Chua me đất đã không còn trở nên xa lạ đối với người Việt Nam chúng ta. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy cây me đất một cách dễ dàng cứ bất kì nơi đâu ở dải đất hình chữ S. Không chỉ sở hữu một hình dáng đẹp, cây chua mè đất còn là một vị thuốc với nhiều công dụng hay, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Qua bài viết này, Cỏ Dại sẽ giúp bạn khám phá những điều thú vị xoay quanh loài cây độc đáo này, từ nguồn gốc, đặc điểm, công dụng cho tới kỹ thuật chăm sóc hiệu quả nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn đầy đủ, rõ ràng về cây me đất.
Giới thiệu chung về chua me đất
Chua me đất còn được người dân một số nơi gọi với một số tên gọi khác như là chua me đất, toan tương thảo, tam diệp toan, tạc tương thảo, ba chìa,…Loài cây này thuộc họ Oxalidaceae, họ này phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới (các độ cao lớn) hay cận nhiệt đới. Chua me đất là loại cây mọc hoang, có thể tìm thấy cây này ở những nơi đất ẩm mát như trong vườn, hay ở bãi đất hoang hoặc bờ ruộng. Cây me đất phân bố ở khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Me đất là loại cây chịu bóng, ưa ẩm, ưa sáng.
Phân loại
Ở nước ta thường hay gặp loài chua me đất, đó là:
- Chua me đất hoa hồng
- Chua me đất hoa vàng.
- Chua me đất hoa đỏ
- Chua me đất hoa trắng vân hồng
Phân bố
Chua me đất là loại cây quen thuộc, phân bố toàn cầu, từ vùng núi xuống trung du, đồng bằng và đến các đảo; có mặt ở hầu hết các nước nhiệt đới và ôn đới thuộc châu Phí, Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ, châu Á như vùng Đông Nam Á, Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ và một số nước khác. Tại Việt Nam, chúng ta có thể tìm thấy chua me đất ở nhiều tỉnh thành ở khắp các vùng miền từ Bắc vào Nam. Loài này phổ biến khắp nước ta, thường mọc lẫn các loại cây trồng khác ở trong vườn, ngoài đồng ruộng, bãi sông, trên đồi và nương rây. Cây ưa sống nơi đất ẩm và hơi chịu bóng. Hàng năm, cây con mọc từ hạt xuất hiện vào cuối mùa xuân, sinh trưởng nhanh trong mùa hè và có thể tàn lụi vào mùa thu, sau khi đã ra hoa kết quả. Tuy nhiên, đối với những cây mọc muộn vào cuối mùa hệ hoặc đầu thu sẽ không bị tàn lụi mà tồn tại qua đông.
Phần lớn những loại thảo dược đều dùng ở dạng phơi khô. Tuy nhiên, cây me đất lại thường được dùng khi còn tươi, rất ít khi dùng thuốc ở dạng khô. Một số bài thuốc có thể điều chế từ tất cả các bộ phận của cây nhưng cũng có những bài thuốc chỉ dùng phần lá cây khi còn tươi. Tháng 6 đến tháng 7 là thời gian lý tưởng nhất để thu hoạch cây me đất.
Đặc điểm của chua me đất
Chua me đất hoa vàng
Chua me đất hoa vàng (Oxalis corniculata) là một loài cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta thường hay gặp nhất những ở chỗ đất ẩm mát, có đủ ánh sáng, ở ven đường, hàng rào, bở ruộng và các bãi đất hoang. Nhân dân thường dùng cây tươi làm rau ăn và làm thuốc, ít khi phơi khô.
Đặc điểm thực vật:
Là cây thân thảo sống nhiều năm, mọc sát đất. Thân hơi màu đỏ, hình trụ, hơi có lông. Lá có 3 lá chét hơi có lông hoặc gần nhẵn, mỏng, hình tim ngược, cuống lá mảnh hơi có lông, ở gốc có hai chỗ lồi thuộc về một lá kèm, có lông và tù ở ngọn, dính vào cuống lá suốt chiều dài. Cụm hoa mảnh, hơi có lông, tạo thành một tán thưa hoa, gồm 2-4 hoa. Lá bắc hẹp, nhọn và có lông, cuống hoa rất nhỏ. Hoa màu vàng, 5 lá đài rời nhau, thuôn mũi mác, tù ở ngọn, 5 cánh hoa dài hơn các lá đài, trải ra, tù ở ngọn, nhẵn , rất mỏng, màu vàng, có tiền khai vận. 10 nhị, rời nhau, trừ ở tận gốc, chỉ nhị mọc đứng, rất mảnh, 5 cái to đối diện với các cánh hoa, dài bằng các lá đài, bao phấn hình bầu dục, có hai ô, hướng trong, nứt dọc. Bầu kéo dài, có lông, có 5 ô, 5 vòi ngắn có lông, đầu nhụy hình đầu. Noãn nhiều, treo, đảo. Quả nang kéo dài, 5-6 lần dài hơn đài còn lại, trên mang 5 vòi còn lại; nứt chẻ ô, các mảnh vỏ cong lại và tung các hạt đi. Hạt hình trứng, có mũi nhọn, dẹt ở bên, màu nâu sẫm
Bộ phận dùng: toàn cây hoặc chỉ dùng là, thường dùng tươi. Mùa thu hái tốt nhất vào tháng 6-7.
