Cây Hồng Lộc (Syzygium Oleina): Những điều cần biết 2024

Cây Hồng Lộc (Syzygium Oleina): Những điều cần biết 2024

Với lá mang màu hồng như đem lộc đến cho mọi người, cây hồng lộc là một trong những loại cây cảnh đô thị ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt, trồng chúng sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp và cho sân vườn và đô thị một bộ dạng tươi mới. Vì vậy, hãy cùng Cỏ Dại tìm hiểu về đặc điểm, công dụng cũng như cách trồng và chăm sóc loài cây thú vị, tươi mới này nhé!

Giới thiệu chung về cây hồng lộc

cây hồng lộc
Giới thiệu về cây hồng lộc

Cây hồng lộc (tên khoa học: Syzygium oleina) còn được gọi là hồng lộc gai là một loại cây cảnh thường được trồng để trang trí cảnh quan nhờ vào tán lá non màu đỏ rực rỡ, sau đó chuyển dần sang màu xanh khi trưởng thành. Cây có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam.

Đặc điểm của cây hồng lộc

đặc điểm của cây hồng lộc
Đặc điểm của hồng lộc gai

Đặc điểm hình thái

  • Hồng lộc thuộc cây thân gỗ dạng cây bụi, chiều cao khoảng 0.7-4m, phân nhiều cành nhánh. Tán lá to và dày mọc chếch lên trên tạo hình bầu dục hoặc hình trứng, hình tháp cực kỳ đẹp. Tuy nhiên, ở điều kiện thời tiết nhiệt đới gió mùa như nước ta thì cây thường chỉ cao từ 2-3m do cây sẽ bị nặng tán và rất hiếm khi ra hoa.
  • Lá hồng lộc khi còn non có màu sắc rực rỡ màu hồng rất nổi bật và tuyệt đẹp. Lá bánh tẻ chuyển màu đỏ, hồng, vàng . Khi về già lá chuyển màu xanh bóng. Chu kỳ thay lá hồng lộc kéo dài khoảng 3 tháng. Lá hồng lộc hình bầu dục thuôn dài khoảng 5-6cm, đầu lá nhọn, gần như không có cuống mọc đối nhẵn, viền lá không có răng cưa.
  • Hoa hồng lộc có màu trắng mọc trên cuống dài, đài hợp thành chén, xòe ra trông hơi giống hoa mận.
  • Quả hồng lộc nhỏ, mọng, mọc trên cuống dài, khi chín có màu đen trông khá giống với quả sim nên được xếp vào họ sim. Ở Việt Nam thường hạn chế chiều cao cây và cắt tỉa nhiều nên hiếm khi thấy hoa và quả
  • Rễ cây: Cây hồng lộc là loại cây có rễ chùm. Rễ cây nhỏ và nhiều. Rễ cây thường ăn sâu từ 20-50cm.

Đặc điểm sinh thái

Hồng lộc gai có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa khí hậu mát ẩm. Do đó, thời tiết gần tết cây hồng lộc nảy rất nhiều chồi. Cây hồng lộc có thể trồng bằng hạt hoặc chiết cành. Cây phù hợp với môi trường ẩm, khí hậu mát mẻ như Đông Nam Á.

Các loại cây hồng lộc

Cây hồng lộc có khá nhiều loại khác nhau, nhưng phổ biến tại Việt Nam là cây hồng lộc đỏ, cây hồng lộc mini, cây hồng lộc để bàn, cây hồng lộc bonsai,…

