Tế tân (Asarum sieboldii) – Những điều cần biết 2024

Tế tân (Asarum sieboldii)

Tế tân được biết đến là một loại cây thân thảo quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời trong y học cổ truyền và hiện đại. Nổi tiếng với vị cay nồng đặc trưng và các thành phần hóa học đa dạng, tế tân ngày càng được nhiều người ưa chuộng và ứng dụng trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Thông qua bài viết này, Codai.net sẽ đưa bạn khám phá sâu hơn về cây tế tân, từ nguồn gốc, đặc điểm đến những công dụng và cách sử dụng hiệu quả. 

Tế tân (Asarum sieboldii)
Tế tân (Asarum sieboldii)

Nguồn gốc và đặc điểm của tế tân

Nguồn gốc

  • Tên khoa học của cây: Asarum sieboldii
  • Thuộc họ: Mộc hương (Aristolochiaceae)
  • Phân bố: Phân bố tại một số tỉnh ở Trung Quốc như Chiết Giang, Tứ Xuyên, Hồ Bắc…
  • Tên gọi khác: Độc Diệp Thảo, Tế Thảo, Kim Bồn Thảo, Hoa Tế Tân, Tiểu Tân

Cây Tế Tân có tên khoa học là Asarum sieboldii, còn được biết đến với tên gọi khác như Hoa Tế Tân, Độc Diệp Thảo, Tiểu tân, Kim Bồn Thảo, Tế Thảo, là một loại cây thân thảo quý thuộc chi Asarum, họ Mộc Hương (Aristolochiaceae). Loài thảo dược này có nguồn gốc từ Trung Quốc, phổ biến ở một số tỉnh thành như Chiết Giang, Tứ Xuyên…

Theo ghi chép trong y học cổ truyền, tế tân đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước với nhiều tác dụng chữa bệnh quý báu, với tên gọi ban đầu là “Độc Diệp Thảo”. Hiện nay, loài cây này vẫn được xem là một loài thảo dược quý và được trồng rất nhiều trong các vườn thuốc.

Tế tân (Asarum sieboldii)
Nguồn gốc của cây tế tân

Đặc điểm hình thái

Cây tế tân là một loài thực vật có nhiều đặc điểm hình thái độc đáo. Từ thân rễ, lá, hoa cho đến quả và hạt, mỗi bộ phận của cây đều có những đặc điểm riêng biệt, tạo nên giá trị dược liệu và sinh thái đáng kể:

  • Thân rễ: Là bộ phân quan trọng nhất của cây, chứa nhiều hoạt chất quý giá và thường được sử dụng để làm thuốc. Thân rễ của loài thảo dược này thường mảnh, dài, mọc bò ngang, phân nhánh ở ngọn. Rễ thường phát triển từ thân rễ, chúng có màu trắng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm rất đặc trưng.
  • Lá: Lá có kích thước trung bình, với chiều dài khoảng 5-15 cm và chiều rộng khoảng 3-10 cm. Kích thước lá có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường và dinh dưỡng. Là của của loài thảo dược này thường có hình tim hoặc hình thận, với đầu lá nhọn. Mặt trên của lá có màu xanh đậm, bóng loáng, trong khi mặt dưới có màu nhạt hơn và được phủ bởi một lớp lông mịn. Lớp lông này giúp lá giảm bớt sự mất nước và bảo vệ khỏi sự tấn công của các loại côn trùng.
  • Hoa: Hoa có cấu trúc đơn giản, với ba cánh hoa nhỏ hình tam giác hoặc hình chuông, thường có màu tía thẫm
  • Quả:  Sau khi hoa tàn, cây tạo ra các quả nang nhỏ, hình cầu, có vị cay và mùi thơm đặc trưng
Đặc điểm hình thái
Đặc điểm hình thái

Đặc điểm sinh trưởng

Về điều kiện sinh trưởng, tế tân là một loài cây ưa bóng râm hoặc ánh sáng khuếch tán. Loài cây này thường phát triển tốt trong những khu vường râm mát, nơi mà ánh sáng mặt trời không trực tiếp chiếu vào. Loài thảo dược này cũng rất thích hợp với môi trường ẩm ướt, đất tơi xốp và có dinh dưỡng cao. Độ ẩm đất và không khí cao giúp cây phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh. Ngoài ra, loài cây này cũng ưa khí hậu mát mẻ, không thích hợp với nhiệt độ quá cao trên 30°C trong thời gian dài.