Chua me đất hoa hồng
Oxalis corymbosa – Chua me đất hoa hồng: Là cây thảo có rễ mọc đứng, nạc, trắng, mang một vòng các hành nhỏ phủ vẩy. Lá có cuống chung nạc, có tuyến, mang 3 lá chét hình xoan, dài khoảng 2cm, rộng 3 cm, lõm sâu ở giữa, có lông mi. Tán đơn hoặc kép, thân có hoa dài 10-12 cm, mang 4-12 hoa màu hồng, có sọc, hơi cong xuống.
Chua me đất hoa đỏ
Oxalis deppei Lodd – Chua me đất hoa đỏ: Có có củ to đến 2 cm và những cú non, vây bao to 2,5 cm.Phần dưới đất của cây có nhiều vảy xếp sít sao. Lá có cuống đứng, là loại lá kép có cuống dài, cấu tạo bởi 3 lá chét hình tim ngược, mặt dưới lá có tuyến hơi đen, cao đến 40 cm, thường mang 4 lá chét dài đến 6 cm, đầu lõm ít, không lông hay có lông. Bẹ lá phình lên chứa nhiều tinh bột, làm cho thân cây trông có vẻ như một hành. Trục cụm hoa cao 50 cm; lá bắc nhiều, dài 2-3 mm; cuống hoa cao 3 cm; lá đài 5-7 mm: cánh hoa dài 2,5 cm, màu đỏ đậm, bầu không lông. Cây có ốc ở Mexico được nhập trồng làm cây cảnh.
Chua me đất hoa trắng vân hồng
Loài cây này có tên khoa học là Oxalis acetosella L. Cây cao 5-8 cm, gốc mảnh, thân rễ mọc trườn phủ vẫy nạc lông chim. Lá có cuống dài, 3 lá chét dạng tim, phiến lòm. Hoa mọc đơn độc, có cuống dài, có lá bắc con, tràng hoa màu trắng có vân hồng; quả nang mập cao đến 6 mm, khi chín tách ra và bu hạt đi. Hoa mọc vào tháng 8. Ở nước ta, chỉ gặp ở ven các thác nước và rừng thưa ở độ cao 1500m ở Sapa, tỉnh Lào Cai
Thành phần hóa học
Trong cây có một tỷ lệ cao acid oxalic dưới dạng oxalat calcium. Thành phần dinh dưỡng rong lá và thân chua me đất có acid oxalic, oxalat, kali. Người ta đã tính được theo mg%: P 125; caroten 8,41; B1 0,25; B2 0,31; vitamin C 48.
Công dụng của chua me đất
Cây me đất có chứa nhiều dưỡng chất, có thể kể đến như kali, vitamin C hay vitamin B2, canxi, caroten,…
Trong y học cổ truyền
Me đất không gây độc, có vị chua và tính mát nên rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể, loại cây này có thể mang đến những lợi ích sức khỏe như sau: –
- Giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể.
- Có khả năng sát trùng.
- Cải thiện những triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo.
- Thông tiểu tiện.
- Điều trị kiết lỵ.
- Trong cây me đất có chứa axit oxalic. Do đó, nếu sử dụng loại cây này để đánh bóng các đồ dùng bằng đồng, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rất rõ ràng.
Theo y học hiện đại
Nếu sử dụng đúng cách trong y học hiện đại, cây me đất có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như sau:
- Có tính kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt.
- Giải nhiệt cơ thể.
- Lợi tiểu.
- Tốt cho hệ tiêu hóa.
- Điều trị một số bệnh về da như mụn nhọt, nấm da.
- Có tác dụng tiêu diệt côn trùng hiệu quả.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Cây me đất thường được dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc chế biến thành món ăn. Liều dùng với me đất khô là 5 – 10g và tươi là 30 – 50g.
Một số lưu ý khi sử dụng cây me đất
- Cây me đất có chứa nhiều acid oxalic, đặc biệt là oxalat kali có thể gây sỏi thận hoặc sỏi bàng quang. Vì vậy, những người đang bị sỏi thận, sỏi bàng quang không nên dùng.
- Không nên dùng liều quá cao vì muối oxalate gây độc ở liều 20 – 30g. Triệu chứng ngộ độc muối oxalate là vô niệu, gây suy thận cấp.
