Cao thủ Bonsai: Keiji Kandaka – Vườn Kandaka Shojuen bonsai garden

Cao thủ Bonsai: Keiji Kandaka – Vườn Kandaka Shojuen bonsai garden
Đánh giá

Nguồn: https://bonsai.shikoku-np.co.jp (13/10/2009)

Dịch và biên tập: Admin codai.net NVDzung (12/11/2019) 

Chủ sở hữu đời thứ tư của Kandaka Shojuen bonsai garden, Keiji Kandaka, đã lớn lên dưới sự dạy dỗ của người cha Fujiyoshi. “Những ngày đó thật tự nhiên khi một người con trai tiếp quản công việc Bonsai của cha anh ý. Ngay cả trong thời thơ ấu của tôi, tôi đã nhận thức rõ ràng tôi sẽ trồng Bonsai trong tương lai” Kandaka chia sẻ. Sau khi học thiết kế sân vườn và có được kiến thức chuyên môn tại Đại học Nông nghiệp Tokyo, Kandaka trở về nhà. Ông đã quản lý vườn Bonsai từ đó.

Keiji Kandaka

Keiji Kandaka tươi cười bên cạnh tác phẩm Bonsai của mình

Kuromatsu (Thông Đen Nhật Bản, Japanese Black Pine), Goyomatsu (Thông Trắng Nhật Bản, Japanese White Pine) và Nishikimatsu (Japanese Brocade Pine, Thông Thổ Cẩm Nhật Bản) là những nguyên liệu Bonsai truyền thống của Nhật Bản, là các sản phẩm chính của vườn Kandaka Shojuen bonsai garden. Kandaka cũng xử lý một loạt các loại nguyên liệu Bonsai khác, như các loại cây rụng lá Zoki và các cây Shohin cỡ nhỏ. Mặt khác, Kandaka đang theo đuổi kỹ thuật Jissei trồng cây từ hạt giống. “Jissel rắc rối hơn nhiều so với Tsugiki (ghép). Jissel hấp dẫn bởi vì nó có thể tạo ra được nhiều sản phẩm hơn nữa.” Kandaka chia sẻ. Một lượng lớn cây Kuromatsu 10 năm tuổi được trồng từ hạt được bày bán trên giá trưng bày trong vườn Bonsai của anh.

 A number of kuromatsu (Japanese black pine) trees grown from seeds are on shelves at Kandaka Shojuen bonsai garden.

Số lượng lớn kuromatsu (Japanese black pine) trồng tự hạt trên giá tại Kandaka Shojuen bonsai garden.

Trong khi quản lý vườn Bonsai, Kandaka cũng tích cực làm việc để cải thiện khả năng phán đoán và kỹ năng của mình để làm một cái gì đó mới. Anh đã chuyển từ bán hàng theo đơn đặt hàng qua mail sang bán hàng trên nền tảng Internet. Kandaka tham gia vào triển lãm Taikan-ten bonsai exposition lần thứ hai ở Kyoto năm 1992. Kể từ đó, anh liên tục trưng bày các sản phẩm của mình tại Taikan-ten exhibition – triển lãm lớn nhất được tổ chức ở Tây Nhật Bản – và đã trao đổi sâu sắc với những người yêu Bonsai trên cả nước. “Chỉ những kiệt tác tuyệt vời mới được trưng bày tại triển lãm này. Trình độ cao của Bonsai đã gây choáng váng cho tôi, nhưng tôi có thể học hỏi được rất nhiều” Kandaka chia sẻ. Anh đã giành được danh tiếng về chuyên môn và sự đánh giá được xây dựng thông qua việc học hỏi từ các chuyên gia khác.

Bàn về tương lai của văn hoá Bonsai Nhật Bản, Kandaka đặt nhiều kỳ vọng vào thế hệ người trồng trẻ hơn, những người đã thừa hưởng truyền thống khu vực. Kandaka chia sẻ “Tôi mong muốn con tôi sẽ nối nghiệp tôi một ngày nào đó. Nhưng nó vẫn đang học ở trường đại học. Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra” Con trai anh đã chọn học nghiên cứu nước ngoài tại trường đại học, hy vọng rằng văn hoá Bonsai sẽ được quốc tế hoá.

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon