Hoa Quỳnh nở được tin tưởng là sẽ đem may mắn và hạnh phúc đến cho người trồng..
Trước đây ở nước ta trong các tác phẩm văn chương một loài hoa đã được đề cập đến như một huyền thoại dành cho giới thượng lưu và tao nhân mặc khách thưởng lãm. Vì sự quý hiếm và chăm sóc rất công phu. Bởi thứ hoa nầy mỗi năm chỉ nở một lần vào dịp cuối năm và đúng nửa đêm. Do đó rất ít người trong chúng ta có duyên được ngắm loài hoa từng được ca ngợi nầy, đó chính là Hoa Quỳnh.
Theo truyền thuyết của Trung Quốc, vào thời nhà Tùy (Dương Quảng 605 – 617) tại Dương Châu, hoàng đế lúc bấy giờ là Tùy Dạng Đế, một hoàng đế nổi danh là hôn quân vô đạo, ăn chơi trác táng. Vào một đêm, vưa đã nằm mơ thấy một cây lạ trổ bông rất đẹp. Cùng lúc ấy, ở Lạc Dương thành, ở một ngôi chùa cổ kính vào giữa canh ba đột nhiên ngoài cửa chùa ánh sáng rực lên như lửa cháy, như sao trên trời sa xuống, tỏa ra thứ hương thơm lạ lùng, khiến dân chúng tò mò đến xem. Người ta thấy ở gần giếng nước trong sân chùa đột nhiên mọc lên cây bông lạ, trên ngọn nở một bông hoa ngũ sắc với 18 cánh lớn ở phía trên, 24 cánh nhỏ ở phía dưới, bông hoa đó tỏa ra thứ hương thơm ngào ngạt, lan xa ngàn dặm. Dân chúng quanh vùng bèn đặt tên loài hoa lạ này là hoa Quỳnh.
Sau đó lời đồn đãi về sự xuất hiện của hoa Quỳnh nhanh chóng lan xa và đến tai Tùy Dạng Đế, cảm thấy lời đồn đãi ứng với giấc mộng của mình nên Vua yết bảng bố cáo: “Vua trọng thưởng cho ai vẽ được tranh hoa Quỳnh cho vua”. Sau cùng có một họa sĩ đã dâng lên cho vua một bức họa như ý. Tùy Dạng Đế ngắm nhìn bức tranh hoa Quỳnh đẹp mắt, sống động như thật nên liền quyết định đích thân đến Dương Châu để thưởng ngoạn hoa Quỳnh.
Tháp tùng Tùy Dạng Đế trong chuyến đi này có đầy đủ bá quan văn võ triều thần. Vì để thuận tiện di chuyển với số lượng người đông như vậy đến Dương Châu, Tùy Dạng Đế đã ban lệnh cho đào một dòng kênh khiến bao nhân dân lao động phải chịu vất vả, hàng ngàn người đã phải bỏ mình để phục vụ cho sở thích phù phiếm này của tên hôn quân. Kênh được đào đủ rộng và đủ sâu cho thuyền rồng có thể di chuyển. Hai bên bờ kênh được trồng lệ liễu, mỗi cây cách nhau 10 mét. Kênh đào xong, một buổi lễ khánh hành được cử hành long trọng, đoàn thuyền bắt đầu khời hành. Không chỉ văn võ bá quan, đoàn thuyền của Tùy Dạng Đế còn có cả nghìn cung nữ xiêm y rực rỡ, mặt hoa da phấn. Thuyền rồng được buộc bằng các dải lụa dùng để kéo đi, Hoàng Đế ngồi trên mui rồng vừa uống rượi nghe đàn hát vừa ngắm cảnh Giang Nam cùng đàn cung nữ tuyệt thế giai nhân. Hoàng Đế vừa ý nàng nào thì cho vời vào hầu ngay.
Chuyến tuần du của Tùy Dạng Đế vô cùng xa xỉ, hao tốn vô cùng nhiều công quỹ triều đình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giang sơn nhà Tùy lúc bấy giờ lâm vào tình cảnh đói nghèo, loạn lạc xảy ra khắp nơi dẫn đến nhà Tùy sụp đổ, nhà Đường được thành lập. Trong đám quan quân hộ giá Tùy Dạng Đế có cha con Lý Uyên. Sau 90 trên thuyền, đoàn xa giá đã đến được đất Dương Châu. Thuyền vừa cập bến, Lý Thế Dân, con trai của Lý Uyên, phương danh là cùng bằng hữu rủ nhau lén lút đi xem hoa ngay trong đêm vì sợ sáng hôm sau triều thần cùng đi đông thì lớp trẻ khó mà chen được vào vườn hoa. Tận mắt nhìn thấy những cánh hoa trắng muốt cong cong, nhụy hoa lại được điểm xuyết bằng màu vàng rực rỡ, hoa tỏa ra hương thơm ngọt ngào. Dưới ánh trăng sáng vằng vặc, hoa đẹp vô cùng! Vừa xem xong thì có một cơn mưa rào tới làm rụng hết hoa.
Sáng hôm sau, Hoàng đến xem hoa thì chỉ còn thấy trơ trọi cánh hoa úa rũ, tan tác!… Vua tức giận, tiếc công nghìn dặm nhưng không được xem hoa, ra lệnh nhổ bỏ, vứt đi! Từ đó hoa Quỳnh chỉ nở về đêm cho những ai có lòng lân ái: “Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”.