Tên gọi khác, tên khoa học của Rùa Lá Tam Đảo
- Tên tiếng Anh: black-breasted leaf turtle, Vietnamese leaf turtle, black-breasted hill turtle
- Tên tiếng Việt: Rùa Lá, Rùa Lá Tam Đảo, Rùa Lá Việt Nam, Rùa Lá Ngực Đen
- Tên khoa học: Geoemyda spengleri
Rùa Lá Tam Đảo là một loại rùa thuộc:
- Ngành: Ngành Chordata – Ngành Động Vật Có Dây Sống
- Lớp: Lớp Reptilia – Lớp động vật bò sát
- Phân bộ: Phân bộ Cryptodira – Phân bộ Rùa Cổ Ẩn (Phân Bộ Rùa Cổ Cong, Phân Bộ Rùa Cổ Rụt)
- Họ: Họ Emydidae – Họ Rùa Đầm
- Chi: Chi Geoemyda
Rùa Lá Tam Đảo là một loài đặc hữu của Đông Nam Á.
Phân bố
Rùa Lá Tam Đảo được ghi nhận tại Trung Quốc, Lào, Việt Nam
Danh pháp hai phần
Cái tên spengleri là để vinh danh nhà tự nhiên học người Đan Mạch Lorenz Spengler.
Vật nuôi nội địa
Rùa Lá Ngực Đen, Rùa Lá Tam Đảm (Black-breasted leaf turtle, Geoemyda spengleri) đôi khi được nuôi làm thú cưng.
Đặc điểm
Rùa lá có hình dáng và màu sắc tương đối giống Rùa Sa Nhân, đặc biệt dễ bị nhầm với Rùa Sa Nhân baby. Tuy nhiên Rùa Sa Nhân dễ nhận ra bởi lưng hộp gồ lên. Do quần thể hai loài nằm ở nhiều tỉnh thành chung nên nhiều khi mọi người vẫn nhầm lẫn giữa hai loại.
Rùa Lá Tam Đảo nên nuôi ở những nơi thực sự mát mẻ, không nên vượt quá 32 độ C. Trường hợp nuôi ở những địa phương nóng, có khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt luôn trên 32 độ C thì phải luôn tạo ẩm khu nuôi nhốt, giúp cho Rùa ngâm mình để hạ nhiệt. Rất nhiều anh em ở miền Nam đã thử nuôi rùa lá Tam Đảo nhưng tỷ lệ chết rất cao do chúng không thích nghi, bỏ ăn, yếu dần rồi chết.
Nhận Diện Rùa Lá Tam Đảo:
Sinh sản ở Rùa Lá Tam Đảo
Chú ý
Một mô hình chuồng nuôi rùa Lá Tam Đảo của bác có nick Lazy’s home
- Sử dụng thùng xốp làm chuồng. Có thể sử dụng bể cá, bể kính, bể mica. Điều quan trọng là nên cao và trơn để tránh Rùa Lá Tam Đảo bò ra ngoài.
- Nền sử dụng đất và cát lót bên dưới, 50% thùng trồng cỏ lạc, phần còn lại rải gạch vụn làm phần cứng cho rùa ăn và nằm, bên dưới có lót lá khô.
- Có 1 máng ăn nhỏ cho rùa Lá Tam Đảo ăn, uống
- Có 1 hang cho Rùa Lá Tam đảo trú, có thể sử dụng gạch thông gió đặt úp sấp
- Bình xịt phun sương để phun giữ ẩm cho rùa
- Kẹp thức ăn để gắp thức ăn
- Sau khi setup, bác Lazy’s home thả rùa Lá Tam Đảo vào chuông, để yên nó trong 1 đêm, sáng hôm sau đã thấy nó không còn cố gắng trèo ra ngoài nữa và đang trốn bên dưới cỏ và lá khô. Vài con Rùa lá Tam Đảo chui vào phần gạch thông gió. Đánh giá ban đầu là tạm ổn
- Người chơi cho đàn rùa ăn giun đất trong bữa ăn đầu tiên. Rùa Lá Tam Đảm, Rùa Sa Nhân, Rùa Núi Vàng, Rùa Núi Viền, Rùa Đất Lớn, … đều cực kỳ khoái món này. Giun cho ăn không nên quá to, dài từ 9cm – 16cm là đẹp, 100% rùa Lá Tam Đảo đều ăn khi thấy giun ngo nguẩy trước mặt cho dùng bình thường vẫn còn khá nhát.
- Bác Lazy’s home xịt ẩm cho đàn rùa 2 – 3 lần / 1 ngày, Rùa Lá Tam Đảo rất cần độ ẩm để bảo vệ lớp da mỏng. Khi cho máng nước vào thì đàn Rùa thường ngâm mình trong đó vài tiếng và duỗi thẳng chân thư giãn.
