Tên cây Lan 9 (Nguyễn Thiện Tịch – Lan Việt Nam – P12)

Tên cây Lan 9 (Nguyễn Thiện Tịch – Lan Việt Nam – P12)
Đánh giá

HỌ PHỤ III NEOTTIOIDEAE. (TT)

ZEUXINE LINDL.

Địa lan nhỏ, thân bò ngang rồi đứng, phần bò có rễ ở mắt. Lá nhỏ, có cọng hay không, thường héo tàn trước khi ra hoa. Phát hoa tận ngọn, có vài hoa hay nhiều hoa khá nhỏ. Hoa chỉ nở hé. Lá đài trên và 2 cánh tạo thành cái nón; lá đài bên dưới dính với đáy môi. Môi có túi, bên trong có 2 hay 4 tuyến, đầu môi rộng ngang ra, nhỏ, nối với túi bằng một chỗ thắt ngắn hay kéo dài nhiều ít thành lòng máng. Trụ ngắn, thường có phụ bộ ở phía trước; mỏ rộng, phân chia rõ rệt 2 nướm ở 2 bên trụ.

Khoảng 50 loài, trải rộng từ Phi Châu qua Ấn Độ, Malaysia đến Samoa.

Giống này rất giống với Hetaeria nhưng hoa có môi luôn luôn ở vị trí cuối cùng và có thùy rộng ngang ra rõ rệt ở đầu môi.

Ở Việt Nam có 7 loài trong đó có 3 loài đặc hữu.

Sự phân biệt như sau:

1a. Lá hẹp dài, dạng lá cỏ –>……………….. 1 Z. strateumatica.

1b. Lá không dạng cỏ, cọng có bẹ bên dưới, phiến thon cho đến gần tròn ………………… 2.

2a. Môi không có thùy bên. Thùy giữa gập lõm chữ V tạo ra 2 thùy rõ rệt ………………… 3.

2b. Môi không lõm ở đầu thành chữ V, không tạo ra 2 thùy rõ rệt ……………………… 6.

3a. Đáy túi có 2 – 3 tuyến ở mỗi bên ……………………….4.

3b. Đáy túi có 1 tuyến ở mỗi bên ……………………… 5.

4a. Cánh hoa xiên, rộng ở giữa rồi hẹp thình lình về phía đáy, đỉnh tà. Lá luôn có một băng dọc màu nhạt ở giữa –> ……………2 Z. nervosa.

4b. Cánh hoa rộng ở giữa rồi thắt lại thình lình về phía trên, đỉnh tròn. Lá đồng màu, gần tròn. –>………………… 3. Z. langbianensis.

5a. Thùy môi thẳng góc với trục môi, tạo ra dạng chữ T khi căng ra, dài gần gấp đôi rộng –>…………………. 4. Z. parvifolia.

5b. Thùy môi tạo thành góc tù với trục môi, tạo ra dạng chữ V khi trải căng ra, dài gần bằng rộng –>………………… 5. affinis.

6a. Môi có thùy bên hình tam giác tà. Thùy giữa gần tròn với mép răng cưa. Hoa vàng. Lá gần tròn, –>………………….. 6. Z. vietnamica.

6b. Môi không có thùy bên. Thùy giữa hình thoi. Hoa trắng với đốm hường. Lá dài gấp 2 – 3 lần rộng –>………………. 7. Z. thanmoiensis.

1. Zeuxine strateumatica (L.) Schltr. 191 Id: 394; -1919: 173; Alston 1931: 279; Smith. J.J. 1933a: 148; Ames 1938: 41; Holttum 1957: 133; Seidenf. + Smitin. 1959: 84; Tiwari & Maheshwari 1963: 441; Masamune 1964: 129; Ohwi 1965: 343; Backer + Bakhuizen 1968: 269. Venkatareddi 1970: 218; Kerr A.D. 1971f: 153; Seidenf. 1973a: 149; Garay + Sweet 1974a: 79; Hu 1975: 182; Seidenf. 1975b: 112; – 1978a: 79; Pradhan 1976: 115; Lang + Tsi 1976: 664; Liu + Su 1978: 1136; Seidenf. 1978a: 79; Averyanov 1988g: 114; – 1990: 166; Seidenf 1992: 37; Phạm Hoàng Hộ 1993: 971; – 1994: 743.

