Tên cây Lan 7 (Nguyễn Thiện Tịch – Lan Việt Nam – P10)

Tên cây Lan 7 (Nguyễn Thiện Tịch – Lan Việt Nam – P10)

HỌ PHỤ III NEOTTIOIDEAE. (TT)

LUDISIA A. RICH

Giống này được A. Richard đặt ra vào năm 1825 khi tách loài Goodyera discolor mà Ker – Gawl. mô tả năm 1818.

Theo Holttum 1957, tất cả các loài của Ludisia chỉ là biến đổi của một loài và vì vậy Hunt năm 1970 đã cho tất cả chúng là đồng danh với loài duy nhất là Ludisia discolor. Nhưng các dạng khác nhau ở các mẫu vật thu được, nhất là ở vùng Đông Dương đã gây ra những bàn cãi về số loài của giống này!

Hiện ta vẫn tạm theo Hunt để cho rằng chỉ có một loài của giống này và ở Việt Nam chúng hiện diện khá phổ biến và được gọi là lan lá gấm vì màu lá và gân đẹp như gấm.

Ludisia discolor (Ker – Gawl.) A. Rich 1825: 437; Hunt 1970: 77; Seidenf. 1972: 99; Hu 1974b: 430; Seidenf. 1975b: 7; Lang + Tsi 1976: 661; Seidenf. 1978a: 32; Bân + Huyên 1983: 203; Averyanov 1988d: 894; – 1988f: 243; – 1990: 117; Averyanov và cộng sự 1989: 114; Averyanov + Huyên 1990: 722; Seidenf. 1992: 29; Phạm Hoàng Hộ 1993: 967; – 1994: 739.

Goodyera discolor Ker – Gawl. 1818: 4, T. 271.

Haemaria dicolor (Ker-Gawl.) Lindl. 1840: 490; Hook. f. 1890: 101; Gagnep. 1934: 562; – 1951: 130; Seidenf. + Smitin. 1959: 79; Holttum 1964: 124; Backer + Bakhuizen 1968: 275.

Myoda rufescers Lindl. 1840: 489; – 1832b: 7390 nom. nud.

Anoectochilus dawsonianus Low. exReichenb. f. 1868:1038.

Haemaria discolor (Ker-Gawl.) Lindl. 1840: 490; Reichb. f. 1855: 250; Hook. f. 1890: 101; Curtis 1891: 147; Ridley 1893: 377; Grant 1845: 356; Ridley 1896: 401; – 1911: 201; -1915: 167; Merrill 1927: 53; J.J. Smith 1932: 331; Seidenf. + Smitin. 1959: 79.

Haemaria discolor (Ker-Gawl.) Lindl. var. dawsoniana (Low. ex Reichenb. f.) Reichenb. f. 1874: .142; – 1872b: 321; Phạm Hoàng Hộ 1972: 1008.

Haemaria otletae Rolfe 1891: 31; Gagnep. 1934: 562.

Haemaria dawsoniana (Low. ex Reichenb. f.) Hasselb. 1915:
1426; Guillaum. 1954: 542; Phạm Hoàng Hộ 1972: 1008.

Haemaria pauciflora Gagnep. 1933: 349; – 1934: 561; Guillaum 1959: 525.

Haemaria petelottii Gagnep. 1933: 349; – 1934: 562.

Haemaria discolor (Ker-Gawl.) Lindl. var. condorensis Gagnep. 1934: 562.

Haemaria discolor (Ker-Gawl.) Lindl. var. grandis Gagnep. 1934: 562.

Odontochilus petelotii (Gagnep.) Tang + Wang 1951: 71

Anoectochilus petelotii (Gagnep.) Seidenf. 1975b: 7.

Ludisia dawsoniana (Low. ex Reichenb. f.) Averyanov 1988: 432.

Ludisia otletae (Rolfe) Averyanov 1988: 432.

Lan Lá Gấm. Địa lan, có thân mập, to cỡ 3 – 5mm, màu hồng hồng tía, bò rồi đứng, cao cỡ 15 – 25cm mang 3 – 6 lá. Phiến lá màu tía đậm hay lục đen với mạng gân đỏ hay vàng ánh rất đẹp. Phát hoa ở ngọn, đứng thẳng, mang ít hoa, màu trắng với điểm vàng của bao phấn. Lá đài sau và 2 cánh bên xếp khít nhau tạo ra cái mũ ở sau hoa, hai lá đài bên trải ra hai bên; môi xoắn vặn với đầu môi có thùy rộng ra dạng chữ T., đáy môi có túi, bên dưới lõm vào thành 2 thùy, bên trong túi có tuyến 2 thùy không cọng ở mỗi bên. Trụ xoắn vặn theo chiều kim đồng hồ, không có phụ bộ ở trước trụ. Loài thu được ở Côn Đảo chỉ có 1 tuyến đơn ở mỗi bên của túi mà thôi. Loài này được ưa trồng vì lá đẹp.

Hiện diện: Khắp nơi, nhất là rừng núi dọc theo suối đá. Hoàng Liên Sơn (Sa Pa), Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hà Nội, Ba Vì, Đà Nẵng (Cù lao Chàm), Khánh Hòa (Nha Trang, Suối Dầu, hòn Phụ Tử), Daklak (Krong Bong, Yang Mao), Lâm Đồng (Đa Oai, Đèo Ngoạn Mục, Đà Lạt), Thuận Hải (Cà Ná), Đồng Nai (Chứa Chan), Phú Quốc, Côn Đảo…

Phân bố: Nam Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia…

Ludisia discolor
Ludisia discolor (Mẫu vật ở Côn Đảo).

Ludisia discolor
Ludisia discolor (Mẫu vật ở Lâm Đồng).

VRYDAGZYNEA BLUME

Giống này do Blume đặt ra vào năm 1858. Đặc điểm là 2 tuyến có cọng đặc sắc ở trong móng của môi, dùng để phân định các loài trong giống.

Giống này có khoảng 40 loài, phân bố rộng khắp, ở Việt Nam đã ghi nhận được 1 loài.

Vrydagzynea albida (Blume) Blume 1858a: 75; Hook, f 1890: 97; Ridley 1896b: 397; Kranzlin 1901b: 240; J.J. Smith 1905a: 89; Ridley 1900a: 163; – 1907a: 211; – 1917: 112; Ames 1907: 313; – 1908: 55; Ridley 1924b: 378; Masamune 1924: 224; Ames 1925: 278; J.J. Smith 1933a: 146; Gagnep. 1934: 566; Carr 1935a: 71; – 1935b: 183; Holttum 1957: 137; Backer + Bakhuisen 1968: 266; Phạm Hoàng Hộ 1972: 1009; Seidenf. 1975b: 111; – 1975c: 75-1978a: 34; Averynow 1988d: 898; – 1988g: 112; – 1990: 165; Seidenf. 1992: 30; Phạm Hoàng Hộ 1993: 967; – 1994: 740.

Etaeria albida Bl. 1825: 410.

Aetheria albida Lindl. 1840: 491.

Hetaeria albida (Bl.) Miq. 1859: 726

Vrydagzynea viridiflora Hook. f. 1890: 96.

Địa lan có thân bò rồi đứng, cao khoảng 20 – 40cm. Lá có phiến xoan, dài cỡ 3 – 6cm rộng 1,8 – 3,6 cm, 3 gân chính, bất xứng; cọng có bẹ lá cỡ 2,5cm. Phát hoa cao cỡ 7 – 8cm, mang hoa ở phần đỉnh, xếp dày, không lông; lá hoa 1cm, cao hơn bầu noãn. Hoa trăng trắng lục hay hường. Lá đài sau dính vào 2 cánh bên, cao cỡ 4,5mm. Môi ngắn hơn lá đài, nguyên, mép cong lên, ở giữa có một sóng; móng dài cỡ lá dài.

Hiện diện: Đồng Nai (Bảo Chánh, Biên Hòa), Hà Nam Ninh (Cúc Phương).

Phân bố: Thái Lan, Philippine, Malaysia, Indonesia, Tân Ghinê.

Vrydagzynea albida
Vrydagzynea albida (Hình của Seidenfaden).

ANOECTOCHILUS BLUME

Gồm những Địa Lan, lá màu lục hay có màu, có cuống. Phát hoa có cán tương đối ngắn với vài hoa không to. Lá đài trên và 2 cánh hoa hợp với nhau thành cái nón. Môi hoặc có móng dài hoặc có túi khuất trong lá đài; có 2 tuyến lớn không cọng ở gần miệng của móng hay ở đáy túi, phần giữa của môi hẹp lại, 2 mép gấp lại và chạm vào nhau tạo thành cán môi thường có răng, tua, diềm ở 2 bên, đôi khi có thùy bên rõ rệt ở dưới cán môi; ở phía trước của cán thì rộng ra đột ngột thành 2 thùy ngang. Trụ có 2 cánh ở phía trước hoặc nhỏ hoặc chạy vào trong túi thành 2 phiến rời song song. Nướm thường là 2, ở mỗi bên của đáy cằm.

Giống này là hợp nhất 2 giống: Anoectochilus và Odontochilus. Anoectochilus lá có màu và môi có móng rõ rệt còn Odontochilus môi chỉ có túi. Loài Anoectochilus calcaratus là thể trung gian giữa 2 giống. Và thật sự cấu trúc hoa của cả hai là rất tương tự nhau. Hoa đáng chú ý là cái diềm ở 2 bên cán môi mà thoạt nhìn tưởng là do bờ mép của cán môi, nhưng không phải, 2 bờ mép của cán môi đã uốn cong vào và thường chạm vào nhau.

Giống này có khoảng 35 – 40 loài. Ở Việt Nam ghi nhận được 9 loài mà sự phân biệt có thể như sau:

1a. Túi của môi nhỏ, tròn, ít nhiều bị đáy lá đài bên che khuất ………………….. 2

1b. Túi môi dài, lộ ra sau đáy của lá đài ……………………. 6

2a. Phát hoa 1 hoa. Lá một màu tía. Đầu môi màu trắng. Lá đài và cánh hoa có những vệt đỏ –>………………… 1 A. daoensis.

2b. Phát hoa có vài hoa ………………….. 3

3a. Bầu noãn không lông …………………… 4.

3b. Bầu noãn có lông –>………………….. 2 A. elwesii.

4a. Tuyến trong túi lỏng khỏng, có nóc. Môi hoa màu vàng –>…………………. 3 A. lanceolatus.

4b.Tuyến trong túi mập hay to, không có móc …………………… 5.

5a. Hai sóng dọc chạy vào túi phát sinh từ dưới cằm. Môi hoa màu hồng hồng. Đỉnh 2 thùy bên nhọn –>……………. 4 A. pomrangianus.

5b. Không có sóng như trên. Môi trắng, thùy môi tà tròn –>…………………… 5 A. brevistylus.

6a. Cán môi có tua dài, thường dài hơn 5mm …………………….. 7.

6b. Cán môi không có tua, chỉ có vài răng tà ………………………. 8.

7a. Đáy túi cong ra trước thành ra cách xa bầu noãn –> ………………….. 6 A. roxburghii.

7b. Đáy túi cong về sau thành ra nằm song song sát bầu noãn. Cánh trên trụ rộng ra về phía đáy và cắt cụt vuông góc với trụ. –>…………… 7 A. siamensis.

8a. Thùy môi dài gấp 4 – 5 lần chiều rộng –>………………….. 8 A. lylei.

8b. Thùy môi dài không quá 2 lần chiều rộng………………. 9.

9a. Móng hình trụ rộng, đáy tà. Không tuyến, không chạm trổ bên trong –>……………….. 9 A. chapaensis.

9b. Móng hình chóp. Hai bên miệng túi về phía sau có 2 tuyến. –>……………………. 10 A. tridentatus.

Anoectochilus calcareus Averyanov công bố 1996 nhưng chúng tôi chưa có mẫu vật để mô tả ở đây.

1. Anoectochilus daoensis Gagnep. 1950c: 632; – 1951: 130; Seidenf. 1975b: 7; Averyanov: 1988f: 16; – 1990: 24; Seidenf. 1992: 30; Phạm Hoàng Hộ 1994: 745.

Địa lan có căn hành bò, thân đứng cao 17cm, to 3 – 5mm, màu tía tím. Lá màu tía, xoan thon, 3 gân chính. Phát hoa ở chót thân, cao 6 – 8cm mang 1 hoa: Hoa dài 3 – 3,5cm, rộng 2,3 – 2,8cm; lá đài và cánh hoa có đốm đỏ nhạt, cán môi có 4 – 6 rìa mỗi bên.

Hiện diện: Vĩnh Phú (Tam Đảo).

Phân bố: Đặc hữu Việt Nam.

Anoectochilus daoensis
Anoectochilus daoensis (Hình của Seidenfaden)

2. Anoectochilus elwesii (Clarke ex Hk.f.) King & Pantling 1898: 296; Rolfe 1903b: 43; Seidenf. + Smitin. 1959: 88; Seidenf. 1971b: 314; Pradhan 1976: 123; Seidenf. 1978a: 49; Averyanov 1990: 24; Seidenf. 1992: 31; Phạm Hoàng Hộ 1993: 972; – 1994: 744.

Odontochilus elwesii Clarke ex Hk.f. 1894: 100; Schlechter 1919: 175; Hu 1974b: 445.

Cystopus elwesii (Clarke ex Hk.f.) Kze. 1891: 658.

Địa lan bò rồi đứng, cao cỡ 10cm, màu nâu. Lá 6 – 7, đẹp, phiến xoan, dài 3 – 4cm, mặt trên nâu đậm, cuống dài 2cm. Phát hoa cao 10cm, có lông tiết dài, ít hoa; lá hoa dài bằng bầu noãn. Lá đài dài bằng cánh hoa, màu lục chót tím. Cánh hoa màu tím có bớt đỏ hay nâu, bất xứng, cạnh sau gần như thẳng, cạnh trước cong, trên to, hẹp dần về phía đáy, đỉnh có mũi. Môi màu trắng, cán môi có bìa rìa với 4 – 6 răng ở mỗi bên, đầu môi chẻ 2 thùy nằm ngang ra, đầu cụt, dạng tứ giác; đáy túi có tuyến ở mỗi bên. Bầu noãn có lông.

Hiện diện: Lào Cai, Vĩnh Phú.

Phân bố: Sikkim, Bhutan, Assam, Myanmar.

Anoectochilus elwesii
Anoectochilus elwesii (Hình của Seidenfaden)

3. Anoectochilus lanceolatus Lindl. 1840: 499; – 1857a: 179; King & Pantling 1898: 295; Gagnep. 1934: 571; Seidenf. 1971b: 309; – 1975b: 7; Tuyama 1975: 137; Pradhan 1976: 122; Seidenf. 1978a: 46. Averyanov 1988f: 16; — 1990: 24; Seidenf. 1992: 30; Phạm Hoàng Hộ 1993: 973; – 1994: 744.

Anoectochilus luteus Lindl. 1857a: 179.

Odontochilus lanceolatus (Lindl.) Bl. 1858a: 80; Hook. f. 1890: 101; – 1895: 59; Handel – Mazzetti 1938: 132; Mattheu 1966a: 167; Hu 1974b: 445.

Anoectochilus grandiflorus auct. non Lindl. Seidenf. + Smitin. 1959: 88.

Địa lan cao đến 30cm có gốc bò, thân đứng khá mập, không lông. 5 – 6 lá ở khoảng giữa thân, xoan nhọn, đáy tròn, màu lục nhạt, dài 6 -10cm rộng 3 – 5cm, cọng 3 – 4cm phù thành bẹ ở đáy, 1 – 3 lá bên trên dạng lá bắc, ngắn 1,5 – 1,2cm. Phát hoa có lông mềm, cao 10cm; khoảng 14 hoa, lá hoa 1,2 – 1cm, mau rụng. Lá đài sau và 2 cánh bên tạo thành nón hình thoi có vùng nâu ở các cạnh, to 7,5 x 5mm. Lá đài bên tròn dài, gần như tà, dài 7 – 10mm rộng 3,5 – 5mm có bớt nâu, bao lấy túi môi. Môi dài 2cm, cán môi hẹp dài 6 – 10mm, hơi phình ra ở đáy, có 4 – 7 tua ở mỗi bên, tua dài 4mm, đầu môi lõm sâu chia thành 2 thùy to 5,6mm, dài 10mm, túi môi gần tròn hơi có 2 sóng gò nổi lên. Trụ cao 5,5mm, cằm nhọn, nướm là 2 phiến có nốt u sần và 2 phụ bộ tròn. Trong đáy túi là 2 tuyến dài không móc.

Hiện diện: SaPa, Ba Vì.

Phân bố: Sikkim, Đông Bắc Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc.

Anoectochilus lanceolatus.
Anoectochilus lanceolatus.

4. Anoectochilus pomrangianus Seidenf. 1978a: 41; Nguyễn Thiện Tịch 1995: 22.

Dossinia lanceolata Lindl. 1857a: 186.

Etaeria lanceolata Hk. f. 1890: 109; Holttum 1957: 133.

Etaeria lanceolata (Lindl.) Rchb.f. 1874c: 142.

Hetaeria abbreviata auct. non Lindl. J.J. Smith. 1933a: 149; – 1945a: 711.

Địa lan có thân bò rồi đứng, màu nâu tía, cao 12cm; phần gốc có bẹ mỏng, phần trên mang 3 – 4 lá. Lá lục nâu mặt trên, tía mặt dưới, phiến xoan, hẹp dần 2 đầu, dài 6cm rộng 2cm, cuống dài 1,5cm, đáy bành ra thành bẹ ôm thân, cao 0,8 – 1,8cm. Phát hoa ở ngọn, cao 7cm có 2 lá thu hẹp dạng lá bắc ở phần dưới, lá bắc hình tam giác nhọn, mép có rìa, mặt ngoài có lông thưa, dài 9mm rộng 5mm. Hoa trăng trắng ửng hường. Hai cánh bên có mép sau khít nhau và bị lá đài sau phủ lên, họp thành cái mũ úp trên hoa. Lá đài cao 4mm rộng 2mm, cong lõm. 2 cánh bên dài 4mm rộng 3mm, mặt ngoài có lông thưa. Môi dài 3,5mm hình túi, thùy giữa rộng ra phía trước thành dạng chữ T, ngang 3,5cm, rộng 0,9cm; 2 thùy bên cong lên 2 bên thành túi, ở giữa có một luống nổi, 2 bên có 2 khối u, ngay chân của khối u ở mặt ngoài túi lại lõm vào, túi sâu 1,5mm rộng 3,5mm dài 2mm. Trụ đặc sắc với 2 phiến mỏng hình tai bèo nằm dưới cằm, khuất trong túi mồi, về phía sau chúng nối lại với nhau. Bầu noãn và cọng dài 5mm, to 2mm, đầy lông.

Hiện diện: Lâm Đồng (Langbian). Loài này được chúng tôi ghi nhận lần đầu tiên tại Việt Nam ở núi Langbian vào năm 1994 và công bố trên “Tìm Hiểu Hoa Lan 1995”.

Phân bố: Khasia, Malaysia, Indonesia.

Anoectochilus pomrangianus
Anoectochilus pomrangianus.

5. Anoectochilus brevistylus (Hk.f.) Rỉdl. 1907a: 214; – 1924b: 214; Holttum 1957: 128; Seidenf. + Smitin. 1959: 87; Seidení. 1971b: 313; – 1975b: 7; – 1978a: 46; Averyanov 1988f: 15; – 1990: 24; Seidenĩ. 1992: 31; Phạm Hoàng Hộ 1993: 972;- 1994: 743.

Odontochilus brevistylus Hk.f. 1890: 100; Ridl. 1896b: 401.

Anoectochilus tonkinensis Gagnep. 1931c: 679; – 1934: 571; Hu 1972b: 50.

Địa lan có thân bò rồi đứng, mảnh khảnh, cao 10 – 20cm, có 3 – 4 lá ở gốc hay ở quãng giữa thân, thường phần gốc không còn lá lúc cây mang hoa, lá lục, xoan nhọn, dài 1,5 – 3cm rộng 1 – 2cm. Phát hoa cao 2 – 6cm, cán hoa mang 1 – 2 lá thu giảm dạng lá bắc, dài 7 – 8mm, có lông, 3 – 10 hoa trắng. Lá bắc xoan nhọn, dài 8mm. Lá đài sau và 2 cánh hoa tạo thành mũ vuông to 7 x 7mm vểnh lên với mũi nhọn ở giữa. Lá đài bên xoan dài, dài 10mm rộng 4mm, lá đài có lông ở mặt ngoài. Môi có cán dài 9mm, mang tua viền ở 2 bên với răng không rõ phía dưới, phía trên có khoảng 3 – 4 răng dễ thấy, hơi không đều; môi xẻ ở đầu thành 2 thùy bán nguyệt, có mép ngoài hơi có răng, mỗi thùy to 9mm x 5mm. Túi hình trứng, dài 3mm hơn rộng, với 2 tuyến dẹp hình tứ giác bên trong. Trụ ngắn. Bầu noãn dài 1,6cm, trắng hay hơi trắng.

Hiện diện: Sa Pa.

Phân bố: Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia.

Anoectochilus brevistylus
Anoectochilus brevistylus.

6. Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl. 1840: 499; Blume 1858: 50; Hance 1887: 13; Rolfe 1888: 170; Hooker, f. 1890: 95; King & Pantling 1898: 293; Collett 1902: 494; Rolfe 1903b: 42; Duthie 1906: 169; Matsumura & Hayata 1906: 415; Dünn & Tutcher 1912: 267; Ames 1915: 36; Schlechter 1919: 176; Gagnep. 1934: 569; Biswas 1941: 49; Merrill + Metcalf 1945: 6; Seidenf. & Smitin. 1959: 91; – 1965: 734; Seidenf. 1971b: 322; Phạm Hoàng Hộ 1972:1009; Hu 1972b: 49; Seidenf 1973:107; – 1975b: 7; Pradhan 1976:121; Seidenf. 1978a: 52; -1992: 31; Phạm Hoàng Hộ 1993: 973; – 1994: 745.

Chrysopaphus roxbụrghii Wall. 1826: 37.

Anoectochilus sp. Hance 1882: 39.

Anoectochilus siamensis auct. non Schltr.: Seidenf. & Smitin. 1959; Smitinand 1967: 107.

Anoectochilus setaceus auct. nom. nud. Bl.: Averyanov 1988c: 721; – 1988f: 17; – 1990: 25.

Địa lan cao 10 – 20cm, thân hơi mập, có lông. Lá xoan, đáy tròn, đỉnh có mũi, dài 3,5 – 4cm, rộng 2 – 3cm, có gân hồng nhạt nổi trên nền nâu ở mặt trên, cọng dài 1 – 2cm, đáy nở thành bẹ ôm thân. Phát hoa cao 5 – 7cm, bên dưới có lá dạng lá bắc, xoan, nhọn đột ngột ở đỉnh, dài 8mm, màu hồng. Hoa thưa, 4 – 11 cái, màu trắng, to 2,5 – 3cm. Lá đài sau và 2 cánh tạo ra mũ có mũi, dựng đứng, cao 6mm rộng 7mm, có lông ở mặt ngoài. Lá đài bên xoan tròn dài, nhọn, dài 8mm rộng 3,5mm. Môi dài 1,5cm có cán dài 7mm, nở ra ở đáy thành phiến tam giác cao 4mm, phần hẹp còn lại có 5 – 8 tua ở mỗi bên, tua dài 5mm, đầu môi xẻ thành 2 thùy tròn dài, tà, dài 7mm rộng 2mm; móng dài 7mm mở ra phía trên dạng cái phễu. Bầu noãn dài 13mm có lông, màu lục.

Hiện diện: Hoàng Liên Sơn (Sa Pa), Quảng Trị (Đồng Che). Vĩnh Phú (Tam Đảo), Gia Lai – Kontum (Dakuy, Kông Hà Nừng).

Phân bố: Ấn Độ – Lào, Trung Quốc, Thái Lan.

Anoectochilus roxburghii
Anoectochilus roxburghii (Hình của Seidenfaden).

7. Anoectochilus siamensis Schlechter 1906a: 83; Hosseus 1908: 98; – 1911b: 375; Gagnep. 1934: 570; Seidenf. & Smitin. 1965: 734; Seidenf. 1971b: 320; – 1978a: 51; Averyanov 1990: 25; Phạm hoàng Hộ 1994: 745.

Anoectochilus sp. GT 3098. Seidenf. & Smitin. 1959: 91.

Địa lan bò rồi đứng, cao 18cm, có lông. Lá tập trung ở gốc, xoan thon, không lông, dài 25 – 37mm rộng 18 – 25mm; cuống lá dài 13mm. Phát hoa là chùm ngắn mang 2 – 6 hoa; lá hoa dài gần bằng bầu noãn, có lông. Lá đài sau và 2 cánh bên tạo thành mũ, to 8mm x 6mm, có lông ở mặt lưng. Hai lá đài bên thon nhọn, bất xứng, to 1cm x 3cm. Môi dài 1cm, cán môi dài 6mm, rộng ở đáy, hẹp dần lên trên và mang viền tua dài ở dọc 2 bên về phía trên; đầu môi xẻ sâu thành 2 thùy hình thoi, to 6mm x 2mm; túi môi dài 3mm. Hoa tương tự A. roxburghii nhưng túi môi song song sát với bầu noãn chứ không hất ngược ra trước, xa bầu noãn.

Hiện diện: Mường Xen.

Phân bố: Thái Lan.

Anoectochilus siamensis
Anoectochilus siamensis (Hình của Seidenfaden).

8. Anoectochilus lylei Rolfe ex Downie 1925: 411; Gagnep. 1934: 573; Seidenf. & Smitin. 1959: 89; Seidenf. 1971b: 325; – 1975b: 7; – 1978a: 58; Bân và Huyên 1983: 195; Averyanov 1988f: 16; – 1990: 26; Seidenf. 1992: 33; Phạm Hoàng Hộ 1993: 973; – 1994: 745.

Anoectochilus sikkimensis auct. non King & Pantling: Gagnep. 1934: 572; Phạm Hoàng Hộ 1972: 1009.

Địa lan bò rồi đứng, cao 10 – 25cm, có lông, mập, lóng 1,5cm. Lá ở quãng 5cm cách gốc, xoan rộng, nhọn đỉnh, dài 4 – 5cm rộng 2,8 – 3,2cm, có 5 gân, cuống dài 1,5cm, màu nâu với gân trắng hình mạng, lúc khô màu hồng, lá trên cùng dạng lá bắc, khoảng cách 4 – 5cm. Phát hoa cao 20cm, mang 4 – 10 hoa, không to, màu lục lục vàng với chót phiến hoa nâu hồng, môi trắng. Lá đài sau cao 6mm rộng 4mm, có lông ở mặt lưng, xoan rộng, mũi nhọn, dính với 2 cánh thành cái mũ. Lá đài bên không dảnh ra, to 10mm x 3mm áp vào cánh hoa, thon, rộng ở đáy, hẹp tà ở đỉnh. Cánh hoa thẳng ở mép lưng, xoan ở mép dưới, đỉnh nhọn, dài 7mm rộng 2,5mm, 1 gân. Môi màu trắng, dài 22mm từ đáy móng đến đầu thùy môi, 2 thùy môi rẽ ra 45 độ, thon, dài 9mm rộng 2mm, cán môi ngắn, 2 bên có viền cao 0,5mm; móng dài 10mm, to 2mm với 2 khối chai tròn dài, màu lục ở 2 bên cách đáy 7mm. Trụ cao 2,5mm với 2 cánh tam giác ở phía trước. Bầu noãn dài 1cm.

Hiện diện: Lâm Đồng (Đà Lạt, Langbian, Đức Trọng, Núi Voi, Đatanla, đèo Prenn, Bảo Lộc), Daklak (Buôn Ma Thuột).

Phân bố: Thái Lan.

Anoectochilus lylei.
Anoectochilus lylei.

9. Anoectochilus chapaensis Gagnep. 1931c: 679. Gagnep. 1934: 572; Seidenf. 1975b: 7; Averyanov 1988f: 15. Seidenf. 1992: 33; Phạm Hoàng Hộ 1993: 972; – 1994: 744.

Địa lan có căn hành bò, phần đứng cao 12 – 18cm, khá mảnh mai, có lông mềm. 2 – 4 lá ở bên dưới, phiến xoan 2,5 – 3cm, rộng 1,5 – 2cm, mặt dưới đo đỏ, mặt trên với gân màu hồng, cuống 1 – 2cm, rộng thành bẹ ôm thân. Phía trên có 1 – 2 lá dạng lá bắc, thưa. Phát hoa ngắn, ít hoa (1 – 7 hoa) có lông mềm; lá hoa nhọn, dài 6,6 – 1cm, hồng. Lá đài sau và cánh hoa tạo thành cái mũ có 3 răng, vểnh lên, cao 6mm rộng 6mm. Lá đài bên xoan, tròn dài, có mũi tà, dài 6mm rộng 3mm. Môi dài 1 – 1,1cm, cán môi dài 4mm có viền răng hay hơi khía sâu, đầu môi xẻ thành 2 thùy, xoan ngược, cụt ở đỉnh, dài 6 – 7mm rộng 6mm, móng dài 6,5mm.

Hiện diện: Sa Pa.

Phân bố: Đặc hữu Việt Nam.

Anoectochilus chapaensis
Anoectochilus chapaensis (Hình của Seidenfaden).

10. Anoectochilus tridentatus Seidenfaden 1992: 33.

Đây là loài mà Seidenfaden mới đặt tên và công bố trong The Orchids of Indochina năm 1992 căn cứ trên mẫu vật thu được ở Tam Đảo mà trước đó đã được định danh là Anoectochilus sikkimensis King & Pantling. Thật ra nó rất giống với A. sikkimensis nhưng có khác biệt là cái diềm 3 răng là một phiến tam giác ngắn mà rộng vì vậy Seidenf. cho là loài hoàn toàn mới với các đặc điểm sau:

Lá dài 3 – 4,5cm rộng 2 – 2,5cm, lục nhạt mặt trên, rất nhạt mặt dưới. Phát hoa có lông, cán hoa 5 – 6cm, phần hoa 4cm với 10 hoa; lá hoa 3 – 5mm. Cọng và bầu noãn dài 6 – 8mm. Lá đài sau dài 4,5 – 5mm hợp với 2 cánh bên thành cái mũ. Lá đài bên dài 6mm; lá đài có lông ở mặt ngoài. Thùy môi tam giác rộng, tà ở đỉnh, dài 6 – 6,4mm rộng 3 – 3,3mm; cán môi có diềm hình tam giác ngắn mà rộng với đỉnh có 3 răng tròn; móng hình nón, dài 3 – 3,3mm, rộng ra ở miệng, hợp thành một góc nhọn với bầu noãn; mặt trong gần lối vào móng có một cặp bứu nhỏ. Trụ có 2 cánh đứng ở phía trước, rộng ra ở phía trên, 2 nướm ở dưới cặp răng ngắn. Hoa có môi trắng, các phần khác màu đo đỏ. Mùa hoa tháng 6 – tháng 7.

Hiện diện: Tam Đảo.

Phân bố: Đặc hữu Việt Nam.

Anoectochilus tridentatus
Anoectochilus tridentatus (Hình của Seidenfaden).

Trả lời

0988110300
chat-active-icon