Bàng Lá Tim Cẩm Thạch (Ficus deltoidea Jack f. Variegata): Chăm sóc và nhân giống các cách khác nhau

Bàng Lá Tim Cẩm Thạch (Ficus deltoidea Jack f. Variegata): Chăm sóc và nhân giống các cách khác nhau

Trước khi bắt đầu với loài cây thuộc chi Sung (Ficus) này, em muốn chú ý một chút về cách nhận biết cây do có một số nhầm lẫn về tên gọi ở nhiều website cũng như ngay cả ở vườn cây và các shop cây. Bàng Lá Tim Cẩm Thạch (Ficus deltoidea Jack f. Variegata) thường bị nhầm với cây Bàng Đài Loan Cẩm Thạch (Bucida buceras Variegated) và Cây Cẩm Thạch (Alternanthera tenella). Nhìn ảnh 3 cây cạnh nhau như bên dưới em nghĩ cả nhà sẽ dễ hình dung hơn ạ.

Bàng Lá Tim Cẩm Thạch (Ficus deltoidea Jack f. Variegata) thường bị nhầm với cây Bàng Đài Loan Cẩm Thạch (Bucida buceras Variegated) và Cây Cẩm Thạch (Alternanthera tenella)
Bàng Lá Tim Cẩm Thạch (Ficus deltoidea Jack f. Variegata) thường bị nhầm với cây Bàng Đài Loan Cẩm Thạch (Bucida buceras Variegated) và Cây Cẩm Thạch (Alternanthera tenella)
  • Bàng Lá Tim Cẩm Thạch (Ficus deltoidea Jack f. Variegata): Lá to bản, hình trái tim, mọc dày.
  • Bàng Đài Loan Cẩm Thạch (Bucida buceras Variegated): Lá nhỏ, nhọn, hình quả trám, mọc thưa.
  • Cây Cẩm Thạch (Alternanthera tenella): Đây là một cây thân thảo, thân và cành không hoá gỗ như 2 cây trên, lá xoăn, mềm, không cứng cáp như lá ở 2 cây trên. 

Giới thiệu 

  • Tên khoa học: Ficus deltoidea Jack f. Variegata
  • Tên thường gọi: Mistletoe Fig (Sung Tầm Gửi), Mistletoe Fig Marble
  • Tên Việt Nam: Bàng Lá Tim Cẩm Thạch, Bàng Cẩm Thạch Lá Tim, Bàng Cẩm Thạch, Bàng Lá Tim.
  • Tên tiếng Trung: 三角榕 (sānjiǎo róng) – Tam Giác Dung hoặc 金钱榕 (jīnqián róng) – Kim Tiền Dung
  • Tên ở một số quốc gia khác: mas cotek trong tiếng Malaysian, tabat barito trong tiếng Indonesia, và สาลิกาลิ้นทอง trong tiếng Thái. 

Chúng ta điểm qua một chút về loài thuần chủng Ficus deltoidea, mẫu vật gốc để phát triển ra Ficus deltoidea Jack f. Variegata.

Ficus deltoidea là một loài thực vật có hoa trong họ Moraceae (họ Dâu Tằm). Loài này được Jack mô tả khoa học đầu tiên năm 1822.  Ficus deltoidea là một loại cây bụi nhỏ (shrub small tree) thường xanh (evergreen – có nghĩa là không rụng lá vào mùa đông) hoặc bán thường xanh (semi-evergreen – rụng và vàng lá một phần vào mùa đông) tuỳ giống (cultivar) khác nhau, có thể mọc cao đến 2 mét, với lá dày có dạng hình tam giác, tròn ở đỉnh và thuôn gọn ở gốc (khá giống hình trái tim). Mặt trên của lá cây thường có màu đậm, xanh bóng trong khi mặt dưới của lá có màu vàng với các chấm đen. Cây đực và cái có khác biệt về hình thể, đặc biệt là ở lá: Lá cây cái hường tròn và to, còn lá ở cây đực thường nhỏ và dài hơn. Ficus deltoidea có thể mọc được ở trên đất (đặc điểm của các cây terrestrial plant – Thực vật trên cạn), ở trên đá (đặc điểm của cây Lithophyte – Thực vật mọc trên đá) và cũng có thể bám vào các cây khác (đặc điểm của Epiphyte – Thực vật biểu sinh). Đây là một loài mọc dại ở phía đông bán đảo Malaysia (eastern peninsular Malaysia) (Kelantan, Terengganu), Sumatra,  Java, Borneo  (Sabah, Sarawak, Brunei và Kalimantan), Celebes, Palawan và ở Mindanao. Cây được sử dụng bởi các nhà y học cổ truyền ở các khu vực này. 