Công dụng của cây hồng lộc

Công dụng của cây hồng lộc
Công dụng của hồng lộc
  • Trang trí cảnh quan: Hồng lộc chủ yếu được trồng để làm cảnh bởi vì cây hồng lộc có chồi và lộc non màu đỏ cực kỳ đẹp mắt và nổi bật, cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, vào mùa xuân là thời điểm cây phát triển đẹp nhất cho nên nhiều người thường ưa thích trồng vào dịp Tết. Ngoài ra, cây hồng lộc còn hay được trồng ở góc sân vườn, hiên nhà để tạo lối đi, tạo điểm nhấn cho khu vườn, công viên, lối đi, hay trong các khu đô thị nhờ vào tán lá màu đỏ rực rỡ. Cây cũng được sử dụng để làm hàng rào, tạo không gian xanh và tăng tính thẩm mỹ.Hồng lộc còn có một đặc thù rất hay nên được ứng dụng rất nhiều trong các loại cây cảnh công trình. Đó chính là cành nhiều, cành nhỏ nên có thể uốn cây, cắt tỉa cây, tạo hình cây theo ý muốn của chủ đầu tư. Các hình dáng được tạo từ cây hồng lộc chủ yếu đó là hình cầu, hình vuông, hình trụ, hình trứng…
  • Phong thủy: Trong phong thủy, hồng lộc gai được cho là mang lại may mắn, tài lộc và sự thịnh vượng cho gia chủ. Màu đỏ của lá non biểu tượng cho sự nhiệt huyết, năng lượng và tài lộc dồi dào. Trồng hồng lộc gai trong nhà hoặc văn phòng có thể giúp tăng cường sinh khí và tạo sự cân bằng năng lượng. Ngoài ra, loài cây này còn có tác dụng xua đuổi tà khí, mang lại bình an cho gia đình.
  • Cải thiện chất lượng không khí: Giống như nhiều loại cây xanh khác, loài cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á giúp cải thiện chất lượng không khí bằng cách hấp thụ khí CO2 và giải phóng khí O2, góp phần làm sạch không khí và tạo môi trường sống thoáng  hơn. Ngoài ra, các chất độc hại trong không khí như formaldehyde, benzen và các hóa chất khác có thể được loại bỏ bởi hồng lộc. Điều này giúp cho không gian sống trở nên trong lành hơn, đặc biệt là trong các căn hộ chung cư hay những nơi có không gian hạn chế.
  • Chống xói mòn đất: Cây hồng lộc có hệ thống rễ phát triển mạnh mẽ, giúp giữ đất, ngăn ngừa xói mòn, và bảo vệ độ ẩm của đất, đặc biệt là ở các khu vực có địa hình dốc. Vì vậy để bảo vệ đất thì trồng nhiều hồng lộc gai là một điều rất cần thiết đối với tình trạng nguy cấp, báo động về đất rừng như hiện nay.
  • Tạo bóng mát: Với tán lá rộng, hồng lộc gai cung cấp bóng mát, giúp giảm nhiệt độ môi trường xung quanh và tạo không gian thoáng đãng, mát mẻ, phù hợp với khí hậu nắng nóng đặc trưng vào mùa hè ở Việt Nam – nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa
  • Làm nguyên liệu y học: Một số nghiên cứu cho thấy loài cây cảnh đẹp này có nguồn gốc từ Đông Nam Á này có thể có các thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa một số bệnh. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu khoa học để xác định rõ ràng các công dụng này.
  • Tăng giá trị bất động sản: Cây hồng lộc khi được trồng và chăm sóc tốt, có thể tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà hoặc khu đất, từ đó tăng giá trị bất động sản, giúp chủ sở hữu tăng thêm lợi nhuận.

Cách trồng cây hồng lộc

cách trồng cây hồng lộc
Cách trồng hồng lộc gai

Cách giâm cành cây hồng lộc

Nên giâm cành hồng lộc vào mùa xuân. Chọn cành nhánh hồng lộc dạng bánh tẻ, cắt ngọn và cắt bớt lá đi, chỉ để lại rất ít lá lơ thơ, mỗi lá cũng cắt đi để khoảng 1/2. Để cành dài khoảng 2 gang tay có nhiều mắt thì tốt. Có thể ngâm cành vào dung dịch kích thích ra rễ trước khi trồng vào đất ẩm. Giâm cành chú ý để cành nghiêng khoảng 60 độ, giâm ngập 2/3 cành, nổi trên mặt đất chỉ khoảng 1/3.  Đào hốc trồng, Chuẩn bị đất tơi xốp, mịn, trộn nhiều phân xanh đã hoai mục đổ đất vào hốc trồng. Đặt cành cần giâm vào đất, vùi lên rồi tưới nước thật đẫm. Các ngày sau đó chú ý giữ đất ẩm và không khí mát.

