Cây Hạnh Phúc thuộc loài thân gỗ, được sử dụng làm cây cảnh nội thất, cây cảnh trang trí nhà ở. Cây mang ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc, sự viên mãn, sung túc. Cũng vì là loài cây mang ý nghĩa hạnh phúc, ngày nay cây không chỉ được trồng trong phạm vi nhà ở mà còn được dùng trang trí không gian công cộng như siêu thị, công viên, sân bay… Cái tên ý nghĩa của cây đem lại cho người sở hữu và những người xung quanh cảm giác ấm áp và kết nối với nhau.
Cây Hạnh Phúc phong thủy để bàn có cách trồng và chăm sóc khác biệt so với những cây cảnh trang trí bàn làm việc nhỏ bé. Để tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây mời bạn cùng tham khảo bài viết sau đây:
Cây Hạnh Phúc
Cây Hạnh Phúc (tên khoa học là Alpinia purpurata (Vieill.) K. Schum) thường gọi là cây Gừng Kiểng. Cây Hạnh Phúc là một loài cây đẹp mang nhiều ý nghĩa tốt lành. Cây mang đến hạnh phúc, niềm vui, sức khỏe cho gia chủ nên nó mới có cái tên đẹp như vậy.
Đặc điểm nhận dạng của cây Hạnh Phúc
Hạnh Phúc là cây cảnh để bàn thân gỗ với kích thước khá nhỏ bé chỉ từ 20 cm – 30cm. Cây Hạnh Phúc là cây có những tán lá xanh tốt, màu xanh của niềm tin và hy vọng.
Cây Hạnh Phúc không quá đặc biệt về hình dáng và màu sắc nhưng cũng có lẽ vì cây đã mang lại nhiều niềm vui, hạnh phúc cho những người trồng nó nên cây mới có cái tên đẹp như vậy.
Cây Hạnh Phúc
Cây rất thích hợp trồng trong văn phòng, ở những nơi có không gian rộng rãi, thoáng mát. Bạn cũng có thể đặt chúng ở hành lang, trong phòng ngay cạnh cửa sổ… nơi bạn có thể nhìn ngắm và chăm sóc mỗi ngày. Không chỉ riêng Việt Nam ta mà cả những nước như Nhật Bản và Trung Quốc cũng rất chuộng loại cây này.
Ý nghĩa của cây hạnh phúc trong cuộc sống
Hạnh Phúc toát ra ý nghĩa từ tên gọi. Cây là biểu tượng của hạnh phúc, sự viên mãn, đầm ấm. Cây toát ra ý nghĩa từ hình dáng cây to cao, vững chãi cùng với kết cấu lá hình trái tim.
Bên cạnh ý nghĩa về hạnh phúc, thứ mà con người vẫn luôn tìm kiếm trong cuộc sống thì Hạnh Phúc còn tạo nên sự sang trọng, uy nghiêm, tạo vận khí tốt cho gia chủ.
Kỹ thuật chăm sóc cây hạnh phúc đúng cách
Cây Hạnh Phúc phong thủy được trồng chủ yếu bằng phương pháp giâm cành. Khi giâm cành từ cây lớn đủ thời gian, cành đã sinh rễ thì tiến hành cưa tách khỏi cây mẹ và trồng vào chậu hoặc trồng trực tiếp trên đất vườn.
Khi cưa cần thao tác dứt khoát và nhanh chóng, hạn chế thấp nhất sự tổn thương đến cây mẹ. Trường hợp trồng cây trong chậu cần chú ý hạn chế chiều cao cây khi giâm cành. Đường kính cây phải đạt từ 10 – 12 cm.
Muốn cây Hạnh Phúc sinh trưởng và phát triển tốt bạn cần chăm sóc cây theo quy trình, tuân thủ đúng chế độ ánh sáng, nước tưới và phân bón cho cây, cụ thể như sau:
Chăm sóc cây Hạnh Phúc
– Ánh sáng: Ánh sáng giúp cây quang hợp tạo chất hữu cơ cấu tạo nên bộ phận của cây, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây. Cây Hạnh Phúc ưa ánh sáng, tuy nhiên khi đưa vào trong phòng dưới ánh sáng đèn điện có dây tóc, đèn huỳnh quang cây vẫn có thể quang hợp, sinh trưởng bình thường.
Ở những nơi thiếu ánh sáng, cây có xu hướng vươn cao để hướng sáng, lá chuyển màu xanh nhạt hoặc xanh vàng không còn màu xanh đặc trưng do diệp lục được hình thành ít, bị phân huỷ nhiều trong điều kiện thiếu sáng, thân cây nhỏ bé, mềm lướt vươn dài.
– Nước: Nước chiếm hàm lượng lớn trong cây từ 70 – 90 % khối lượng cây, tham gia cấu tạo chất nguyên sinh của tế bào để cấu tạo cơ quan bộ phận cây. Nước giúp hoà tan, vận chuyển các chất trong cây, tham gia các quá trình sinh lý, quá trình thoát hơi nước.
Nếu thiếu nước cây bị héo, ảnh hưởng đến quá trình sống của cây (quang hợp, hô hấp…). Thừa nước làm cây mềm yếu, giảm sức chống chịu với bệnh hại. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu nước cho cây.
– Đất trồng: Nên chọn loại đất trồng thoáng khí, tơi xốp, có khả năng thoát nước cao để thích hợp với các chậu cây Hạnh Phúc để bàn.