C.C. Berg trong ấn phẩm của mình Blumea đã phân loại Ficus deltoidea thành hai phân loài (subspecies) dựa trên sự khác nhau của hình dạng lá. Đó là Ficus deltoidea subsp. deltoideaFicus deltoidea subsp. motleyana. Nhìn ảnh có thể phân biệt được dễ dàng hơn ạ, phân loài Ficus deltoidea subsp. deltoidea có lá tròn hơn, gân giữa có lông còn Ficus deltoidea subsp. motleyana có xu hướng lá mác hơn và vân hình kim tuyến.

2 phần loài: Ficus deltoidea subsp. deltoidea và Ficus deltoidea subsp. motleyana
2 phân loài: Ficus deltoidea subsp. deltoidea và Ficus deltoidea subsp. motleyana

Ficus deltoides được sử dụng làm cây cảnh, cần được bảo vệ khỏi giá rét trong những tháng mùa đông, ở những khu vực có nhiệt độ xuống dưới 10 ° C (50 ° F). Tại Vương quốc Anh, nó đã được nhận Giải thưởng Công viên Vườn của Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia (Royal Horticultural Society’s Award of Garden Merit). 

Cây được sử dụng trong y học cổ truyền ở phía đông bán đảo Malaysia và Borneo, nơi lá, quả, thân và rễ của nó được cho là có đặc tính chữa bệnh. Các công dụng truyền thống của cây này bao gồm: Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt (menstrual cycle regulation); điều trị trầm cảm sau sinh (post-partum depression), các bệnh về phổi (lung diseases), huyết áp cao (high blood pressure), tiểu đường (diabetes) và các vấn đề về da; cũng như được coi là một loại thuốc kích thích tình dục (aphrodisiac) cho cả nam và nữ. 

Ficus deltoides đã được thương mại hóa tại khu vực bản địa, nơi nó được sử dụng như một thành phần trong đồ uống thảo mộc, đồ uống cà phê, chất bổ sung và massage. 

Ficus deltoides đã được báo cáo có chứa triterpenoids (C₃₀H₄₈), chất chống ung thư (antinociceptive), chống viêm (anti-inflammatory), chống oxy hóa (antioxidant) và phenol tự nhiên (natural phenols: flavonoid và proanthocyanins, một loại tannin cô đặc). [Điều trị chiết xuất từ ​​lá cho chuột được chỉ định giảm lượng đường trong máu xuống 32,54% so với chuột không được điều trị. 

Loài thực vật này không chỉ có khả năng làm giảm lượng đường trong máu mà còn cải thiện chức năng mô, cấu trúc và hoạt động hành vi của chuột mắc bệnh tiểu đường. Tỷ lệ n-3 PUFA lưu hành, đặc biệt là axit docosahexaenoic (DHA), cũng cho thấy sự gia tăng đáng kể sau khi hấp thụ (ăn) F. deltoidea. Trên thực tế, lá của cây này đã được chứng minh là cải thiện sự cân bằng nội tiết tố ở chuột bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) do letrozole gây ra. F. deltoidea cũng làm tăng nồng độ testosterone trong huyết thanh, số lượng tinh trùng và khả năng vận động ở chuột mắc bệnh tiểu đường. (Chú ý mới chỉ thí nghiệm ở chuột, anh chị em đừng thử lâm sàng trên chính mình nhé ^^). 

Cách trồng và chăm sóc cây Bàng Lá Tim Cẩm Thạch

Một số chú ý khi trồng cây Ficus deltoidea Jack f. Variegata dựa trên một số tài liệu và kinh nghiệm cá nhân. 