Về thời điểm thu hoạch, rễ của loài cây này thường sẽ được thu hoạch vào cuối mùa hè, đầu mùa thu, trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 8.

Đặc điểm sinh trưởng
Đặc điểm sinh trưởng

Thành phần hóa học và cách cách bào chế

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của cây tế tân rất đa dạng và phong phú, không chỉ tạo nên các đặc tính dược lý quan trọng mà còn góp phần vào việc sử dụng cây trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền. Việc nghiên cứu và hiểu rõ các thành phần hóa học của cây sẽ giúp chúng ta khai thác tối đa các tác dụng dược lý, đồng thời đảm bảo an toàn tỏng quá tình sử dụng

Theo một số nghiên cứu, tinh dầu là thành phần quan trọng nhất trong cây, chiếm khoảng 2,75% tổng khối lượng. Tinh dầu của cây tế tân có nhiều tác dụng sinh học, bao gồm kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau. Thành phần chính của tinh dầu bao gồm:

  • Dầu thông: Là một trong những thành phần chính của tinh dầu tế tân, dầu thông có mùi thơm dễ chịu và có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, và làm dịu đau. Dầu thông cũng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hương liệu và mỹ phẩm.
  • Metyl đinh hương (Methyl Eugenol): Đây là một hợp chất hữu cơ tự nhiên có trong tinh dầu. Metyl đinh hương có mùi thơm đặc trưng và có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm và kháng viêm. Nó cũng có tác dụng gây tê nhẹ, giúp giảm đau hiệu quả.
  • Hợp chất Phenolic: Phenolic là một nhóm các hợp chất hóa học có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Trong cây, các hợp chất phenolic đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa các bệnh mãn tính. 
  • Hợp chất xeton: Xeton là một nhóm các hợp chất hữu cơ có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm. Trong cây loại dược liệu này, hợp chất xeton góp phần quan trọng trong các tác dụng dược lý của cây. 
  • Axit hữu cơ và nhựa: Axit hữu cơ và nhựa là các thành phần khác của cây tế tân, góp phần tạo nên hương vị và mùi thơm đặc trưng của cây. Các axit hữu cơ này có tác dụng bảo vệ gan, tăng cường miễn dịch và chống viêm. Nhựa của cây cũng có tác dụng kháng khuẩn và bảo vệ da.

Cách cách bào chế

Cây tế tân là một thảo dược quý với nhiều phương pháp bào chế khác nhau để tối đa hóa các tác dụng chữa bệnh của nó. Việc lựa chọn phương pháp bào chế phù hợp không chỉ giúp bảo quản tốt dược liệu mà còn đảm bảo hiệu quả sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền. Dưới đây là hai cách bào chế theo y học Trung Quốc và Việt Nam.

Phương pháp bào chế theo y học Trung Quốc

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, việc bào chế dược liệu đóng vai trò rất quan trọng để tối đa hóa công dụng chữa bệnh. Với cây tế tân, quy trình bào chế thường bao gồm các bước sau:

  • Cắt bỏ đầu cuống: Cây sau khi được thu hoạch sẽ được đem về rửa sạch, sau đó cắt bỏ phần cuống để loại bỏ các phần không cần thiết.
  • Vo với nước gạo: Sau khi cắt bỏ đầu cuống, phần còn lại sẽ được vo gạo cùng với nước qua đêm. Việc vo gạo giúp loại bỏ các tạp chất và giảm độ đắng của dược liệu, làm cho nó dễ sử dụng hơn.
  • Phơi khô: Cuối cùng, sau khi được chế biến, phần rễ sẽ được phơi khô. Quá trình phơi khô cần được thực hiện ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để giữ nguyên các hoạt chất quan trọng.
Tế tân (Asarum sieboldii)
Bào chế theo y học Trung Quốc