Orchis strateumatica L. 1753: 943.

Spiranthes strateumatica (L.) Lindl. 1824: T823. Adenostylis emarginata Blume 1825: 414.

Pterygodium sulcatum Roxb. 1832: 452.

Strateuma zeylanica Rafin 1837: 89.

Tripleura pallida Lindl. 1840: 452; – 1832: non nud.

Zeuxine sulcata (Roxb.) Lindl. 1840: 485; 1851: T. 349; Lindley 1857: 186; Blume 1858a: 67; Miquel 1859: 723; Bentham 1861: 360; Thwaites 1864: 313; Naves + Fernander 1880: 249; Hooker f. 1890: 106; Trimen 1898: 215; King + Panthing 1898: 286; Rolfe. 1903b: 42; J.J. Smith 1905a: 12; – 1905b: 108; Duthie 1906: 168; Ridley 1907a: 217 Finet 1910c: 260; Dunn + Tutcher 1912: 267; Ridley 1924b: 217; Gagnep. 1934: 558; – 1951: 130.

Zeuxine emarginata (Blume) Lindl. 1840: 485; Bentham 1855: 38.

Zeuxine membranacea Lindl. 1840: 485; Blume 1858a: 68. Zeuxine integerrima (Blume) Lindl. 1840: 485; Blume 1858a: 67; Miquel 1859: 723.

Neottia strateumatica (L.) R. Br. ex Steud. 1841: 190. Zeuxine bracteata Wight 1851: T. 1724.

Zeuxine brevifolia Wight 1851: T. 1725.

Zeuxine strateumatica
Zeuxine strateumatica (Hình của Seidenfaden)

Zeuxine robusta Wight 1851: 1726.

Zeuxine tripleura Lindl. 1857a: 186.

Zeuxine procumbens Blume. 1858a: 68.

Adenostylis strateumatica (L.) Ames 1908: 59.

Zeuxine wariana Schltr. 191 le: 77.

Adenostylis sulcata (Roxb.) Hayata. 1917: 326.

Zeuxine sulcata (Roxb.) Lindl. 1840: 485; Finet 1910: 206; Gagnep. 1934: 558; – 1951: 130.

Zeuxine bonii Gagnep. 193lb: 326; — 1934: 558.

Zeuxine evrardii Gagnep. 1931b: 326; – 1934: 558; Bân + Huyên 1983: 206.

Địa lan, cao 12 – 20cm, có rễ to. Lá không cọng, hẹp, dạng như lá cỏ, dài 4cm rộng 0,4cm, mép uốn cong về sau mỏng, không lông. Phát hoa là chùm đứng, cao 3 – 5cm, (cán hoa rất ngắn, phần hoa cỡ 4cm) mang nhiều hoa nhỏ, màu trắng; lá bắc bên dưới hơi dài hơn hoa, các lá bắc trên lại ngắn hơn hoa. Lá đài giữa dính với cánh hoa thành nón cao 3mm; lá đài màu lục ở gốc. Cánh hoa trắng. Môi có túi nhỏ, trong chứa 2 tuyến cong; phần hẹp giữa túi và phiến môi mập và có mụn, có rãnh, đầu môi màu vàng chanh. Trụ mập mà lùn; mỏ rộng, chẻ sâu.

Hiện diện: Cao Lạng, Sông Hồng, Phú Yên, Đà Lạt.

Phân bố: Đây là 1 loài phân bố rộng nhất của giống: Sikking, Bhutan, Bengal, Assam, Vân Nam, Ryukyn, Đài Loan, Philippine, Afganistan, Nhật Bản, Tân Ghinê…

2. Zeuxine nervosa (Wall ex Lindl.) Benth ex Clarke 1889: 73; Hook. f. 1890: 289; w.w. Smith 1921: 222; Gagnep. 1934: 556; Seidenf. + Smitin. 1959: 84; Deb 1961: 219; Seidenf. 1969b: 114; Nackejima. 1971a: 72; – 1972: 44; Garay + Sweet 1974a: 83; Seidenf. 1975 b: 112; Pradhan 1976: 119; Seidenf. 1978a: 79; Averyanov 1988d: 898; – 1988g: 113; – 1990: 166; Seidenf. 1992: 37; Phạm Hoàng Hộ 1993: 971; – 1994: 742. Etaeria nervosa Lindl. 1832b: in Wall Cat. 7381. nom. nud. Monochilus nervosum Wall, ex Lindl. 1840: 487; Lindley 1857a: 187.

