Bộ sưu tập Bonsai: Chinese Collection (Bộ sưu tập Bonsai Trung Quốc) thuộc The National Bonsai & Penjing Museum

Bộ sưu tập Bonsai: Chinese Collection (Bộ sưu tập Bonsai Trung Quốc) thuộc The National Bonsai & Penjing Museum
  • Nguồn: bonsai-nbf.org
  • Lược dịch: Dũng Cá Xinh (06/08/2021)

TOP những cây Bonsai đẹp nhất thế giới chắc chắn không thể thiếu những cây trong bộ sưu tập nổi tiếng này được. 

The Chinese Collection (Bộ sưu tập Trung Quốc) tại National Bonsai & Penjing Museum (Bảo tàng Cây cảnh & Hòn non bộ Quốc gia) nằm trong Yee-sun Wu Chinese Garden Pavilion (Khu vườn Trung Quốc Yee-sun Wu). Khu vực này được đặt tên để vinh danh Tiến sĩ Yee-sun Wu (1905-1995), một nhà sưu tập Penjing nổi tiếng người Hồng Kông.

Chinese Pavilion tại National Bonsai & Penjing Museum
Chinese Pavilion tại National Bonsai & Penjing Museum

Năm 1996, khu vực được toạ lạc độc lập và có một tấm biển trên lối vào bằng thư pháp Trung Quốc ghi: “Dr. Yee-sun Wu – Nơi cây cỏ được huấn luyện và trồng trọt dưới bàn tay của một người đàn ông thư sinh.”

Hòn non bộ, một loại hình nghệ thuật tiên tiến của Bonsai, có thể có từ thời nhà Tấn (Tsin Dynasty ) ở Trung Quốc (265-420 sau Công nguyên). Có rất nhiều trường học về penjing và Tiến sĩ Wu là người đề xuất trường phái Lĩnh Nam (Lingnan), đồng thời cũng duy trì một bộ sưu tập hơn 300 cây.

Chinese Pavilion lúc được thi công
Chinese Pavilion lúc được thi công

Năm 1983, Janet Lanman, Thành viên Hội đồng quản trị NBF, đã tiếp cận Tiến sĩ Wu với gợi ý rằng nên đưa hòn non bộ vào bộ sưu tập của Bảo tàng. Tiến sĩ Wu đồng ý và ông đã ân cần tặng cây cho Bảo tàng và tài trợ một khu vực để làm nơi ở.

Janet Lanman
Janet Lanman

Năm 1988, Giám đốc Vườn ươm Quốc gia Hoa Kỳ, Tiến sĩ H. Marc Cathey đã nhận món quà và lần đầu tiên gọi Bảo tàng là: “Bảo tàng Cây cảnh & Hòn non bộ Quốc gia”. (The National Bonsai & Penjing Museum.)

Hiện có 36 cây trong bộ sưu tập của Trung Quốc và các đầu việc đang được tiến hành để bổ sung thêm cây mới trong những năm tới.

1996, Khai trương Chinese Pavilion và International Pavilion & Exhibits Wing - từ trái sang phải Giám tuyển Robert Drechsler, H. William Merritt, nhà tài trợ, Mary Mrose, Nhà tài trợ International Pavilion & Exhibits Wing, Tiến sĩ Floyd Horn, Giám đốc ARS, Giám đốc Điều hành NBF, MaryAnn Orlando và nhà tài trợ Upper Courtyard Tiến sĩ Howard Van Zant.
1996, Khai trương Chinese Pavilion và International Pavilion & Exhibits Wing – từ trái sang phải Giám tuyển Robert Drechsler, H. William Merritt, nhà tài trợ, Mary Mrose, Nhà tài trợ International Pavilion & Exhibits Wing, Tiến sĩ Floyd Horn, Giám đốc ARS, Giám đốc Điều hành NBF, MaryAnn Orlando và nhà tài trợ Upper Courtyard Tiến sĩ Howard Van Zant.

Cùng ngắm nhìn các tác phẩm Bonsai và Bồn Cảnh (Penjing) nổi bật nhất trong bộ sưu tập này nhé:

  • Cây Cơm nguội Trung Quốc, Cây sếu Trung Quốc, Cây Phác, Cây Cơm nguội, Cây Cơm nguội Tàu, Cây Sếu đông
  • Chinese Hackberry
  • Celtis sinensis
  • Bắt đầu tạo kiểu từ năm 1946
  • Quà tặng từ Shu-ying Lui, 1986
  • Đây là một loài cây rụng lá có nguồn gốc từ Đông Á. Khi cây trụi lá vào mùa đông, bạn có thể đánh giá cao hiệu ứng zig-zag của phong cách cắt tỉa (pruning style) được các nghệ nhân penjing Trung Quốc yêu thích.

