- Biên tập: Dũng Cá Xinh (04/10/2021)
- Bài viết có sử dụng hình ảnh của chuyên gia: Darryl Chen
Đây là một câu hỏi rất hay, đặc biệt khi anh chị em đang trồng những cây ra rễ khí (ví dụ các loài thuộc chi Philodendron, Anthurium, Monstera, Epipremnum,…). Chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Rễ khí (rễ khí sinh, aerial roots) là gì?
Rễ khí sinh là rễ mọc trong không khí lơ lửng trong không trung hay cắm thẳng xuống đất. Chúng được tìm thấy trong các loài thực vật khác nhau, bao gồm các thực vật biểu sinh như cây phong lan, cây rừng ngập mặn ven biển nhiệt đới như thực vật ngập mặn, cây đa, dây thường xuân hay các loại cây thuộc họ Ráy (aroid).
Chức năng của rễ khí (rễ khí sinh)
Chức năng chính của rễ khí sinh là để hấp thụ hơi ẩm của không khí và chất dinh dưỡng hòa tan nhờ ở mặt ngoài có một lớp mô xốp bao bọc. Mặt khác, với nhiều loại cây có thân to lớn như cây đa, rễ khí sinh còn có tác dụng phụ trợ là nâng đỡ thân, cành. Cũng có loại rễ khí sinh có màu xanh chứa chất diệp lục, có thể quang hợp tạo ra chất dinh dưỡng.
Các loại rễ khí sinh
Cơ quan thực vật này được tìm thấy trong rất nhiều họ thực vật, chúng được chuyên môn hóa theo các cách khác nhau để phù hợp với môi trường sống của thực vật. Về hình thức tăng trưởng nói chung, về mặt kỹ thuật chúng có thể được phân loại thành 2 kiểu: Hấp dẫn âm (negatively gravitropic, mọc lên và cách xa mặt đất) hoặc Hấp dẫn dương (positively gravitropic, phát triển hướng xuống mặt đất).
“Stranglers” (prop root) (Rễ bóp cổ)
Banyan trees (chi Ficus, phân chi Ficus subg. Urostigma, gồm các loài: Ficus americana, Ficus aurea, Ficus benghalensis, Ficus citrifolia, Ficus elastica, Ficus macrophylla, Ficus microcarpa, Ficus pertusa, Ficus religiosa, Ficus retusa, Ficus rubiginosa, Ficus tinctoria) là một ví dụ về kiểu rễ khí sinh này, khi chúng dùng rễ để sống biểu sinh trên ngọn của một cây khác. Rễ của chúng đâm xuống và quấn chặt xung quanh thân cây chủ. Sự phát triển của các rễ này cũng như cây kí sinh sẽ tăng tốc khi rễ đã chạm tới mặt đất. Theo thời gian, rễ liên kết lại với nhau tạo thành một rễ giả, có thể tạo ra vẻ ngoài như nó đang bóp nghẹt vật chủ.
Một loài kỳ lạ khác cũng bắt đầu cuộc sống như một loài thực vật biểu sinh là Moreton Bay Fig (Cây Đa Tía, Đa Nhiều Rễ, Ficus macrophylla) ở vùng phía đông nhiệt đới và cận nhiệt đới Australia, có rễ phụ sinh mạnh mẽ trên không. Trong các khu rừng mưa nhiệt đới từ cận nhiệt đới đến ôn đới ấm ở phía bắc New Zealand, Metrosideros robusta, cây rata, phóng rễ trên không xuống một số bề mặt của thân cây chủ. Từ các rễ hướng xuống này, các rễ ngang mọc ra bao quanh thân cây và hợp nhất với các rễ đi xuống. Trong một số trường hợp, “Cây thắt cổ” sống lâu hơn cây chủ, để lại dấu vết duy nhất của nó là một lõi rỗng trong phần thân giả khổng lồ mà chúng tạo ra.