- Phụ nữ đang mang thai không sử dụng cây me đất.
Gợi ý một số bài thuốc từ cây me đất
-
Bài thuốc điều trị viêm họng: Tình trạng viêm họng, đau rát họng khiến bạn rất khó chịu và nếu không điều trị sớm còn có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe đáng lo ngại. Có nhiều cách điều trị viêm họng khác nhau. Một trong số đó là bài thuốc từ cây me đất hoa vàng. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng me đất hoa vàng tươi 50g, muối 2g, nhai hai thứ này rồi nuốt từ từ.
- Bài thuốc điều trị sốt cao, trằn trọc, khát nước: Cây me đất được biết đến là có công dụng giải nhiệt hiệu quả. Do đó, nhiều người đã áp dụng vị thuốc này để điều trị các trường hợp sốt cao. Cách thực hiện như sau: Lấy cây hoa đất me vàng rửa sạch, để ráo và đem giã nát. Sau đó, cần cho thêm nước. Cuối cùng bạn vắt lấy nước cốt và cho người bệnh uống để giảm thân nhiệt.
- Bài thuốc điều trị ho do thử nhiệt: Sử dụng chua me đất hoa vàng tươi 40g, rau má 40g, lá xương sông 20g, cỏ gà 20g, tất cả đều dùng tươi, đem rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước, cho thêm 1 thìa đường, đun sôi, sau đó chia 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc chữa ho gà: Khi bạn bị ho, cây me đất có thể là một vị thuốc hữu ích với bạn. Để điều chế loại thuốc này, bạn cần chuẩn bị cây me đất hoa vàng, cùng với một số thành phần khác như rau má, lá xương sông hay cỏ gà. Lưu ý, tất cả các nguyên liệu này đều dùng ở dạng tươi. Sau khi rửa sạch và để ráo các dược liệu này, bạn đem đi giã nhỏ. Tiếp đó, vắt lấy nước cốt và cho thêm vào đó một thìa đường. Đun sôi hỗn hợp và uống trong một ngày, có thể chia thành 3 lần uống. Với những trường hợp bị ho gà, có thể áp dụng bài thuốc sau: Dùng lá cây me đất với lá xương sông, rễ chanh và một số dược liệu khác như lá hẹ, hạt mướp đắng, phèn phi đun lên cùng với một chút đường. Sau đó lấy nước đặc để uống.
- Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Sử dụng chua me đất hoa vàng tươi 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g, sắc uống ngày 1 lần.
- Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da: Sử dụng chua me đất hoa vàng 30g, sắc lấy nước chia uống vài lần trong ngày. Hoặc sử dụng 30g chua me đất, thịt lợn nạc 30g, nấu thành canh, ăn cả nước lẫn cái.
- Bài thuốc điều trị đại, tiểu tiện không thông: Chua me đất hoa vàng, mã đề, mỗi thứ một nắm (khoảng 20g), thêm chút đường vào, giã nát vắt lấy một chén nước cốt uống, nếu đại tiện hay tiểu tiện chưa thông lại uống tiếp. Bài thuốc này được chép trong sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh và sách Thích nguyên phương của Trung Quốc.
- Bài thuốc điều trị chấn thương, bị ngã sưng đau: Sử dụng một nắm to cây me đất hoa vàng tươi, đem chưng nóng rồi xoa bóp vào chỗ bị thương.
- Bài thuốc chữa mất ngủ: Chua me đất hoa vàng 20g, lá thông đuôi ngựa 6g; cho vào nồi đổ ngập nước sắc lên, chia 3 lần uống trong ngày.
- Chữa ôm sẩy, ngứa ngáy: Lá me đất có những chất kháng viêm, diệt khuẩn rất hiệu quả, bạn có thể lấy lá me đất tươi rửa sạch vò nát và đắp trực tiếp vào chỗ ngứa. Đắp đến khi lá khô, sau đó rửa lại bằng nước muối nhạt ấm.
- Chữa chứng mệt mỏi ăn không ngon: Dùng bài “Chua me nấu canh thịt gà” gồm chua me, thịt gà, gia vị hành ngò nấu canh ăn tuần vài lần… Tác dụng bổ mát, dưỡng âm ích xương, lợi ngủ tạng chữa ngoại cảm nội thương người nóng nhiệt nên dùng. Lưu ý những người bị sỏi tiết niệu không nên dùng thường xuyên vì muối oxalat có trong cây dễ làm tăng sỏi. Cũng như các loại rau có vị chua khác đang bị đau khớp do gút không nên dùng.
- Chữa người gầy nóng táo bón: Dùng bài “Chua me nấu canh cá lóc” gồm chua me, cá trê, gia vị hành ngò nấu canh ăn tuần vài lần.
