Trung Quốc là cái nôi của nghệ thuật chậu cảnh thế giới (người Trung Quốc gọi là bồn cảnh) và được truyền bá sang Nhật Bản từ đời Đường. Nghệ thuật chậu cảnh là đoá hoa đẹp trong vườn hoa văn hoá nghệ thuật truyền thống của họ.
Nghệ thuật chậu cảnh Trung Quốc sản sinh không phải là ngẫu nhiên, nó không tách rời văn học cổ đại, hội hoạ và nghệ thuật công viên rừng. Ngay từ thế kỉ thứ 5 Trung Quốc đã có sách sơn thuỷ, văn học sơn thuỷ xuất hiện còn sớm hơn sách sơn thuỷ, chúng đều là những bà mẹ đã thai nghén và sinh ra nghệ thuật chậu cảnh. Ngoài ra các tư tưởng triết học cổ của Trung Quốc như thuyết tự nhiên luân hồi cua Lão Tử, thuyết tự tu dưỡng của Khổng Tử cũng không tách rời sự ra đời và phát triển của nghệ thuật chậu cảnh Trung Quốc (tóm tắt nghệ thuật chậu cảnh Trung Quốc – NXB Ngôi Sao Mới Bắc Kinh 1990, Trung Văn).
Người Trung Quốc phân biệt rất rõ chậu cảnh Penjing (bồn cảnh) và bồn tài (Bonsai). Chữ bon sai ta thường dùng hiện nay, theo ngữ nghĩa Trung Vãn có âm hán là bồn tài. “Sự khác nhau chủ yếu giữa bồn cảnh Trung Quốc và bồn tài (bon sai) Nhật Bản ở chỗ trình độ kĩ thuật gây trồng của bồn tài (bon sai) Nhật Bản tương đối cao, thủ pháp tiên tiến, hình thái cũng đa dạng phong phú, song nó thiếu ý cảnh. Trái lại bồn cảnh của chúng ta (Trung Quốc) vừa có hình thần, vừa có chọn lọc, tìm kiếm cái đẹp (Sổ tay bồn cảnh – NXB Vãn hoá Thượng Hải 1993, Trung Vãn).
Hơn nữa trong khái niệm chậu cảnh của Trung Quốc là cảnh trong chậu, thì không chỉ có cây xanh mà còn bao gồm cá chậu cảnh sơn thuỷ (non bộ).
Như vậy khái niệm chậu cảnh rộng hơn bồn tài (bon sai) nhiều.
Bồn tài là cơ sở của bồn cảnh, là giai đoạn đầu của bồn cảnh. Song từ bon sai (bồn tài) đã phát triển và gần như được quốc tế hoá, và lối chơi cũng ngày càng có hồn hơn cho nên ngày nay người ta hiểu chữ bon sai (bồn tài) có nội dung ngang với bồn cảnh cây xanh.
Trung Quốc là nơi đất rộng, người đông, địa lý khí hậu… cảnh quan tự nhiên khác nhau, văn hoá tập quán truyền thống khác nhau, vật liệu và phương pháp chế tác chậu cảnh cũng khác nhau, do đó hình thành phong cách và trường phái khác nhau trong việc tạo hình nghệ thuật chậu cảnh cây xanh. Các trường phái chủ yếu là:
Phái Lĩnh Nam
Bao gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, lấy Quảng Châu làm đại diện. Đặc điểm của tạo dáng là trẻ khoẻ, tự nhiên. Kĩ sảo chủ yếu của việc tạo cánh là “Tiệt cán tích chi”, tức là khí thân chính đạt đến một kích thước mong muốn thì tiến hành cắt tỉa, làm cho nó mọc cành ngang, đợi đến mức độ nhất định lại cắt tỉa, làm nhiều lần như vậy, mỗi đốt để lại 1 – 2 cành, tạo thành như những móng chim ưng. Toàn bộ dáng cây trên dày dưới thưa, trên “chặt” dưới “lỏng”, mùa hè cành lá xum xuê, sức sống mãnh liệt, mùa đông khô cằn.
Phái Tứ Xuyên
Lấy Thành Đô là trung tâm. Đặc điểm tạo dáng là ung dung, điển nhã, nồng hậu, khúc triết và đa biến. Chậu cảnh Tứ Xuyên ngoài việc chú ý đến không gian lập thể, còn đặc biệt nhấn mạnh đến việc xử lý gốc cây, xử lý bộ rễ, tạo nhiều mắt chết ở gốc cây và tạo rễ nổi.
Phái Dương Châu
Thành phố Dương Châu tluộc tỉnh Giang Tô, có lịch sử lâu đời, được các nhà nghệ thuật trong cả nước (Trung Quốc) kính trọng. Đặc điểm tạo dáng của chậu cảnh Dương Châu vừa có nét đẹp của phương Nam, vừa có nét đẹp của phương Bắc. Thủ pháp tạo hình và cắt tỉa tinh tế, tạo cành lá ép thành các phiến mỏng (phiến mây) kết hợp với sự uốn lượn của thân mà hình thức truyền thống là “nhất thốn tam cung” (một tấc uốn cong 3 lần).
Phái Tô Châu
Thành phố Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô, cũng là nơi có lịch sử lâu đời, văn hoá phát triển. Phong cách của Tô Châu là khiêm nhường, duyên dáng. Hình thức chậu cảnh truyền thống của Tô Châu là “lục đài, tam thái, nhất đỉnh”. Nghĩa là thân cây uốn cong nhiều lần, ở những vị trí nhất định giữ lại 9 cành ngang quanh thân, bên trái, bên phải của thân bó thành 3 phiến (3 cành) nhô ra tức là lục đùi; phía sau bó thành 3 phiến (3 cành) gọi là tam thái và còn 1 đỉnh trên cùng gọi là “nhất đỉnh”. Ngày nay chậu cảnh Tô Châu không còn bị bó buộc ở hình thức truyền thống này mà phương pháp tạo hình thường là bó thô, cắt tỉa cẩn thận, làm cho cành lá thưa dày có ý, có hình.
Phái Thượng Hải
Thượng Hải là trung tâm thương mại lớn của Trung Quốc, giao thông thu ý bộ và giao lưu quốc tế thuận tiện. Nghệ thuật chậu cảnh Thượng Hải nổi lên sau các trường phái chậu cảnh của Trung Quốc nhưng lại có phong cách phóng khoáng nghệ thuật tinh xảo. Nghệ thuật tạo hình đa phần dựa vào tự nhiên, không câu nệ. Đặc điểm của nó là có ý cánh sâu sắc, công nghệ tinh xảo. Dùng giây kim loại để uốn, tạo ra đường nét kết hợp với cắt tỉa tỉ mỉ.
Trên đây là những trường phái chủ yếu của nghệ thuật chậu cảnh Trung Quốc. Ngoài ra Trung Quốc là nơi đất rộng, người đông, điều kiện địa lý cảnh quan đa đạng, phong tục tập quán và văn hoá cũng rất đa dạng nên giữa các vùng còn có những nét riêng biệt khác nhau mà người ta gọi là có các phong cách khác nhau trong tạo hình nghệ thuật chậu cảnh.