Pneumatophores (Rễ tế bào khí sinh)
Những loại rễ trên không chuyên biệt này giúp thực vật có thể hấp thụ không khí trong môi trường sống có đất ngập nước. Rễ có thể mọc đâm xuống từ thân hoặc mọc hướng lên từ các rễ điển hình. Một số nhà thực vật học phân loại chúng là rễ thông khí (aerating roots) hơn là rễ trên không (aerial roots), nếu chúng mọc lên từ đất. Bề mặt của những rễ này được bao phủ bởi lớp màng (lỗ nhỏ) hút không khí vào mô xốp, từ đó sử dụng các con đường thẩm thấu để phân tán oxy khắp cây khi cần thiết. Các tế bào khí sinh phân biệt cây ngập mặn Đen và rừng ngập mặn Xám với các loài cây ngập mặn khác.
Ngư dân ở một số khu vực Đông Nam Á chế tạo nút chai lưới đánh cá bằng cách chế các rễ khí sinh của cây Bần Chua (Bần Sẻ, Mangrove Apple, Sonneratia caseolaris) thành những chiếc phao nhỏ.
Bần Chua (Bần Sẻ, Mangrove Apple, Sonneratia caseolaris)
- Đây là loài thực vật ngập mặn, cây có thể cao đến 20m và có đường kính đến 50 cm. Chúng phát triển trên các bãi triều bùn từ châu Phi đến Indonesia, về phía nam đến đông bắc Úc và Nouvelle-Calédonie và về phía bắc đển đảo Hải Nam và Philippines.
- Loài này sống chủ yếu ở phần trên của cửa sông (không nằm gần cửa sông) trong vùng gian triều dưới. Nó có thể chịu mặn đến tối đa 35 ppt, tuy nhiên chúng tập trung chủ yếu ở những vùng có độ măn thấp hơn, nhiều bùn, có nước ngọt chuyển động.
- Trái cho 11% pectin (ZMB). Gỗ cho 52,7% brown pulp (8.5% lignin, 17.6% pentosan). Emodin và axit chrysophanic có thể là chất có màu trong thuốc thô.[4][5] Vỏ cây lấy ở châu Phi cho 17,1% tanin, của lớp pyrogallol. Thân cây ở Ấn Độ cho 9–17%, vỏ cành cây cho 11-12%. Gỗ có hai màu cơ bản, archin (C15H10O5) và archinin (C15H14O12).
- Trái của chúng là biểu tượng của văn hóa dân gian Maldives, Kulhlhavah Falhu Rani.
- Lá và trái có thể được dùng làm thức ăn ở một số khu vực. Ở Việt Nam, rễ thở của chúng được dùng làm nút chai, trong dân gian rễ này còn được gọi là “cặc bần”. Vỏ chứa nhiều tanin có thể dùng cho thuộc da.
Các thành viên của phân họ Taxodioideae tạo ra các cấu trúc thân gỗ trên mặt đất, được gọi là đầu gối cây bách (cypress knees), nhô lên từ rễ của chúng. Những cấu trúc này ban đầu được cho là có thể hoạt động như các tế bào khí sinh, nhưng các thí nghiệm gần đây đã không tìm ra bằng chứng cho giả thuyết này.
Haustorial roots (Rễ Hàng Rào)
Những rễ này được tìm thấy trong các loài thực vật ký sinh, nơi mà các rễ trên không trở nên gắn kết với cây chủ thông qua một đĩa gắn dính trước khi xâm nhập vào các mô của vật chủ. Cây Tầm Gửi (Mistletoe, Phoradendron californicum) là một ví dụ điển hình cho loại rễ này.
Propagative roots (Rễ nhân giống)
Loại rễ này thường phát triển từ các nút cây con được hình thành thông qua các thân cây nằm ngang, trên mặt đất, gọi là stolon (thân bò ngang), ví dụ: Ngó Dâu tây (strawberry runners, Fragaria × ananassa) và Cây Nhện (Spider plant, Lục Thảo Trổ, Chlorophytum comosum)
Một số lá phát triển chồi bất định, sau đó hình thành rễ bất định, ví dụ: Cây Cõng Mẹ (Cây Tầm Ma, Piggy-back plant, Tolmiea menziesii) và cây Mẹ Vạn Con (Mother-of-thousands, Kalanchoe daigremontiana). Sau đó, các cây con sẽ rời khỏi cây mẹ và phát triển thành các dòng vô tính riêng biệt của cây bố mẹ.