  • Cây Lục Nguyệt Tuyết (Cây thường ra nhiều hoa nhất vào tháng 6, hoa màu trắng như tuyết nên có tên là Lục Nguyệt Tuyết, Tuyết tháng sáu)
  • Japanese Boxthorn
  • Serissa japonica 
  • Được tạo kiểu lần đầu tiên năm 1951
  • Quà tặng của Shu-ying Lui, 1986
  • Đến từ các vùng ôn đới ở châu Á, loài này nở hoa quanh năm. Thường có rất nhiều hoa nhỏ màu trắng nên nó còn được gọi là “Cây Ngàn Sao.” (tree of a thousand stars.)

  • Cây Du Tàu, Cây Du Trung Quốc
  • Chinese Elm
  • Ulmus parvifolia
  • Bắt đầu được tạo kiểu vào năm 1961
  • Quà tặng của Shu-ying Lui, 1986
  • Thân của cây này có lớp vỏ bong tróc và hoa văn “ngụy trang” màu xám, hồng và rám nắng giải thích cho tên gọi thông thường khác của nó – cây Du Lacebark. (Lace là ren, vải đan thủng)

  • Cây Gừa, Cây Si Quả Nhỏ
  • Chinese Banyan
  • Ficus microcarpa
  • Được tạo kiểu lần đầu tiên vào năm 1906
  • Quà tặng của Shu-ying Lui, 1986

  • Cây Trà Phúc Kiến
  • Fukien-tea
  • Ehretia microphylla
  • Được tạo kiểu lần đầu năm 1956
  • Món quà từ Shu-ying Lui, 1986

  • Cây Thông Kim Tiền
  • Chinese Golden-larch
  • Pseudolarix amabilis
  • Được tạo kiểu lần đầu tiên năm 1971
  • Món quà của Shu-ying Lui, 1986
  • Cây Thông Kim Tiền là một loài cây lá kim hiếm và bất thường đến từ Trung Quốc, chúng chuyển sang màu vàng tươi vào mùa thu trước khi các lá kim rụng vào mùa đông.

  • Cây Du Tàu, Cây Du Trung Quốc
  • Chinese Elm
  • Ulmus parvifolia
  • Được tạo kiểu lần đầu tiên vào năm 1961
  • Món quà của Yee-sun Wu, 1986
  • Khi ghép một hòn non bộ với một cái cây, điều quan trọng là phải giữ cho cây không trở nên quá lớn so với hòn non bộ để giữ thăng bằng.

  • Cây Du Tàu, Cây Du Trung Quốc
  • Chinese Elm
  • Ulmus parvifolia
  • Được tạo kiểu lần đầu tiền năm 1956
  • Món quà từ Yee-sun Wu, 1986
  • Hòn non bộ của Trung Quốc thường được tạo kiểu với những chiếc rễ và cành cong queo mang lại cảm giác chuyển động sống động.

  • Cây Du Tàu, Cây Du Trung Quốc
  • Chinese Elm
  • Ulmus parvifolia
  • Được tạo kiểu từ năm 1951
  • Món quà từ Yee-sun Wu, 1986
  • Lá của cây du Trung Quốc rất nhỏ nên nếu chúng ta nhìn thấy bức ảnh của cây này mà không có chậu, chúng ta có thể dễ dàng bị lừa tin rằng mình đang nhìn một cây rất to ngoài tự nhiên.

  • Cây Hoả Gấc, Cây Gai Lửa Nepal
  • Nepal Firethorn
  • Pyracantha crenulata
  • Được tạo kiểu lần đầu tiên năm 1966
  • Món quà từ Yee-sun Wu, 1986
  • Rừng cây Gai Lửa Nepal này tạo ra những quả nhỏ màu đỏ kéo dài qua các tháng mùa đông. Vào mùa xuân, cây sẽ lại phủ đầy hoa trắng thơm.

  • Cây Tước Mai Đằng
  • Pauper’s-tea
  • Sageretia thea
  • Được tạo kiểu lần đầu tiên năm 1961
  • Quà tặng của Yee-sun Wu, 1986
  • Penjing (Bồn Cảnh) có nghĩa là “Phong cảnh trong khay.” Ở đây chúng ta thấy các nhóm cây theo chủ nghĩa tự nhiên. Chậu hoặc khay bằng đá cẩm thạch trắng là điểm độc đáo của hòn non bộ.