Sau khi giâm cành bạn nên thường xuyên tưới nước để giữ cho đất luôn ẩm, sau khoảng 1-2 tuần là cây sẽ đâm chồi nảy mầm. Chẳng mất chốc mà cành hồng lộc đã mọc rễ, đâm chồi nảy lộc vươn lên như cây mọc hạt tự nhiên. Sau khi cây phát triển dài cho ra lá, bạn nên cắt bớt lá chỉ để cành dài khoảng hai gang tay, giảm nửa số lượng lá, đảm bảo cây dễ phát triển.

Cách trồng cây hồng lộc

Bước 1: Chọn cây.

Chọn cây có kích thước mong muốn để trồng.

Bước 2: Trồng cây

  • Đào hố: Đào hố với khoảng cách từ 1-3m/hố. cũng tùy theo từng nơi hoặc theo thiết kế để đào.
  • Trồng cây: Đặt cây vào hố thẳng hàng, cây thẳng. tiến hành nền đất cho chặt để cây không bị đỏ.

Bước 3: Tưới cây.

Tưới và giữ ẩm đều cho cây khi mới trồng. Tưới vào gốc của cây, không tưới lên lá cây khi cây mới được trồng vì dễ làm đổ hỏng cây.

Cách chăm sóc cây hồng lộc

  • cách chăm sóc cây hồng lộc
    Cách chăm sóc hồng lộc gai

    Cây hồng lộc thuộc loại cây thân gỗ khỏe mạnh, ít công chăm sóc, chịu nắng, chịu hạn rất tốt.

  • Đất:  thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt nhất trong đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt. Đất phải có pH từ hơi chua đến trung tính (khoảng 5.5-7.5).
  • Vị trí: Trồng cây hồng lộc cần thoáng mát, rộng rãi để cây phát triển tán đều ra các phía. Hồng lộc càng hấp thụ nhiều nắng thì sắc đỏ của lá càng tươi tắn hơn. Mùa xuân hoặc dịp gần tết cây hồng lộc nảy nở ra rất nhiều chồi.
  • Giá thể: Cây yêu cầu thoát nước tốt, nên sử dụng giá thể hữu cơ sạch để đảm bảo sức khỏe cho cây.
  • Lượng nước: Cần thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây hằng ngày, việc bổ sung phân bón cũng nên thực hiện định kỳ. Hồng lộc có thể chịu hạn tuy nhiên tưới nước điều độ vừa phải (cây không chịu úng) thì thân, tán, lá cây mỡ màng hơn và sắc lá cũng đẹp hơn. Khi thấy mặt chậu hoặc mặt đất se khô thì bạn tưới nước cho hồng lộc, không nên tưới hàng ngày đối với cây thân gỗ vì dễ bị úng.
  • Độ ẩm: Cây hồng lộc có khả năng chịu nhiệt tốt nên cực kỳ thích hợp với khí hậu nóng ẩm cụ thể là cây phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt đới và cận nhiệt đới, với nhiệt độ lý tưởng từ 20-30°C. Cây có thể chịu được nhiệt độ thấp hơn nhưng không thích hợp với nhiệt độ quá lạnh dưới 10°C.
  • Ánh sáng, nhiệt độ: Cây hồng lộc rất ưa sáng nên thích hợp đặt ngoài trời. Tuy nhiên, cây cũng có thể chịu bóng râm một phần.
  • Phân bón: Cây hồng lộc cần được bón phân định kỳ 2-3 tháng/lần để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nên bón phân hữu cơ hoặc phân NPK cho cây.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Hồng lộc gai khá khỏe mạnh và ít bị sâu bệnh tấn công. Tuy nhiên, cây có thể bị một số loại sâu bệnh như rệp, nhện đỏ hoặc bệnh nấm trong điều kiện ẩm ướt kéo dài. Thường xuyên kiểm tra và bón thuốc trừ sâu để kịp thời tiêu diệt sâu bệnh hại để tránh lây lan sang cho những cành khác.
  • Cắt tỉa: Khoảng 3 tháng, cây sẽ thay lá một lần cho nên cần tỉa lá già, những cành, lá khô, sâu bệnh định kỳ để đẩy nhanh quá trình ra lộc (lá) cho cây và để cây gọn gàng, đẹp mắt.