Phương pháp bào chế theo kinh nghiệm Việt Nam

Kinh nghiệm dân gian Việt Nam cũng có những cách bào chế riêng biệt để tận dụng tối đa công dụng của loài thảo dược này. Quy trình này thường đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao trong điều trị. Các bước bao gồm:

  • Rửa sạch: Rễ cây sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
  • Cắt khúc ngắn: Sau khi rửa sạch, rễ cây được cắt thành các khúc ngắn, khoảng 2-3 cm. Việc cắt khúc ngắn giúp dược liệu dễ phơi và bảo quản.
  • Phơi trong bóng râm: Tế tân sau khi cắt khúc sẽ được phơi trong bóng râm, không ngâm nước. Phơi trong bóng râm giúp giữ nguyên các hoạt chất và tránh tình trạng dược liệu bị hư hỏng do ánh nắng mạnh.
  • Xay nhỏ hoặc ngân với rượu trắng: Một cách bào chế khác là xay nhỏ tế tân và ngâm với rượu trắng. Cách này thường được sử dụng để tạo thành dung dịch xoa bóp, giúp giảm đau hoặc chấm vào chỗ đau răng. Quá trình ngâm với rượu trắng giúp chiết xuất các hoạt chất có trong cây một cách hiệu quả.
Tế tân (Asarum sieboldii)
Bào chế theo kinh nghiệm Việt Nam

Khi thực hiện bào chế loại thảo dược trên, bạn cũng cần lưu ý: 

  • Lựa chọn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, không bị mốc, hư hỏng.
  • Nên tuân thủ đúng quy trình bào chế để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng.
  • Sử dụng dụng cụ chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
  • Sau khi bao chế, hãy bảo quản tế tân nơi khô ráo, thoáng mát để tránh việc dược liệu này bị ẩm mốc

Công dụng của tế tân

Cây Tế Tân là một vị thuốc quý giá trong y học cổ truyền và hiện đại. Nhờ sở hữu nhiều thành phần có lợi, loài thảo dược này được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Theo y học cổ truyền

  • Điều trị các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, ho: Tế tân được biết đến với khả năng điều trị các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng, ho và viêm phế quản. Tinh dầu trong loài thảo dược này có tác dụng làm loãng đờm, giúp dễ thở và giảm triệu chứng khó chịu ở đường hô hấp. Ngoài ra, loài cây này còn được sử dụng để làm ấm cơ thể và giảm triệu chứng cảm lạnh, nhờ vào tính chất cay nóng của nó.
  • Điều trị các bệnh về khớp: Từ lâu, trong y học cổ truyền, loài thảo dược này đã được ứng dụng để giúp cải thiện các tình trạng đau nhức khớp, phong thấp. Các thành phần như metyl đinh hương và phenolic giúp giảm viêm và đau do nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Điều trị các bệnh khác như nhức đầu do lạnh, đau răng: Tế Tân có tác dụng giảm đau, sát khuẩn, giúp giảm đau răng, sưng nướu. Ngoài ra, do có tính ấm và vị cay nồng, loài thảo dược này cũng giúp tình trạng nhức đầu do lạnh một cách hiệu quả.
Ứng dụng tế tân trong y học cổ truyền
Ứng dụng tế tân trong y học cổ truyền

Theo y học hiện đại

  • Kháng khuẩn: Tế tân chứa các hợp chất có tính kháng khuẩn mạnh, giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng loài cây này có có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh
  • Giảm đau: Dược liệu điều chế từ loài cây này có thể sử dụng để gây tê tức thời, từ đó có thể hỗ trợ giảm đau, đặc biệt là trong điều trị đau nhức do viêm khớp và các bệnh liên quan đến viêm nhiễm. Các hợp chất trong cây có tác dụng kháng viêm tự nhiên, giúp làm dịu các vùng bị viêm và làm giảm đau hiệu quả.
  • Hạ nhiệt: Tế tân có tính ấm, có khả năng kích thích lưu thông máu và giúp hạ sốt hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu từ loài thảo dược này có khả năng làm giảm nhiệt độ cơ thể và giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại sức khoẻ sau khi bị sốt.
Ứng dụng trong y học hiện đại
Ứng dụng trong y học hiện đại