- Sau vài ngày, đàn rùa Lá Tam Đảo đã trở nên vô cùng dạn dĩ, hết nhát, chúng bò khắp nơi và một vài đồng chí vẫn kiên trì với việc trèo ra khỏi chuồng. Khi thấy người, đàn rùa Lá Tam Đảo thò cổ rất dài ra nhìn. Rùa Lá Tam Đảo giống Rùa Sa Nhân, có động tác nằm sát đất rồi ngỏng cổ cao, mặt rất hóng chuyện. Nếu thấy cái gì di động, Rùa Lá Tam Đảo sẽ thử đớp đớp xem ăn được không, nó cắn vào tay cũng khá đau ^^
- Sau vài ngày, bác Lazy’s home thay giun bằng dế Thái. Đây là loài dế non, chưa trưởng thành, chuyên dùng cho chim, cá rồng, bò sát ăn. Loài này để lâu sẽ mọc cánh, khi trưởng thành sẽ cứng hơn con non, Rùa Lá Tam Đảo ăn vào sẽ khó tiêu hoá. Dế lột khi còn trắng là món ăn khoái khẩu, ăn thật lực luôn.
- Có thể lắc cho dế chóng mặt rồi thả vào trước mặt Rùa Lá Tam Đảo. Mình (admin Codai.net) thì hay cắt chân để cho chúng không bò đi được nhanh. Cũng có thể gắp để tận mồm chúng cho nhanh.
- Đàn Rùa Lá Tam Đảo của bác Lazy’s home có vẻ ăn nhiều nên bác ý đã cho ăn giãn ngày để chúng có thời gian tiêu hoá hết thức ăn. Rùa Lá Tam Đảo không thích ánh sáng mạnh, không thích nắng to, chỉ thích chỗ nào tối tăm và râm.
- Nhiệt kế đo được chuồng Rùa không bao giờ cao hơn 30 độ C, thường chỉ dao động mức 27 độ C, đây là điều kiện hoàn hảo để Rùa Lá Tam Đảo trở nên nhanh nhẹn, lanh lợi. Nếu có ý định nuôi Rùa lá Tam Đảo, bạn hãy chú ý phần nhiệt độ, nóng quá Rùa rất dễ chết vì mất nước.
- Sau 10 ngày, bác Lazy’s home đã soi đàn và kết luận có 4 đực, 3 cái trưởng thành, còn lại là những con baby 5 – 8cm, chưa rõ giới tính. Con đực 13cm đã thể hiện quyền lực tuyệt đối, luôn đứng trên hòn gạch thông gió, vốn là chỗ cao nhất để ngó nghiêng, đôi khi đi lòng vòng cắn những con nhỏ hơn và thường chiến thắng giòn giã mỗi lần tranh cướp đồ ăn.
- Sau 1 lần bác Lazy’s home cho ăn, bác đã quan sát được 2 con rùa giao phối, con Đực leo lên lưng con cái và cố gắng cắn con cái để con cái đứng im. Đôi trai gái đã được quan sát 15 phút và mọi thứ đúng như những gì mọi người hay quay trên Youtube.
- Vài ngày sau, bác Lazy’s home đã chuyển đàn rùa lại cho một người bạn sau khi chắc chắn đàn rùa khoẻ mạnh và ăn uống tốt. Đàn Rùa Lá Tam Đảo này rất dễ mập và không nhát người nữa.
- Chùm ảnh của bác Lazy’s home
Nguồn tham khảo
- ^ Jump up to:a b Asian Turtle Trade Working Group (2000). “Geoemyda spengleri (errata version published in 2016)”. The IUCN Red List of Threatened Species 2000: e.T39552A97362363. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2000.RLTS.T39552A10247618.en. Downloaded on 01 June 2020.
- ^ Fritz, Uwe; Havaš, Peter (2007). “Checklist of Chelonians of the World” (PDF). Vertebrate Zoology. 57 (2): 222–223. ISSN 1864-5755. Archived from the original (PDF) on 17 December 2010. Retrieved 29 May 2012.
- ^ Stuart BL, Hallam CD, Sayavong S, Nanthavong C, Sayaleng S, Vongsa O, Robichaud WG (2011). “Two Additions to the Turtle Fauna of Laos”. Chelonian Conservation and Biology. 10: 113–116. doi:10.2744/CCB-0856.1.
- ^ Beolens, Bo; Watkins, Michael; Grayson, Michael (2011). The Eponym Dictionary of Reptiles. Baltimore: Johns Hopkins University Press. xiii + 296 pp. ISBN 978-1-4214-0135-5. (Geoemyda spengleri, p. 250).