    Sau 2-3 năm chăm sóc nếu thấy cây phát triển tốt thì nên chuyển cây sang chậu lớn hơn hoặc trồng ngoài đất để chúng có đủ dinh dưỡng phát triển và cho ra hoa, quả.

Những câu hỏi liên quan về hồng lộc

giải đáp thắc mắc về cây hồng lộc
Giải đáp thắc mắc liên quan

Cây hồng lộc có độc hại cho trẻ em hoặc vật nuôi không?

Hồng lộc gai không được ghi nhận là có độc hại đối với con người hoặc vật nuôi. Đây là một loại cây cảnh phổ biến và được trồng rộng rãi trong nhiều gia đình, công viên và khu đô thị. Tuy nhiên, như với bất kỳ loại cây cảnh nào, cũng nên cẩn trọng khi tiếp xúc với cây, đặc biệt là đối với trẻ em và vật nuôi. Trẻ nhỏ và thú cưng có thể tò mò và nhai hoặc nuốt lá cây. Mặc dù loài cây này không được coi là độc, việc nuốt phải bất kỳ loại thực vật nào cũng có thể gây khó chịu hoặc phản ứng dị ứng ở một số người hoặc vật nuôi nhạy cảm.

Nếu bạn lo lắng về an toàn, hãy theo dõi, giám sát trẻ em và vật nuôi khi chúng ở gần cây và dạy chúng không nên nhai hoặc nuốt lá hoặc bất kỳ phần nào của cây.

Giá của hồng lộc gai

Giá của hồng lộc gai có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, tuổi cây, nơi mua, và thời điểm mua. Dưới đây là một số mức giá tham khảo phổ biến:

  • Cây hồng lộc giống (nhỏ): Cây giống nhỏ, cao từ 20-40 cm: khoảng 10.000 – 30.000 VND/cây.
  • Cây hồng lộc trung bình: Cây cao từ 50-100 cm: khoảng 50.000 – 150.000 VND/cây.
  • Cây hồng lộc lớn: Cây cao từ 1-2 mét: khoảng 200.000 – 500.000 VND/cây.
  • Cây hồng lộc trưởng thành (cây cảnh hoặc cây trồng làm hàng rào): Cây cao trên 2 mét: giá có thể từ 500.000 VND trở lên, có thể lên đến vài triệu đồng tùy vào hình dáng và tuổi cây.
  • Cây hồng lộc bonsai: Cây hồng lộc được tạo dáng bonsai có thể có giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, tùy thuộc vào công phu và nghệ thuật của người tạo dáng.

Giá cả cụ thể có thể thay đổi theo từng địa phương và thời điểm. Để có giá chính xác, bạn nên liên hệ trực tiếp với các cửa hàng cây cảnh, vườn ươm, hoặc tìm kiếm trên các trang thương mại điện tử chuyên về cây cảnh.

Cây hồng lộc hợp mệnh gì?

Hồng lộc gai hợp mệnh gì là quan tâm của không ít người đam mê cây cảnh. Trên thực tế, màu sắc của cây đã phần nào giải đáp thắc mắc này. Với sắc đỏ, cây phù hợp với những người mệnh Hỏa và Thổ. Người mệnh Hỏa hay Thổ khi trồng cây này sẽ luôn gặp may mắn, làm gì được nấy, hồng phát.

Những người thuộc mệnh Kim và mệnh Thủy có thể cảm thấy không hợp hoặc không thoải mái khi trồng loài cây này, do sự tương khắc trong ngũ hành. Tuy nhiên, điều này không phải là quy tắc cứng nhắc và có thể điều chỉnh bằng cách cân nhắc vị trí đặt cây hoặc kết hợp với các yếu tố phong thủy khác để tạo sự cân bằng.

Nếu bạn quan tâm đến phong thủy và muốn đảm bảo rằng cây cảnh phù hợp với mệnh của mình, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia phong thủy để có sự tư vấn cụ thể, chi tiết và phù hợp hơn.