Các bài thuốc trị bệnh từ tế tân

  • Trị ngoại cảm phong hàn: Bài thuốc “ma hoàng phụ tử tế tân thang” gồm 4g tế tân, 8g phụ tử và 4g ma hoàng. Bài thuốc này thích hợp cho bệnh nhân dương hư bị ngoại cảm phong hàn, có triệu chứng mạch trầm và ớn lạnh.
  • Trị đau răng: Bài thuốc “định thống tán” gồm 4g tế tân,  4g nhũ hương, 4g bạch chỉ và 2g xuyên ô được tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng, bạn có thể rắc 1-2g vào chỗ đau, liều dượng trong ngày ngày khoảng 3-4 lần. Trong trường hợp bị bị đau răng kèm sưng lợi, bạn có thể sử dụng 4g tế tân kết hợp với 40g thạch cao sống, rồi đem sắc uống.
  • Trị lở miệng: Lấy một lượng bằng nhau của tế tân và tán thành bột mịn và bôi vào vị trí bị lở.
  • Trị sưng lợi và hôi miệng: Ngậm nước sắc đặc của tế tân trong miệng khi nước còn ấm để giảm hôi miệng và sưng lợi.
  • Trị đau nhức các khớp: Bài thuốc gồm 4g tế tân, 12g xuyên khung, 12g tần giao,  và 4g cam thảo, đem sắc nước uống.
  • Trị ho nhiều đờm loãng: Áp dụng bài thuốc “linh cam ngũ vị khương tân thang” gồm 4g tế tân, 6g can khương, 4g cam thảo, 12g phục linh, 4g ngũ vị tử, đem sắc uống. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng bài thuốc “tiểu thanh long thang” gồm 6g tế tân, 6g chích thảo, 12g bạch thược, 8g quế chi, 6g ngũ vị tử 8g can khương, 8g ma hoàng, 8g bán hạ, đem sắc uống.
  • Trị đau đầu do phong hàn: Áp dụng bài thuốc “xuyên khung trà điều tán” gồm 4-6g tế tân, 8-12g bạch chỉ, 8-16g kinh giới, 20-32g bạc hà, 6-8g khương hoạt, 4-6g cam thảo, 6-8g phòng phong, 8g xuyên khung, đem sắc uống.
  • Trị đau khớp do phong hàn thấp ngưng trệ: Sử dụng thuốc “độc hoạt tang ký sinh thang” gồm 4g tế tân, 4g cam thảo, 12g bạch thược, 12g sinh địa, 12g phục linh, 12g tang ký sinh, 4g nhân sâm, 12g đương quy, 8g độc hoạt, 6g xuyên khung, 12g tần giao, 12g đỗ trọng, 8g ngưu tất, 8g phòng phong, 4g nhục quế, đem sắc uống.
  • Trị đau toàn thân: Sử dụng bài thuốc “cửu vị khương hoạt thang” gồm 2g tế tân, 6g phòng phong, 4g xuyên khung, 4g bạch chỉ,  4g cam thảo, , 4g sinh địa,, 4g hoàng cầm, 6g thương truật và 6g khương hoạt, đem sắc uống.
  • Trị bất tỉnh hoặc nghẹt mũi do phong tà: Lấy một ít bột tế tân thổi vào mũi để giảm nghẹt mũi hoặc bất tỉnh.
Các bài thuốc trị bệnh
Các bài thuốc trị bệnh

Lưu ý khi sử dụng tế tân

Tế tân là một loại dược liệu có nhiều công dụng đặc biệt, tuy nhiên khi sử dụng, bạn cũng cần hiểu rõ về các tác dụng phụ có thể xảy ra và cách thức sử dụng an toàn, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe và tăng hiệu quả điều trị khi áp dụng cây thuốc này. Một số lưu ý bạn cần hết sức lưu tâm:

  • Không kết hợp tế tân với lê lô: hai loại dược liệu này đều có tính nóng, khi dùng cùng nhau có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn hoặc làm gia tăng tác dụng nóng của cả hai.
  • Dùng tế tân với lượng ít đối với bệnh nhân khí huyết kém: Bệnh nhân có khí huyết kém thường dễ bị các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi. Việc sử dụng loại dược liệu này nên theo chỉ định của thầy thuốc và với liều lượng nhỏ để tránh tác dụng phụ.
  • Không nên sử dụng cho người bị ho khan, ho lao có triệu chứng âm hư: Loài cây này có thể rất hữu dụng với các bệnh nhân ho có đờm, tuy nhiên, ho khan, ho lao có liên quan đến chứng âm hư, tức là bệnh nhân có thiếu ẩm, thiếu nước trong cơ thể. Loài thảo dược này có tính nóng, sử dụng trong trường hợp này có thể làm tăng thêm triệu chứng ho khan và không tốt cho bệnh nhân.
  • Người có bệnh thận nên lưu ý khi sử dụng: Bệnh nhân có vấn đề về thận, đặc biệt là những bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến thận nên cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng tế tân. Việc sử dụng không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe của người bệnh.
  • Cảnh báo về việc sử dụng quá liều: Sử dụng quá liều tế tân có thể dẫn đến các tác dụng phụ như gây tê ở họng và lưỡi, cảm giác tức ngực. Điều này có thể xảy ra khi người dùng không tuân thủ liều lượng đề ra hoặc dùng quá liều so với chỉ định của bác sĩ.

Mặc dù có rất nhiều công dụng, nhưng khi sử dụng tế tân tỏng bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Cách trồng và chăm sóc tế tân

Cách trồng

  • Chọn giống: Có thể sử dụng hạt hoặc cây con để trồng. Hạt có thể mua ở các cửa hàng bán thuốc Đông y hoặc tự thu hoạch từ cây trưởng thành. Cây con có thể mua ở các vườn ươm hoặc tự ươm từ hạt.
  • Đất trồng: Đất trồng cây tế tân cần giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt. Đất mùn hoặc đất thịt nhẹ pha cát là loại đất lý tưởng cho cây tế tân. Đất phải có độ pH từ 5.5 đến 6.5, tức là hơi chua đến trung tính.
  • Vị trí trồng: Nên chọn nơi có bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp
  • Cách gieo hạt: Gieo hạt trực tiếp vào đất hoặc gieo vào khay ươm, sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên hạt, tưới nước giữ ẩm cho hạt. Nếu lựa chọn cây giống thì trồng cây con vào hố và lấp đất xung quanh gốc cây, sau đó tưới nước.
Cách trồng và chăm sóc
Cách trồng và chăm sóc

Chăm sóc

  • Tưới nước: Cây tế tân cần lượng nước vừa phải, đặc biệt trong giai đoạn cây con và mùa sinh trưởng mạnh. Tưới nước nên được thực hiện vào buổi sáng hoặc chiều mát, tránh tưới vào buổi trưa nắng nóng.
  • Bón phân: Cây tế tân cần được bón phân đều đặn để cung cấp đủ dinh dưỡng. Phân hữu cơ hoai mục hoặc phân chuồng được ưa chuộng vì chúng cung cấp nhiều dinh dưỡng mà không gây ô nhiễm môi trường. Phân bón nên được bổ sung khoảng 1-2 lần mỗi tháng trong mùa sinh trưởng.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Cây tế tân ít bị sâu bệnh tấn công, nhưng cần lưu ý phòng trừ một số loại nấm gây bệnh rễ và lá. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và đảm bảo vệ sinh vườn trồng là các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cây.

Lời kết

Tế tân là một thảo dược quý với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Với các đặc tính kháng khuẩn, giảm đau, hạ nhiệt, tế tân chắc chắn là một lựa chọn tuyệt vời trong việc chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được lợi ích tốt nhất và tránh những rủi ro không mong muốn, bạn cần tham khảo hướng dẫn từ bác sĩ. Hy vọng với bài viết trên, Codai.net đã giúp bạn có được những kiến thức tổng quan nhất về tế tân. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo để mở rộng kiến thức về các loài thảo dược khác nhé!

0988110300
chat-active-icon