  • Cây Tước Mai Đằng
  • Pauper’s-tea
  • Sageretia thea
  • Được tạo kiểu lần đầu năm 1951
  • Quà tặng của Yee-sun Wu, 1986
  • Người Trung Quốc thích thêm những bức tượng nhỏ vào hòn non bộ của họ. Nó giúp chúng ta hình dung được cảm giác ngồi dưới gốc cây cao này sẽ như thế nào.

  • Cây Du Trung Quốc, Cây Du Tàu
  • Chinese Elm
  • Ulmus parvifolia
  • Được tạo kiểu lần đầu năm 1956
  • Quà tặng của Yee-sun Wu, 1986
  • Đối với người Trung Quốc, việc tác phẩm hòn non bộ có một cái cây bám trên đá gợi lên một vùng hoang dã xa xôi và hiểm trở.

  • Cây Du Tàu, Cây Du Trung Quốc
  • Chinese Elm
  • Ulmus parvifolia
  • Được tạo kiểu lần đầu tiên năm 1951
  • Quà tặng của Yee-sun Wu, 1986
  • Hòn non bộ theo phong cách gốc rễ bám trên đá (Root-over-rock) thể hiện tình yêu của người Trung Quốc đối với những tảng đá có hình dạng kỳ dị. Cây đã được huấn luyện từ khi còn nhỏ để phát triển xung quanh tảng đá.

  • Cây Hoa Giấy
  • Bougainvillea
  • Bougainvillea glabra
  • Được tạo kiểu từ năm 1936
  • Món qùa của Yee-sun Wu, 1986

  • Cây Bách Đài Loan
  • Taiwan-cypress
  • Taiwania cryptomerioides
  • Được tạo kiểu lần đầu năm 1946
  • Món quà từ Yee-sun Wu, 1986

  • Cây Du Tàu, Cây Du Trung Quốc
  • Chinese Elm
  • Ulmus parvifolia
  • Được tạo kiểu lần đầu tiên năm 1946
  • Món quà của Yee-sun Wu, 1986
  • Thân cây rỗng và cành xương xẩu của loài cây này ngụ ý sự tồn tại của tuổi già.

  • Cây Du Tàu, Cây Du Trung Quốc
  • Chinese Elm
  • Ulmus parvifolia
  • Được tạo kiểu lần đầu năm 1906
  • Món quà của Yee-sun Wu, 1986
  • Nhiều bức tranh cổ của Trung Quốc mô tả những cái cây có góc uốn cong như bức tranh này. Thân cây rỗng và rễ lộ ra ngoài càng làm tăng thêm đặc điểm kỳ quặc của nó.

  • Cây Vạn Niên Tùng
  • Buddhist-pine
  • Podocarpus macrophyllus
  • Được tạo kiểu lần đầu năm 1956
  • Món quà của Yee-sun Wu, 1986
  • Đây là một loài hạt trần thường xanh có nguồn gốc từ các vùng núi phía nam Trung Quốc và Nhật Bản. Quả nhỏ chín mọng vào mùa hè.

  • Cây Thông Đen Nhật Bản
  • Japanese Black Pine
  • Pinus thunbergii
  • Được tạo kiểu lần đầu tiên năm 1936
  • Món quà của Yee-sun Wu, 1986
  • Cây thông này được tạo kiểu bởi Yee-sun Wu, một bậc thầy của Trường phái Bồn Cảnh Lĩnh Nam. Những đường cong của thân và cành là đặc điểm của trường phái này, gợi lên hình ảnh uyển chuyển.

  • Cây Thông Đen Nhật Bản Vỏ Bần
  • Cork-bark Japanese Black Pine
  • Pinus thunbergii Corticosa Group
  • Được tạo kiểu lần đầu vào năm 1936
  • Món quà từ Yee-sun Wu, 1986
  • As this pine matures, its bark develops deep fissures and raised sections known as wings or ridges. Look closely at the branches on this tree to see this characteristic.

  • Cây Phong Tam Giác
  • Trident Maple
  • Acer buergerianum
  • Được tạo kiểu lần đầu tiên năm 2001
  • Quà tặng từ Qingquan Zhao để vinh danh Emily Jane McNear, 2001
  • Cảnh quan phong cảnh này được tạo ra bởi bậc thầy penjing người Trung Quốc Qingquan Zhao để mô phỏng những hòn đảo được bao quanh bởi nước.