  • Đất: Nên dùng đất tơi xốp, nhẹ, thoát nước nhanh. Mình dùng chủ yếu là xơ dừa vụn trộn cùng một số loại vật liệu thoát nước nhanh và rẻ (do không có nhiều tiền) và thấy hiệu quả khá tốt. 
  • Tưới nước: Không cần tưới nhiều. Chỉ tưới khi cây có dấu hiệu khô. Chú ý không tưới khi đất ẩm tránh làm bí rễ. Dùng 1 cái đũa hoặc 1 cái que tre cắm vào gốc cây, chỉ tưới khi nhấc que lên và thấy que khô, nếu que còn ẩm thì không nên tưới nước. Chú ý nên đem cây ra nhà vệ sinh tưới đẫm hoặc nhúng vào một xô đầy nước và nhấc lên để cho thoát hết nước rồi đem về chỗ cũ sẽ hiệu quả hơn là cách tưới ít một và liên tục, vừa mất thời gian vừa không đảm bảo thoát nước hết cũng như nước thấm hết vào rễ li ti bên dưới.
  • Thay chậu: Nên thay chậu có nhiều lỗ thoát nước, to hơn khi cây to hơn.
  • Ánh sáng: Đây là vấn đề LỚN NHẤT cần để ý để tránh chết cây. Nên để ở nơi có ánh sáng mạnh, thậm chí như em để trên sân thượng không che chán cho cây ăn nắng trực tiếp cả ngày. Không nên để cây ở chỗ không có ánh sáng, nếu để indoor hoặc trong nhà nên chọn chỗ gần cửa sổ, nếu không thể có chỗ nào có ánh sáng thì nên vài ngày để trong nhà vài ngày để ra ban công hoặc cửa sổ có ánh sáng, ánh nắng. Cứ thấy cây có lá vàng hoặc rụng lá thì phải chuyển cây ra chỗ ánh sáng mạnh ngay, cây sẽ ra lá mới rất nhanh. 
  • Sâu bệnh: Cây thân gỗ nên rất ít bị sâu bệnh, hầu như không có bệnh gì đặc thù.
  • Phân bón: Có thể bổ sung các loại phân NPK rẻ tiền, phân gốc, phân nước. Trường hợp không có phân bổ sung thì dùng vỏ trứng luộc đập vụn bổ sung vào gốc tăng canxi cho cây cứng cáp. Em vẫn hay dùng phân hữu cơ tự nhiên (ngâm các loại bã hoa quả xay, ép vào 1 cái xô có nắp cho nó phân huỷ ra nước, chắt cái nước này đổ vô cây, trời ơi tốt vô địch thiên hạ!!!) 
  • Chú ý: Bàng Lá Tim Cẩn Thận (Ficus deltoidea Jack f. Variegata ) là cây bán thường xanh nên sẽ rụng lá khi thay đổi môi trường, nhiệt độ, ánh sáng. Nếu lá rụng nhiều nên để ra ban công, ra nơi có nắng cho cây hồi và ra lá non mới. Vào mùa đông cây sẽ rụng lá 1 phần (đây là đặc điểm chung của cây bán thường xanh) để giúp cây giữ nước và giữ sức bung lá vào mùa xuân.

Nhân giống Ficus deltoidea Jack f. Variegata 

Nhân giống bằng hạt

  • Do là chi Sung nên cây ra quả rất giống quả sung (xem ở bên dưới). Có thể áp dụng trồng bằng cách để quả già và chôn quả xuống đất. Cách này em đã thử nhưng thú thật là nó thực sự lâu nếu không xác định làm công nghiệp. Mà ngay cả công nghiệp em quen một số nhà vườn họ cũng không chọn cách này.
Cận cảnh quả của cây Ficus deltoidea
Cận cảnh quả của cây Ficus deltoidea
Cắt lát quả của loài Ficus deltoidea. Anh chị em thấy giống hệt quả sung đúng không ạ. (Thì nó là chi Ficus - chi Sung mà ^^)
Cắt lát quả của loài Ficus deltoidea. Anh chị em thấy giống hệt quả sung đúng không ạ. (Thì nó là chi Ficus – chi Sung mà ^^)
Đây là một cây Bàng Lá Tim Cẩm Thạch (Ficus deltoidea Jack f. Variegata) mình trồng ra quả trên sân thượng. Ảnh chụp vào tầm đầu tháng 10/2020 tại phố Tây Trà, Hoàng Mai, Hà Nội
Đây là một cây Bàng Lá Tim Cẩm Thạch (Ficus deltoidea Jack f. Variegata) mình trồng ra quả trên sân thượng. Ảnh chụp vào tầm đầu tháng 10/2020 tại phố Tây Trà, Hoàng Mai, Hà Nội
Đây là một cây Bàng Lá Tim Cẩm Thạch (Ficus deltoidea Jack f. Variegata) mình trồng ra quả trên sân thượng. Ảnh chụp vào tầm đầu tháng 10/2020 tại phố Tây Trà, Hoàng Mai, Hà Nội
Đây là một cây Bàng Lá Tim Cẩm Thạch (Ficus deltoidea Jack f. Variegata) mình trồng ra quả trên sân thượng. Ảnh chụp vào tầm đầu tháng 10/2020 tại phố Tây Trà, Hoàng Mai, Hà Nội
Đây là một cây Bàng Lá Tim Cẩm Thạch (Ficus deltoidea Jack f. Variegata) mình trồng ra quả trên sân thượng. Ảnh chụp vào tầm đầu tháng 10/2020 tại phố Tây Trà, Hoàng Mai, Hà Nội
Đây là một cây Bàng Lá Tim Cẩm Thạch (Ficus deltoidea Jack f. Variegata) mình trồng ra quả trên sân thượng. Ảnh chụp vào tầm đầu tháng 10/2020 tại phố Tây Trà, Hoàng Mai, Hà Nội