Haplochilus nervosus (Wall, ex Lindl.) D. Dietr. 1852: 172. Zeuxine formosana Rolfe 1895b: 158; Schlechter 1919: 172; Hu 1975: 181.

Adenostylis formosanum (Rolfe) Hayota 1917: 75. Adenostylis zamboangensis Ames 1923: 10.

Zeuxine vittata Rolfe ex Downie 1925: 414; Gagnep. 1934: 555; Seidenf. + Smitin. 1959: 85.

Zeuxine flavida Fukuyama 1933: 81; Hu 1975: 181.

Zeuxine somai Tuyama 1936: 27; Hu 1975: 181.

Zeuxine zamboangensis (Ames) Ames 1938: 37.

Zeuxine cognata Ohwi + Koyama 1957:274; Masamune 1964: 129.

Địa lan có thân nằm dài, to 4 – 6mm, phần đứng cao 25 – 40cm, có lông. Lá ở khoảng giữa thân, xoan, dài 3 – 6cm rộng 2,5 – 3cm, cuống 1,5 – 2cm, bẹ ôm thân. Phát hoa cao 3 – 7cm, có lông, 5 – 8 hoa tía lục. Lá đài giữa và 2 cánh tạo thành chóp (nón) hình xoan kéo ngang, cao 5mm rộng 8mm hơi nhọn với 3 răng không rõ. 2 cánh tam giác tròn, dài 5mm x 2,5mm. Môi có túi ở đáy với 2 – 3 tuyến song song ở đáy mỗi bên. 2 thùy ở đầu môi, rộng 2,5mm dài 3,5mm, tròn ở đỉnh. Trụ có 2 cục chai; mỏ chẻ đôi. Bầu noãn dài 7 – 8mm, ít lông.

Hiện diện: Cúc Phương Núi Ba Vì.

Phân bố: Himalaya, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Philippine.

Zeuxine nervosa
Zeuxine nervosa

Zeuxine nervosa
Zeuxine nervosa (Hình của Seidenfaden).

3. Zeuxine langbianensis Tịch, N.T. nov. sp. 1995a: 26. – 1995b:

Địa lan có thân bò rồi đứng, cao 10 cm, mập, màu lục. Lá nhỏ, hình tròn, khoảng 1 x 1 cm, đỉnh nhọn, đáy hình tim, màu lục đậm mặt trên, nhạt mặt dưới, mỏng manh, một gân giữa lõm trên, lồi dưới, gân phụ không rõ, đáy cuống lá có bẹ bọc thân. Phát hoa ở ngọn, cao khoảng 2,5 – 3 cm, màu tía, có lông thưa, bên dưới có 3 – 4 lá vảy có lông, bên trên mang ít hoa (2), nhỏ; lá hoa cao 4,5 mm rộng 3,8 mm, mép có rìa lông. Lá đài sau và 2 cánh bên tạo thành nón trên hoa; lá đài sau cao 6mm, rộng 3mm, đỉnh tà; 2 lá đài bên cùng kích thước, đỉnh nhọn, mép trước của 2 lá đài bên về phía đáy dính nhau và dính vào đáy túi môi, mặt lưng về phía đỉnh dày lên ngay phần gân chính và ở đó có 2 lông gai, 2 cánh có phiến thắt lại ở gần đỉnh thành hình đờn, cao 5,8 mm rộng 2,2 mm. Môi dài 5,6 mm, phía đầu xòe ra 2 thùy ngang dạng chữ T khi căng ra, rộng 1,5 mm dài 2,8 cm, hai mép của môi xếp lại ở đoạn thắt của môi thành phiến gợn sóng tai bèo, phần đáy môi tạo thành túi. Trong túi có 1 gân lồi lên ở giữa, 2 bên có 2 cặp phụ bộ nổi lên. Trụ đặc sắc với phụ bộ hình sừng bên dưới, tiếp giáp với túi.