- Chữa chảy máu răng miệng: Dùng bài “chua me nấu canh cá lóc” gồm chua me, cá lóc, giá đậu gia vị hành ngò nấu canh ăn tuần vài lần. tác dụng thanh nhiệt, mát huyết huyết chỉ huyết.
- Chữa viêm tuyến vú cấp: Chua me đất 30g tươi, sắc uống, bã đắp vào chỗ sưng.
- Chữa trẻ lên sởi: Chua me đất hoa vàng phơi khô 9g. Sắc uống.
- Chữa thổ huyết: Chua me đất 15g (tươi 30g), thêm chút muối vào, sắc lấy nước, chia uống trong ngày.
Gợi ý món ăn từ chua me đất
Sau đây là một số món ăn thuốc từ chua me đất:
- Chua me nấu canh cá lóc: chua me, cá lóc, giá đậu, gia vị hành ngò nấu canh ăn tuần vài lần. Món này rất tốt cho người bị chảy máu răng miệng, tiểu ra máu…
- Chua me nấu canh cá diếc: chua me, giá đậu, cá diếc, nấu canh hoặc kho ăn… Món này dùng tốt cho người bị cảm sốt, viêm họng, nhức mỏi, ho khan.
- Chua me nấu canh cá chép: chua me, cá chép, giá đậu, gia vị hành ngò nấu canh ăn tuần vài lần. Món này tốt cho người hoàng đản, tiểu vàng, mệt mỏi, chậm tiêu, tăng men gan; người ho đàm, viêm tiết niệu cũng dùng tốt.
- Chua me nấu canh cá linh: chua me, cá linh, rau ngổ, dọc mùng, giá đậu, hoa chuối gia vị vừa đủ nấu canh ăn tuần vài lần. Trị chứng viêm tiết niệu: tiểu khó, phù thũng, tiểu buốt gắt, tiểu vàng đục cuối bãi.
- Chua me nấu canh thịt ếch: chua me, giá đậu, rau ngổ, thịt ếch, cà chua, dứa, hành lá, hoa chuối, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Món này tốt cho trẻ em nổi rôm sẩy, da khô sần ngứa gãi, đơn đỏ mề đay, các chứng liên quan thấp nhiệt.
- Chua me nấu cá trê: chua me, cá trê, tàu mùng, giá đậu, hoa chuối, gia vị hành ngò nấu canh ăn tuần vài lần. Trị váng đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, hay cáu gắt, tăng huyết áp.
- Canh chua me nấu cá trạch: chua me, cá trạch, giá đậu, rau ngổ, gia vị hành ngò nấu canh ăn tuần vài lần. Dùng tốt cho người già, người mới ốm dậy ăn kém, người gầy táo bón kèm hoa mắt chóng mặt…
- Lẩu chua me trai đồng: chua me, thịt trai đồng, đậu phụ, cà chua, rau đắng, giá đậu, gia vị hành ngò nấu lẩu ăn tuần vài lần… Trị chứng tâm nóng bứt rứt gây mất ngủ, có khi hoảng sợ hồi hộp, mệt mỏi.
- Lẩu chua me nấu thịt gà: chua me, thịt gà, đậu phụ sả ớt, hành, mỡ, ngò nấu lẩu ăn tuần vài lần… Công dụng: bổ mát, dưỡng âm ích xương, lợi ngũ tạng. Rất tốt cho người ngoại cảm nội thương, người nóng nhiệt.
Cây chua me đất có dễ trồng không?
Cây chua mè đất rất dễ trồng, bởi cây có sức sống mãnh liệt cùng một loại cỏ dại. Bạn có thể trồng cây trong đất ẩm, trồng trong chậu hoặc trồng thuỷ sinh đều được.
Chua mè đất cũng rất dễ chăm sóc, hầu như không lo sâu bệnh gây hại. Cây thích hợp trồng ở ban công hay đặt trong nhà bởi cây không cần quá nhiều ánh sáng.
Cây có hình dáng nhỏ nhắn xinh xắn, thích hợp trồng để bày trên bàn làm việc, ở những căn phòng nhỏ đặc biệt ở Thành phố.
Kết luận
Chua me đất có hình dáng bé nhỏ, mỏng manh, rất đỗi dịu dàng lại có thể lẻ loi, âm thầm lặng lẽ lớn lên cùng đất trời, trải kín màu xanh lá mơn mởn cùng với những bông hoa nở rộ của mình. Ngoài công dụng trong y học ra, loài cây này còn mang lại một ý nghĩa to lớn, me đất chỉ ra rằng, dù cho có nhỏ bé nhưng lại rất có võ phải không nào? Trên đây là những thông tin hữu ích mà chúng ta cần biết về loài chua me đất thú vị này. Cỏ Dại cảm ơn bạn đọc đã ghé qua và cùng chúng mình tìm hiểu về các loài cây xinh đẹp!