Nhân giống Bàng Lá Tim Cẩm Thạch (Ficus deltoidea Jack f. Variegata) bằng cách cắt cành giâm (cuttings)

  • Thực ra đây là một cách dành cho anh em tận dụng các cành bị gãy nhiều hơn là chủ động nhân giống. Ví dụ có cành nào chẳng may gãy do vận chuyển, gió, rơi chậu treo thì anh em có thể thử cách này xem cành đó có ra rễ không. Tỉ lệ thành công tương đối thấp theo kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên kỹ thuật không cần nhiều và đồ nghề cũng không cần quá nhiều ạ. Dưới đây là chuỗi ảnh minh hoạ cho cách nhân giống này.
Chọn một cây Bàng Lá Tim Cẩm Thạch (Ficus deltoidea Jack f. Variegata) khoẻ mạnh, có nhiều cành đang đâm chồi để làm cây cắt cành giâm.
Chọn một cây Bàng Lá Tim Cẩm Thạch (Ficus deltoidea Jack f. Variegata) khoẻ mạnh, có nhiều cành đang đâm chồi để làm cây cắt cành giâm.
Nên thực hiện việc cắt cành vào các mùa sinh trưởng, những lúc cây đang ra lá non, đâm chồi mạnh mẽ.
Nên thực hiện việc cắt cành vào các mùa sinh trưởng, những lúc cây đang ra lá non, đâm chồi mạnh mẽ.
Cố gắng chọn cành ở dạng hoá gỗ một phần (semi-hardwood), tức là chưa hoá gỗ hoàn toàn để dễ dàng bung rễ hơn.
Cố gắng chọn cành ở dạng hoá gỗ một phần (semi-hardwood), tức là chưa hoá gỗ hoàn toàn để dễ dàng bung rễ hơn.
Đây là một cành giâm (cuttings) được cắt ra. Thực ra đây là một cành dính rệp ^^, bằng việc cắt ra để chống lây thì có thể cố gắng tận dụng làm cành giâm xem có được một cây con không.
Đây là một cành giâm (cuttings) được cắt ra. Thực ra đây là một cành dính rệp ^^, bằng việc cắt ra để chống lây thì có thể cố gắng tận dụng làm cành giâm xem có được một cây con không.
Cắt cành giâm bằng kéo sắc, vô trùng, xử lý sạch sẽ các loại rệp, côn trùng.
Cắt cành giâm bằng kéo sắc, vô trùng, xử lý sạch sẽ các loại rệp, côn trùng.
Ngâm cành giâm (cuttings) vào hỗn hợp kích rễ (ví dụ N3M) theo tỷ lệ và thời gian ghi trong nhãn. Sau đó chọn bầu đất dùng hỗn hợp nhẹ để làm chỗ cắm cành giâm (đã ngâm kích rễ)
Ngâm cành giâm (cuttings) vào hỗn hợp kích rễ (ví dụ N3M) theo tỷ lệ và thời gian ghi trong nhãn. Sau đó chọn bầu đất dùng hỗn hợp nhẹ để làm chỗ cắm cành giâm (đã ngâm kích rễ)
Tỷ lệ cành chết là có, chủ yếu là do không ra nổi rễ và thối. Bằng việc sử dụng các loại hỗn hợp kích rễ thì sẽ kéo tỷ lệ sống của cành giâm lên khá cao.
Tỷ lệ cành chết là có, chủ yếu là do không ra nổi rễ và thối. Bằng việc sử dụng các loại hỗn hợp kích rễ thì sẽ kéo tỷ lệ sống của cành giâm lên khá cao.
Nếu tầm 1 tháng mà không thấy lá rụng, cành giâm còn đâm chồi thì chắc chắn là cành đã bung rễ và phát triển thành một cây độc lập.
Nếu tầm 1 tháng mà không thấy lá rụng, cành giâm còn đâm chồi thì chắc chắn là cành đã bung rễ và phát triển thành một cây độc lập.

