu cây ra, khoan lại lỗ thoát nước cho thông, cắt bỏ phần rễ thối, rễ khô già, sau đó cho đất, phân mới vào trồng lại như cách đã nêu ở trên.
Kích thích cây ra hoa
Sau khi cây đã phát triển ổn định chúng ta tiến hành kích thích để cây ra hoa. Thời gian lý tưởng để bắt đầu kích thích hoa là 3 tháng trước tết.
Cách 1
Bịt đường thoát nước lại, sau đổ đầy nước vào cho nước ngập một phần rễ cây (khoảng 1/3). Để khoảng 1 tháng như vậy, cây dần quen với tình trạng rễ ngập nước thì tháo nước ra rồi bắt đầu phun kết hợp kali nitorat và B1 theo liều lượng 100 gam KNO3/12 ml B1 / 8 lít nước, phun vào toàn bộ tán lá. Cứ cách từ 7 đến 10 ngày lại phun 1 lần. Đừng quên tưới giữ ẩm cho bộ rễ. Đến khi cây đã phun lộc thì có thể tưới nhiều hơn.
Cách 2
Cách này ngược lại với cách trên. Khi thấy cây Lộc Vừng đang phát triển mạnh, nhiều lá thì ta ngưng tưới nước trong khoảng 1 tuần. Để ý thấy lá cây có bắt đầu vàng và héo, ta tưới vừa đủ ẩm và vặt bỏ toàn bộ lá trên cây. Tiếp tục sử dụng kali nitorat và B1 với liều lượng 120 g, KNO3 / 12 ml B1 / 8 lít nước phun toàn bộ tán cây và cành. Cứ cách từ 7 đến 10 ngày lại phun 1 lần. Đừng quên tưới giữ ẩm cho bộ rễ. Đến khi cây đã phun lộc thì có thể tưới mạnh tay hơn.
Để hoa Lộc Vừng lâu tàn đẹp nên rải thêm NPK 5-15-25 TE xung quanh gốc cây, xong dùng đất phủ lên.
Một vài hình ảnh hoa Lộc Vừng