Hiện diện: Loài này được thu hái ở gần đỉnh Langbian vào tháng 7. 1994 và được đề nghị là loài mới cho khoa học. Mẫu vật T.20.07.94b.

Phân bố: Đặc hữu Việt Nam.

Zeuxine langbianensi
Zeuxine langbianensis.

4. Zeuxine parvifolia (Ridl.) Seidenf. 1978a: 82; Averyanov. 1988d: 898; – 1988g: 113; – 1990: 166; Seidenf. 1992: 37; Phạm Hoàng Hộ 1993: 970; – 1994: 742.

Hetaeria parvifolia Ridl. 1903: 87; – 1907a: 222; – 1924b: 223; Holttum 1957: 117.

Zewcine leucochila Schltr. 1907: 46; – 1934: T8; Gagnep. 1934: 554; Seidenf. + Smitin. 1959: 83; Guillaumin 1961b: 334; Seidenf. + Smitin 1966: 733; Seidenf. 1969b: 114; – 1973: 149; – 1975b: 112; Nackejima 1971a: 41; Garay + Sweet 1974a: 83; Nackejima 1975: 37.

Zeuxine siamensis Schltr. ex Hoss. 1911b: 380.

Adenostylis benguetensis Ames 1912b: 1551; – 1915: 39; -1925: 275.

Zeuxine tonkinensis Gagnep. 1931b: 325; – 1934: 555; A.D. Kerr 1969: 189.

Zeuxine leucochila Schltr. var cambodiana Gagnep. 1934: 555.

Zeuxine boninensis Tuyama 1935: 369.

Zeuxine sakagutii Tuyama 1936: 26; Nackejima 1971a: 67.

Zeuxine tenuifolia Tuyama 1936: 42.

Zeuxine benguetensis (Ames) Ames 1937: 100.

Địa lan có thân nằm rồi đứng, cao đến 30 cm, thân to 4 mm, lóng dài 2 – 3 cm. Lá 2 – 3, phiến xoan, to 4 x 2 cm, cuống và bẹ dài 1,5 cm. Phát hoa cao 3 – 4 cm, mang 10 – 15 hoa. Lá hoa 7 – 8 mm, dài hơn bầu noãn. Bầu noãn có lông mịn, dài 6 – 7 mm. Phiến hoa 3 – 4 mm; lá đài sau và cánh hoa cạnh tạo thành nón, cao 3 mm. Môi trắng có cọng ngắn, đầu môi dạng chữ T.

Hiện diện: Ba Vì.

Phân bố: Myanmar, Thái Lan, Đài Loan, Philippine, Malaysia.

Zeuxine parvifolia
Zeuxine parvifolia (Hình của Seidenfaden).

5. Zeuxine afftnis (Lindl.) Benth ex Hk.f. 1890: 108; Curtis 1891: 147; Hook.f. 1894: T2177; King + Pantling 1898: 290; Haines 1924: 1162; Merrill 1941: 32; Matthew 1966a: 167; Seidenf. 1978a: 88; – 1992: 37; Phạm Hoàng Hộ 1993: 970; – 1994: 742.

Etaeria affinis Lindl. 1832b: 7383.

Monochilus affinis Lindl. 1840: 487; Parish 1883: 201; Granet 1895: 352.

Aetheria mollis Lindl. 1857a: 184.

Monochilus flavum auct. non Wall ex Lindl.: Reichenbach f. 1874c: 135; Parish 1883: 201; Grant 1895: 352.

Zeuxine sutepensis Rolfe ex Downie 1925: 413; Seidenf. + Smitin 1959: 85.

Zeuxine gracilis auct. non (Breda) Bl: Holttum 1957: 136; Pradhan 1976: 116.

Địa lan cao 20 cm, có rễ to, có lông. Lá 3 – 5, phiến dạng lá rau răm, mỏng, bẹ cao 1,5 cm, mỏng, trăng trắng. Phát hoa ở ngọn là gié dày, 4 – 15 hoa nhỏ. Lá đài và cánh hoa dính thành nón, cánh hoa hơi cong và hẹp hơn. Môi có túi nhỏ trong có một tuyến ở mỗi bên; đầu môi lõm chữ V tạo ra 2 thùy hợp với trục môi thành một góc nhọn, thùy môi hơi hẹp ở đáy, rộng ở trên, dài 3 mm rộng 2,5 mm. Bầu noãn có lông, dài 6 mm.