Nhân giống Bàng Lá Tim Cẩm Thạch (Ficus deltoidea Jack f. Variegata) bằng cách nuôi cấy mô

  • Đây là một kỹ thuật tương đối khó và không nên áp dụng nếu không có đồ nghề và phòng lab. Toàn bộ kỹ thuật được mô tả trong tài liệu tiếng Anh này, anh chị em có thể tham khảo TẠI ĐÂY ạ. 

Nhân giống Bàng Lá Tim Cẩm Thạch (Ficus deltoidea Jack f. Variegata) bằng cách chiết cành (Air-layering).

  • Chi sung Ficus và các cây trong chi Sung là nguồn nguyên liệu tuyệt vời cho nghệ thuật Bonsai, Mame Bonsai, Mini Bonsai, Saikei,… Mình có chút kinh nghiệm về Bonsai nên đã áp dụng một vài kỹ thuật của Bonsai đối với cây Bàng Lá Tim Cẩm Thạch và tỷ lệ thành công gần như tuyệt đối.
  • Mình xin giới thiệu chiết cành (air-layering) bằng 2 phương pháp, người Nhật gọi đây là kỹ thuật Toriki – một kỹ thuật mà bất kỳ người chơi Bonsai nào cũng biết. 

Toriki tourniquet (Phương pháp Garo)

  • Quấn một đoạn dây đồng quanh thân cây / cành ngay tại điểm anh chị em muốn rễ mới mọc.
  • Dây nên siết làm sao để siết sâu, cắt vào khoảng nửa phần vỏ cây; thân cây / cành càng dày thì dây càng nên to. Với Bàng Lá Tim Cẩm Thạch dạng để bàn thì chỉ nên dùng dây đồng uốn Bonsai loại 3mm (có bán theo cân trên Shopee, Lazada, Tiki rất nhiều ạ). 
  • Trộn xác rêu Peatmoss hoặc xơ dừa vụn cùng hoóc môn kích rễ (có bán trên mạng hoặc ở các hội nhóm Bonsai, cây cảnh) xung quanh ‘vết thương chủ động’ rồi bọc lại bằng ni lông hoặc các loại bọc bầu chiết cây bằng nhựa. 
  • Tầm 1 tháng là anh chị em sẽ thấy rễ trắng bung ra khắp bầu đất thậm chí đâm thủng túi ni lông. Lúc này chỉ cần cắt cành ra và cắm vào hỗn hợp đất nhẹ để trồng như một cây giống độc lập.
Chiết cành bằng phương pháp: Toriki tourniquet (Phương pháp Garo)
Chiết cành bằng phương pháp: Toriki tourniquet (Phương pháp Garo)

Toriki Ring (phương pháp lột vỏ hình nhẫn)

  • Dùng kéo chiết cành hoặc dao chiết cành lột một vòng tròn vỏ như trong ảnh, làm sao lột hết phần gỗ bên ngoài để lộ phần lõi sáng bóng bên trong cành. Đảm bảo không quá sâu có thể làm dãy gập cành từ vết cắt. 
  • Trộn xác rêu Peatmoss hoặc xơ dừa vụn cùng hoóc môn kích rễ (có bán trên mạng hoặc ở các hội nhóm Bonsai, cây cảnh) xung quanh ‘lõi chiếc nhẫn’ rồi bọc lại bằng ni lông hoặc các loại bọc bầu chiết cây bằng nhựa. 
  • Tầm 1 tháng là anh chị em sẽ thấy rễ trắng bung ra khắp bầu đất thậm chí đâm thủng túi ni lông. Lúc này chỉ cần cắt cành ra và cắm vào hỗn hợp đất nhẹ để trồng như một cây giống độc lập.
Một loại kéo chiết cành bán rất nhiều trên mạng.
Một loại kéo chiết cành bán rất nhiều trên mạng.
Chiết cành bằng phương pháp: Toriki Ring (phương pháp lột vỏ hình nhẫn)
Chiết cành bằng phương pháp: Toriki Ring (phương pháp lột vỏ hình nhẫn)

Em chúc cả nhà cuối tuần an lành, nhiều niềm vui và có những cây Bàng Lá Tim Cẩm Thạch baby tuyệt đẹp do chính tay mình nhân giống ra ạ! ^^

  1. Cây Ficus deltoidea Jack f. Variegata (Bàng Lá Tim Cẩm Thạch) chậu nhựa
  2. Cây Ficus Elastica Tineke ‘Chocolate’ (Đa Cẩm Thạch Sô Cô La) chậu thủy sinh 2 lớp

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon