Tên cây Lan 4 (Nguyễn Thiện Tịch – Lan Việt Nam – P7)

Tên cây Lan 4 (Nguyễn Thiện Tịch – Lan Việt Nam – P7)
Đánh giá

HỌ PHỤ III NEOTTIOIDEAE.

Tất cả đều là Địa Lan, có hoa nhỏ, mỏng manh, chóng tàn nên ít được nuôi trồng. Chúng có nhiều đồng danh vì các tác giả có nhiều ý kiến và những khác biệt về khái niệm của loài cũng như khó khăn khi so sánh các mẫu ở rải rác khắp nơi và sự mô tả không đầy đủ. Trừ vài ngoại lệ, thường chúng là những loài Lan rất hiếm vì đa số chúng đang trên đà tuyệt chủng trước sức tàn phá núi rừng của con người. Vì vậy việc sưu tầm và khảo cứu chúng là công việc khẩn cấp. Sự khảo cứu chúng sẽ đem lại những kết quả lý thú để hiểu biết về địa lý thực vật và chủng hệ phát sinh ở Họ Lan.

Ở Việt Nam, họ phụ này gồm các giống sau:

1a. Hoa đều –>……………………………. Sinorchis.

1b. Hoa không đều …………………………… 2.

2a. Bao phấn nghiêng, rễ thành bó trên căn hành rất ngắn –>…………………….. (Tông Epipactieae) 3.

2b. Bao phấn đứng ít nhiều, mỏ cũng đứng hay gần đứng –>…………………….. (Tông Neottieae) 4.

3a. Thân không lá ………………………………….. Aphyllorchis.

3b. Thân có lá –>…………………………………. Epipactis.

4a Gốc cây đứng với nhiều chùm rễ to khít nhau ……………………………… 5.

4b. Gốc cây bó như căn hành, rễ chỉ ở mắt, phần ngọn cây cong đứng lên và mang hoa ở đỉnh –>………………… (Tông phụ Goodyerinae) 9.

5a. Lá ở gốc, thân chỉ mang bẹ ……………………………….. 6.

5b. Lá dọc theo thân ……………………………………… 7.

6a. Hoa nhỏ, lộn ngược, xếp khít nhau theo đường xoắn ốc trên phát hoa –> (Tông phụ: Spiranthinae) –> ………………….. Spiranthes.

6b. Hoa lớn, không ngược, xếp đều mọi hướng quanh trục phát hoa -> (Tông phụ Cryptostylidinae)………………… Cryptostylis.

7a. Thân chỉ có 2 lá đối nhau –>………………………………… Listera.

7b. Thân nhiều lá ………………………………… 8.

8a. Hoa nhỏ hơn 15mm. Môi rộng ra ở đáy. Trụ ngắn hơn 2 lần chiều dài của bao phấn. Thân thường phân nhánh. Phát hoa không chia nhánh –>…………………………. Tropidia.

8b. Hoa lớn hơn 15mm. Môi rộng ra ở đỉnh. Trụ dài hơn 2 lần chiều dài của bao phấn. Thân không phân nhánh. Phát hoa chia nhánh –>…………… Corymborkis.

9a. Hoa lộn ngược …………………………………. 10.

9b. Hoa không ngược –>……………………………… Hetaeria.

10a. Môi có móng nhô ra giữa 2 lá đài, không mụt, không lông ………………………….. 11.

10b. Môi có lông ở trong hay có mụt u hoặc tuyến ở 2 bên gần đáy hay ở trong móng hoặc túi …………………………….12.

11a. Móng ngắn và dẹp. Đầu môi rộng ra hình tam giác nhọn, dĩa của môi không có chạm trổ –> …………………….. Erythrodes.

11b. Móng dài mảnh mai, đĩa của môi có 2 khối dẹp ở khoảng giữa và có sóng dày chạy ra đến lá đài. Môi có đốm hường –> ………………Herpysma.

12a. Môi có lông ở trong –> ……………………………Goodyera.

12b. Môi có một tuyến hay nhóm nhỏ những khối u ở 2 bên gần đáy hay ở trong móng ………………………… 13.

13a. Trụ và môi xoắn vặn –> ………………………. Ludisia.

13b. Môi không vặn, trụ hơi xoắn vặn hay không …………………………………… 14.

14a. Chót môi không rộng ra thành phiến, có 2 tuyến có cọng ở trong móng –>………………… Vrydagzynea.

14b. Chót môi rộng ra đột ngột thành 2 thùy …………………………………………… 15.

15a. Cán môi thường có rìa hay răng ở 2 bên mép …………………………………… 16.

15b. Cán môi không có mép như trên …………………………………………. 17.

16a. Cây có lá với gân nhiều dạng và có màu khác nhau –> …………………………….. Anoectochilus.

16b. Cây có lá thu giảm thành vảy –> Evrardianthe.

17a. Lá đài cạnh dính nhau phân nửa. Thùy môi thường có răng hay rìa rõ rệt –> ……………………………………. Cheirostylis.

17b. Lá đài rời nhau. Thùy môi không có răng hay rìa. Môi có cán ngắn, nướm không cọng. Vài hoa trên phát hoa –>……………………. Zeuxine,

SINORCHIS CHEN

Giống này do S. C. Chen đề nghị vào năm 1978 dựa trên một loài duy nhất Sinorchis simplex được thu hái ở Quảng Đông, Trung Quốc. Giống này rất gần giống Aphyllorchis nhưng khác biệt là các phiến hoa đều như nhau trong đó 2 cánh bên và cánh môi hoàn toàn giống nhau và nướm thì hầu như ở đỉnh. Đấy là 2 đặc điểm rất hiếm ở Họ Lan.

Ở Việt Nam, chúng tôi đã ghi nhận sự hiện diện của loài này ở Lâm Đồng.

Sinorchis simplex (Tang + Wang) S. C. Chen 1978: 82 – 85; Chen + Tang 1982: 55 – 56; Nguyễn Thiện Tịch 1998a: 8 – 14; – 1998c: 114 – 115.

Lan hoại sinh, cây cao cỡ 35 – 45cm, căn hành ở trong đất với nhiều vảy xếp khít nhau, mang rễ to mập. Phần đứng trên mặt đất có vảy xếp khít ở gần gốc rồi thưa dần lên bên trên; vảy màu nâu vàng, cao 1 – 2cm, dày, bọc thân. Thân có đốm tía, càng lên bên trên màu tía càng đậm và tận cùng là chùm hoa với trục hoa màu tím đen. Lá hoa xụ xuống, dài 1,2cm rộng 3mm. Hoa nhiều, thưa, nở kế tiếp từ dưới lên. Cọng và bầu noãn dài 2cm. 3 lá đài dày mập, gần bằng nhau. Lá đài sau dài 11mm rộng 5mm. 2 lá đài bên hơi nhỏ hơn, dài 9mm rộng 3,1mm màu nâu vàng, mặt ngoài sần sùi, mặt trong láng, cong lõm, hình xoan. 3 cánh hoa giống nhau về hình dạng và màu sắc, có 1 gân giữa to, lồi lên ở mặt ngoài, dài 10mm rộng 3,5mm, cũng có màu như lá đài nhưng mỏng hơn. Trụ ở giữa hoa, hơi cong về phía trước, cao 7mm, có góc cạnh và hơi to ra ở phía đỉnh, đỉnh lõm xuống, nướm nằm ngay ở đấy và được một nhụy đực với 2 bao phấn to đậy lên, tua nhụy dẹp, gắn ở mép sau trụ; phấn khối bầy nhầy.

Hiện diện: Đây là lần đầu tiên chúng tôi ghi nhận sự hiện diện của chúng ở Việt Nam qua mẫu vật của anh Trần Phi Hùng thu được ở khu rừng cạnh dốc đèo Sông Pha vào năm 1996

Phân bố: Trung Quốc.

Sinorchis simplex.
Sinorchis simplex.

APHYLLORCHIS BLUME.

Địa lan hoại sinh, căn hành đứng, ngắn, hơi nhỏ; rễ mập. Thân đứng không lá với phát hoa nhiều hoa. Lá đài và cánh hoa gần bằng nhau. Môi có đáy hẹp ngắn ở đấy nối với phiến có 3 thùy rõ rệt hay không. Bao phấn đứng ở sau trụ. Hai phấn khối dạng bột.

Giống này có khoảng 30 loài, ở Việt Nam có 2 loài, có thế phân biệt chúng như sau:

1a. Lá đài có đuôi, dài cỡ 3cm –>……………………… 1 A. evrardii.

1b. Lá đài không đuôi, dài 1 – 1,4cm –> ………………….. 2 A. montana.

1. Aphyllorchis evrardii Gagnep. 1931c: 680; – 1934: 578; Guillaumin 1958b: 463. Seidenf. 1975b: 8; – 1978a: 118; Bân + Huyên 1984: 195; Averyanov 1988f: 18; – 1990: 26; Seidenf 1992: 24; Phạm Hoàng Hộ 1993: 963; -1994: 737.

Cây hoại sinh không lá, cao 60 – 120cm. Rễ to cỡ 5mm. Thân lục có sọc tím, có vảy to ở gốc, dần dần hẹp ở phần trên thưa ra, dài 50 – 40mm, ở giữa và ở trên cùng hình mo nhọn và chuyển thành lá bắc. Phát hoa tận ngọn, cao 20cm, mang hoa rất thưa với các lá hoa dài 5 – 4cm có đuôi rất dài, màu lục với sọc tím. Lá đài sau thon có đuôi dài, dài 3cm rộng 0,6cm. Hai lá đài bên cũng tương tự, dài 3,5 – 4cm rộng 0,5cm, có 3 gân tim tím. Cánh hoa vàng, hình tam giác với đuôi dài, dài 2cm rộng 0,5cm ở phía đáy với 3 gân tim tím. Môi có hình lòng máng do một cái móng, dài 2,3cm. Móng có 2 tai nhỏ ôm lấy trụ, dài 0,5cm, hình nêm cho đến phiến; phiến hình tim có gai mũi, hình lòng máng, dài 1,7cm rộng 1cm ở gốc trải ra, có gân tím lộ rõ 2 băng khá dày, cách nhau bởi gân giữa, có khớp lay động ở móng. Trụ dài 0,3cm. Bao phấn dài 3mm, tà, có khớp phía sau, tạo ra cái nắp trên trụ, 2 phấn khối. Nướm được giới hạn bên trên bởi một cái gờ, bên dưới bởi một sừng nhỏ. Bầu noãn và cọng không vặn, không lông, dài 1,5 – 2,3cm.

Hiện diện: Lâm Đồng (Đà Lạt, Manlin, Langbian).

Phân bố: Thái Lan.

Aphyllorchis evrardii Hình của Seiden faden
Aphyllorchis evrardii (Hình của Seiden faden).

2. Aphyllorchis montana Reichenb. f. 1876: 57; Hook, f. 1890: 116; Seidenf. 1975b: 8; – 1978a: 122; Lang + Tsi 1976: 647; Liu + Su 1978: 878; Averyanov 1988 f: 19; – 1990: 26; Seidenf. 1992: 25; Phạm Hoàng Hộ 1993: 964; – 1994: 737;

Apatura montana Thwaites 1861: 301.

Aphyllorchis odoardii Reichenb. f. 1886c: 345.

Aphyllorchis prainii Hook. f. 1890: 117; Seidenf. + Smitin. 1959: 62; Holttum 1964: 102.

Aphyllorchis borneensis Schlechter 1906d: 299.

Aphyllorchis benguetensis Ames 1908: 49.

Aphyllorchis tanegashimensis Hayata 1911: 344.

Aphyllorchis unguiculata Rolfe ex Downie 1925: 415; Gagnep. 1934: 578; Seidenf. + Smitin 1959: 62.

Aphyllorchis purpurea Fukuyama 1934: 431.

Địa lan hoại sinh, không lá, cao 35 – 60cm. Thân có mắt khít nhau ở gốc, có vảy rất ngắn, 8 -15mm, thưa dần ra ở bên trên. Phát hoa tận ngọn, mang 6 – 10 hoa màu vàng nâu; lá bắc hình dải, hẹp nhọn, dài 5 – 10mm. Cọng và bầu noãn dài 18 – 20mm. Lá đài sau cong lõm vào trong, tròn dài, cao 8mm rộng 3mm. 2 lá đài bên cũng gần như vậy nhưng hơi hẹp hơn, có 1 gân chính. Môi dài 8,5mm rộng 5mm, hình lòng máng, 3 thùy: thùy bên hình tam giác, dựng lên, cao 2mm, rộng 1,5mm, thùy giữa hình xoan hẹp dần ở đỉnh, dài 7mm rộng 5mm. Trụ cao 7mm, hầu như thẳng. Phấn khối 2. Bầu noãn có 6 cạnh.

Hiện diện: Phan Rang (Cà Ná), Bà Rịa (Côn Đảo), Lâm Đồng (Đèo Sông Pha, Đèo Prenn, Đầm Ri).

Phân bố: Xơ ri Lan ca (Ceylon), Đông bắc Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Philippine, Malaysia, Borneo.

Aphyllorchis montana
Aphyllorchis montana.

 

EPIPACTIS ZINN.

Giống này gồm khoảng 25 – 30 loài. Ở Việt Nam chỉ mới ghi nhận một loài.

Epipactis atromarginata Seidenf. 1992: 22; Phạm Hoàng Hộ 1993: 737.

Epipactis flava auct. non Seidenf. Averyanov 1988c: 727; -1988f: 166; – 1990: 186; Phạm Hoàng Hộ 1994: 737.

Đây là loài mới tìm gặp mà Averyanov định danh là E. flava nhưng Seidenfaden đã xem xét mẫu của Averyanov thấy có sự khác biệt rõ rệt nên đã đề nghị loài mới.

Địa lan, căn hành nằm ngang dài khoảng 4cm cho đến đoạn thân. Gốc thân có nhiều chùm rễ dày, tương đối nhỏ. Cây cao 75 – 80cm. Lá ở 1/3 bên dưới kém phát triển, chỉ có bẹ lớn, phiến mau chóng héo tàn; ở khoảng giữa thân, lá phát triển lớn hơn, phiến thon nhọn có mũi, dài cỡ 12 – 14cm rộng cỡ 3cm, với 5 gân lớn và nhiều gân nhỏ song song, lá nhỏ dần khi lên cao. Hoa ở ngọn dài cỡ 7 – 10cm, có lông, khoảng cách giữa 2 hoa cỡ 2cm. Lá bắc cao 18mm, cuống có lông. Lá đài sau 12,5 x 3,5mm; lá đài bên 13 x 4mm, có lông ở mặt sau của 3 lá đài. Cánh hoa to 11 x 3,3mm. Lá đài và cánh hoa có màu trắng kem cho đến hơi lục nhạt, với mép lục lục tía đậm. Đáy môi hơi lõm vào, rộng 11mm khi căng ngang qua 2 thùy bên. Hai thùy bên đứng, không nhọn đỉnh, cao 4mm rộng 4,6mm ở đáy, hình tròn rộng, màu trắng cho đến màu vàng vàng với những sọc nâu dọc theo đường gân. Phần đầu môi xoan hẹp có một mụt cóc tròn dài ở’ trung tâm, mặt trên màu cam nâu nhạt, đỉnh trắng, mặt dưới trắng, rộng cỡ 3mm ở dưới quãng giữa, gắn vào phần đáy môi bởi một cổ thắt nhỏ hẹp, khá dày mập u lên về mặt trên khiến khi cắt ngang có dạng chữ
V rộng. Phần đáy môi có 1 – 2 mụt cóc, màu đỏ ở trung tâm. Trụ cao 5mm, trắng. Nắp rộng, dài gần 3mm, bóng láng, màu vàng chanh.

Hiện diện: Loài này gặp trên đá ven suối ở rừng Dakrong, Konplong, Kông Hà Nừng, Gia Lai – Kon Turn.

Phân bố: Loài đặc hữu của Việt Nam.

Epipactis atromarginata Hình của Seidenfaden
Epipactis atromarginata (Hình của Seidenfaden).

Trả lời

0988110300
chat-active-icon