Trồng cây hay gieo hạt tốt hơn?

Việc quyết định nên mua cây hồng lộc đã trồng sẵn hay gieo hạt để trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian, kinh nghiệm trồng cây, và mục đích sử dụng. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của cả hai phương pháp để bạn có thể tham khảo và đưa ra quyết định:

Mua cây hồng lộc đã trồng sẵn Gieo hạt trồng cây hồng lộc
Tiết kiệm thời gian: Cây đã phát triển sẵn sẽ nhanh chóng tạo cảnh quan, tiết kiệm thời gian chờ đợi cây lớn.

Ít rủi ro: Cây đã được vườn ươm chăm sóc cẩn thận, tỉ lệ sống cao hơn so với gieo hạt.

Dễ dàng chăm sóc: Cây đã có bộ rễ phát triển, dễ dàng chăm sóc hơn và nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.

Giá thành rẻ: Hạt giống thường có giá rẻ hơn nhiều so với mua cây đã trồng sẵn.

Trải nghiệm thú vị: Gieo hạt và chăm sóc cây từ giai đoạn mầm đến khi trưởng thành là một trải nghiệm thú vị và học hỏi được nhiều kỹ năng trồng cây.

Tùy chỉnh và kiểm soát: Bạn có thể chọn hạt giống chất lượng và kiểm soát quá trình phát triển của cây từ đầu.

Chi phí cao hơn: Mua cây đã trồng sẵn thường tốn kém hơn so với mua hạt giống.

Kích thước và lựa chọn hạn chế: Có thể bị giới hạn về kích thước và hình dáng cây khi mua từ vườn ươm.

Thời gian và công sức: Gieo hạt đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, từ việc chăm sóc hạt nảy mầm đến khi cây lớn đủ để trồng ra ngoài.

Rủi ro cao hơn: Gieo hạt có thể gặp nhiều rủi ro như hạt không nảy mầm, cây con yếu hoặc bị sâu bệnh tấn công.

Do đó, nếu bạn muốn có hồng lộc gai nhanh chóng để trang trí cảnh quan và không muốn dành quá nhiều thời gian cho việc chăm sóc cây con: Mua cây hồng lộc đã trồng sẵn là lựa chọn tốt. Còn nếu như bạn thích trải nghiệm quá trình gieo trồng từ đầu và có thời gian, kiên nhẫn để chăm sóc cây: Gieo hạt là một lựa chọn phù hợp, đồng thời tiết kiệm chi phí và mang lại trải nghiệm thú vị.

Nên trồng hồng lộc vào mùa nào?

Cây hồng lộc có thể trồng vào nhiều thời điểm trong năm, nhưng để cây phát triển tốt nhất, bạn nên trồng vào các mùa sau:

  • Mùa xuân: Mùa xuân là thời điểm lý tưởng để trồng hồng lộc gai vì thời tiết ấm áp, độ ẩm cao, và cây có thời gian dài để phát triển trước khi đối mặt với nhiệt độ cao của mùa hè.
  • Mùa thu: Mùa thu cũng là thời điểm tốt để trồng loài cây này. Thời tiết mát mẻ và độ ẩm đủ giúp cây dễ dàng thích nghi và phát triển bộ rễ trước khi mùa đông đến.

Bởi việc trồng vào mùa xuân và mùa thu có được lợi ích gồm:

  • Thời tiết lý tưởng: Nhiệt độ mát mẻ và độ ẩm cao giúp cây không bị căng thẳng nhiệt và có đủ nước để phát triển.
  • Thời gian sinh trưởng: Trồng vào mùa xuân cho cây một khoảng thời gian dài để phát triển trước khi đối mặt với thời tiết khắc nghiệt. Tương tự, trồng vào mùa thu cho cây thời gian để phát triển rễ mạnh trước mùa đông.

Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến cây hồng lộc. Cỏ Dại hy vọng rằng những thông tin trong bài đã đem đến những điều bổ ích, cần thiết nhất cho các bạn. Hãy nhanh tay sở hữu cho mình loài cây đầy may mắn, xinh đẹp này nhé!

0988110300
chat-active-icon