Rễ khí và sinh lý học
Rễ khí (rễ trên không, rễ khí sinh) có thể nhận nước và hút chất dinh dưỡng từ không khí. Có nhiều loại rễ khí, một số loại như các loại cây ngập mặn (mangrove), được sử dụng để sục khí chứ không phải để hút nước. Trong các trường hợp khác, chúng được sử dụng chủ yếu vì cấu trúc và để tiếp cận bề mặt. Nhiều loài thực vật dựa vào hệ thống lá để thu thập nước vào các túi hoặc thành vảy. Các rễ này có chức năng như các rễ trên cạn.
Hầu hết các rễ trên không hút trực tiếp hơi ẩm từ sương mù hoặc không khí ẩm.
Một số kết quả đáng ngạc nhiên trong các nghiên cứu về rễ trên không của hoa Lan cho thấy rằng ‘Velamen’ – lớp vỏ xốp màu trắng của rễ trên không, thực sự hoàn toàn không thấm nước, ngăn ngừa sự mất nước nhưng không cho nước vào. Sau khi chạm vào bề mặt, Velamen không sinh ra ở vùng tiếp xúc, giúp rễ hút nước như rễ trên cạn.
Nhiều loài thực vật biểu sinh khác – thực vật không ký sinh hoặc bán ký sinh sống trên bề mặt của các loài thực vật khác, đã phát triển các cốc và vảy để thu thập nước mưa hoặc sương. Rễ trên không trong trường hợp này hoạt động như những rễ bề mặt thông thường. Ngoài ra còn có một số loại rễ tạo ra lớp đệm nơi giữ được độ ẩm cao.
Một số rễ trên không, đặc biệt là trong chi Tillandsia (Cây Không Khí), có đặc tính thu thập nước từ độ ẩm và hấp thụ nước trực tiếp.
Ở giống Ngô Sierra Mixe (Sierra Mixe maize), rễ khí tạo ra chất nhầy ngọt hỗ trợ vi khuẩn cố định nitơ, cung cấp 30–80% nhu cầu nitơ của cây.
Vậy với rễ khí sinh trên các loại trầu bà (các chi Monstera, Philodendron, Epipremnum, …), có nên cắt bỏ chúng không?
Câu trả lời là CÓ và KHÔNG.
- CÓ là khi hệ thống rễ trên không trở nên quá dày đặc gây mất thẫm mỹ
- KHÔNG là khi hệ thống rễ trên không đang giúp cây hấp thụ nước và chất dinh dưỡng tốt hơn khi các thân chính bị tổn thương (do bệnh dịch hoặc côn trùng, thú vật cắn)
- CÓ là khi bạn muốn cây dồn lực để ra nhiều cành dài với nhiều nodes (mấu, mắt) hơn. Theo kinh nghiệm bản thân, càng nhiều rễ khí (đặc biệt rễ khí chạm được đất) thì thân cây càng to, nhưng cành lại ngắn và ít sinh nodes hơn.
- KHÔNG là khi bạn muốn cây phát triển phần thân to nhất có thể, với hệ thống rễ chính và rễ khí chạm đất, thân cây sẽ được dồn toàn lực để phát triển chiều ngang thay vì ra nhiều lá và cành chứa nodes.
Vậy nếu muốn cắt tỉa rễ khí, nên cắt tỉa thế nào?
Nếu hệ thống rễ chính của cây khỏe mạnh và thân cây không bị tổn thương (vật nuôi cắn, côn trùng phá hoại, bệnh gây thối, thủng) thì việc cắt bỏ rễ khí sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cây. Việc cắt bỏ các rễ khí lúc này cũng dễ dàng như việc cắt tỉa lá. Có thể cắt ở bất kỳ vị trí nào trên rễ khí bằng các dụng cụ cắt thông thường (dao, kéo)