  • Phong Tam Giác
  • Trident Maple
  • Acer buergerianum
  • Chưa biết thời điểm lần đầu tiên tạo dáng
  • Quà tặng của Stanley Chinn, 2002
  • Cây này đã được uốn thành hình rồng Trung Hoa! Thật hiếm khi nhìn thấy một cây theo phong cách lịch sử như thế này bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là một cái cây do một người Mỹ gốc Hoa làm.

  • Cây Du Tàu, Cây Du Trung Quốc
  • Chinese Elm
  • Ulmus parvifolia
  • Chưa rõ thời điểm lần đầu tiên tạo kiểu.
  • Quà tặng từ Stanley Chinn, 2002
  • Ngắm cái cây này là để cảm nhận sức mạnh của gió. Tại sao vậy? Các cành dường như phát triển về một hướng như thể bị ép bởi một cơn gió mạnh. Người nghệ sĩ bonsai tạo ra ảo giác này bằng cách uốn cành vào vị trí với sự hỗ trợ của dây nhôm. Điều này tạo ra phong cách bạt phong đặc biệt. Đây là thế Bạt Phong Hồi Đầu kinh điển.

  • Cây Thông Đen Nhật Bản
  • Japanese Black Pine
  • Pinus thunbergii
  • Chưa rõ thời điểm lần đầu tiên tạo kiểu
  • Quà tặng của Stanley Chinn, 2002
  • Với thân cao, mảnh mai và tán lá thưa thớt, cây thông này là một điển hình của phong cách văn học. Nó giống với loại cây đặc trưng trong các bức tranh của các nhà văn học Trung Quốc (các học giả.). Đây được gọi là dáng cây Văn Nhân.

  • Cây Phong Tam Giác
  • Trident Maple
  • Acer buergerianum
  • Chưa rõ thời điểm lần đầu tiên cây được tạo kiểu.
  • Quà tặng từ Stanley Chinn, 2002

  • Cây Du Tàu, Cây Du Trung Quốc
  • Chinese Elm
  • Ulmus parvifolia
  • Chưa rõ thời điểm cây được tạo kiểu lần đầu tiên
  • Món quà của Stanley Chinn, 2002

  • Cây Phong Tam Giác, Cây Phong Đinh Ba
  • Trident Maple
  • Acer buergerianum
  • Thời điểm cây được tạo kiểu lần đầu tiên chưa xác định
  • Quà tặng của Stanley Chinn, 2002

  • Cây Phong Đinh Ba
  • Trident Maple
  • Acer buergerianum
  • Thời điểm cây được tạo kiểu lần đầu tiên chưa xác định
  • Quà tặng của Stanley Chinn, 2002

  • Cây Du Tàu, Cây Du Trung Quốc
  • Chinese Elm
  • Ulmus parvifolia
  • Được tạo kiểu lần đầu tiên vào năm 2004
  • Quà tặng của Yunhua Hu, 2004
  • Hòn non bộ cảnh quan này được tạo ra ở đây, ngay tại Vườn ươm bởi ông Hu Yun Hua vào năm 2004. Ông là Giám đốc Trung tâm Penjing Research Center (Nghiên cứu Hòn non bộ) tại Shanghai Botanical Garden in China (Vườn Bách thảo Thượng Hải, Trung Quốc)

  • Cây Phong Đinh Ba
  • Trident Maple
  • Acer buergerianum
  • Bắt đầu được tạo kiểu từ năm 1955
  • Món quà từ Michael Levin, 1999
  • Đây là một ví dụ về phong cách rễ nổi phổ biến ở Trung Quốc. Nó được lấy cảm hứng từ những cây mọc dọc theo bờ sông. Khi đất bị rửa trôi dần, rễ của chúng phát triển một lớp vỏ bảo vệ giống như thân cây.

  • Cây Mai Chiếu Thuỷ
  • Water jasmine
  • Wrightia religiosa
  • Thời gian tạo kiểu lần đầu chưa xác định
  • Món quà từ Dr. Tăng Quốc Kiệt, 2002
  • Mai Chiếu Thuỷ là một loại vật liệu phổ biến cho Bonsai ở Đông Nam Á. Loại này được nhập khẩu từ Việt Nam, nơi có tán lá tròn, hình mây trên Bonsai là điển hình.

Xem thêm các bài viết khác TẠI ĐÂY!!!

0988110300
chat-active-icon