Hiện diện: Ngọc Linh.

Phân bố: Từ Đông bắc Himalaya, Myanmar, Thái Lan, Lào, Nhật Bản, Malaysia.

Zeuxine affinis
Zeuxine affinis (Hình của Seidenfaden).

6. Zeuxine vietnamica Averyanov 1988b: 424; – 1988g: 117; – 1990: 167; Seidenf. 1992: 38; Phạm Hoàng Hộ 1993: 971; – 1994: 743.

Địa lan có thân bò rồi đứng, mảnh mai. Lá chụm ở đáy thân, màu rượu chát đậm hay đen đen ở mặt trên, đo đỏ mặt dưới, dài 1 – 2,5 cm, cuống lá cỡ 1 cm. Phát hoa cao 15 cm, mang 8 – 10 hoa, màu vàng; lá hoa có lông. Môi có thùy bên, thùy giữa có răng ở bìa; đáy túi có một tuyến ở mỗi bên.

Hiện diện: Cúc Phương.

Phân bố: Đặc hữu Việt Nam.

Zeuxine vietnamica
Zeuxine vietnamica (Hình của Averyanov).

7. Zeuxine thanmoiensis Gagnep. 1931b: 327; – 1934: 557. Seidenf. 1975b: 112; Averyanov 1988g: 115; – 1990: 166; Seidenf. 1992: 38; Phạm Hoàng Hộ 1994: 743.

Địa lan thấp 8 cm, mập, bò ở gốc. Lá 3 – 5, tụ tập ở quảng giữa thân, xoan nhọn, cụt ở đáy, nhọn ở đỉnh, dài 12 – 17 mm, rộng 6 – 10 mm; cuống dài 7 mm. Phát hoa 3 – 4 hoa, có lông; lá hoa xoan nhọn, dài 6 mm. Hoa nhỏ, dài 12 – 13 mm hồng nhạt. Lá đài và cánh tạo ra nón, xoan tà, có 3 răng tròn, có lông ở vùng giữa, dài 4 mm, rộng 3,75 mm; lá đài bên tam giác nhọn, dài 5 mm, dính phân nửa dưới. Môi có túi ở đáy, 1 phụ bộ hình sợi ở mỗi bên đáy túi; phiếm ở đầu môi trải ngang hình bầu dục hay hình thoi, rộng 2,5 dài 1 mm. Mỏ có 2 răng hay 2 thùy. Có 2 phụ bộ hình phiến. Bầu noãn dài 8 mm, có lông.

Hiện diện: Than Moi, Phía Bắc Việt Nam.

Phân bố: Đặc hữu Việt Nam.


Zeuxine thanmoiensis (Hình của Seidenfaden).

CÁCH TRỔNG VÀ CHĂM SÓC NHÓM LAN LÁ GẤM.

Nhóm lan lá gấm bao gồm các giống: Anoectochilus, Ludisia, Goodyera, Cheirostylis, Zeuxine,… mặc dù hoa nhỏ, màu sắc không xinh tươi nhưng vài loài trong chúng lại có lá và gân có sắc màu biến đổi đẹp đẽ nên thường được nuôi trồng để thưởng thức vẻ đẹp quyến rũ của lá hơn là hoa.

Tất cả đều là bán Địa Lan nên chất trồng phải tơi xốp. Thành phần chất trồng gồm than vụn ở đáy chậu, bên trên là rác, lá mục bằm nhỏ hòa với xơ dừa vụn hay dớn vụn và phân bò khô. Chúng được để nằm trên chất trồng ấy chứ không được chôn phủ thân trong chất trồng. Đa số chúng đều ở dưới tán rừng dày ẩm nên độ nắng chỉ khoảng 30% là thích hợp. Giữ ẩm tốt trong mùa khô, tránh úng thối trong mùa mưa. Hầu hết chúng đều ở vùng núi có khí hậu mát lạnh cho nên việc giữ cho môi trường trồng mát mẻ vào mùa khô hạn, nắng nóng là trở ngại chính cho việc trồng chúng ở đồng bằng, vùng nóng.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon