Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis) là một loại thảo dược quý hiếm được tìm thấy ở dãy núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Loại sâm này được mệnh danh là “vua của các loại sâm” bởi những giá trị dinh dưỡng và dược tính vượt trội. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về Sâm Ngọc Linh, bao gồm nguồn gốc, đặc điểm, thành phần…
Loài nhân sâm tốt nhất thế giới
Sâm Ngọc Linh là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của Sâm Ngọc Linh chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hoa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi sâm Triều Tiên được biết đến có khoảng 25 saponin.
Qua nhiều kết quả nghiên cứu, saponin của sâm Ngọc Linh đã được kéo dài lên tổng cộng 52 loại.
Như vậy, sâm Ngọc Linh Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất. Khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường. Với giá càng cao, thậm chí cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần.
Nguồn gốc sâm Ngọc Linh
Lịch sử phát hiện
Trước khi được tìm thấy và được đặt tên khoa học, Sâm Ngọc Linh đã được các đồng bào dân tộc thiểu số Trung Trung Bộ Việt Nam. Đặc biệt là dân tộc Xê Đăng, sử dụng như một loại củ rừng. Mà họ gọi là củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu. Loài cây này chữa nhiều loại bệnh theo các phương thuốc cổ truyền.
Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Kon Tum đã lưu truyền về một loại củ quý hiếm trên núi Ngọc Linh. Có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, và do nhu cầu của kháng chiến. Đã khiến ngành dược khu Trung Trung Bộ quyết phải tìm ra cây sâm tại miền Trung.
Nguồn gốc của Sâm Ngọc Linh
Qúa trình tìm kiếm
Dựa trên những thông tin được lưu truyền. Năm 1973, Khu Y tế Trung Trung bộ cử một tổ 4 cán bộ do dược sĩ Đào Kim Long làm trưởng đoàn đi điều tra về cây sâm theo hướng chân núi Ngọc Linh.
Ngày 19 tháng 3 năm 1973, trên độ cao 1800 mét so với mặt nước biển đoàn dã phát hiện hai cây sâm đầu tiên. Ngay buổi chiều cùng ngày, đoàn đã phát hiện một vùng sâm rộng lớn thuộc phía Tây núi Ngọc Linh.
Sau 15 ngày nghiên cứu toàn diện về hình thái, sinh thái, quần thể… Dược sĩ Đào Kim Long đã xác định núi Ngọc Linh là quê hương của cây sâm mới. Đặc biệt quý hiếm, chưa từng xuất hiện tại bất cứ nơi nào trên thế giới.
Dược sĩ Đào Kim Long đã đặt tên khoa học của cây sâm Ngọc Linh là Panax articulatus KL Dao. Để giữ bí mật trong kháng chiến, sâm Ngọc Linh được gọi tắt là Sâm K5. Hay Panax articulatus Kim Long Đào theo tên người phát hiện ra nó.
Đặc điểm
Sâm Ngọc Linh được phát hiện ở độ cao từ 1200m trở lên. Tuy nhiên cũng có tài liệu cho rằng loài sâm này chỉ mọc ở độ cao từ 1700 đến 2600 mét dưới tán rừng già. Hiện tại, cho tới nay cũng mới chỉ có hai tỉnh là Kon Tum và Quảng Nam có loại sâm này.
Sâm mọc tập trung dưới chân núi Ngọc Linh, do đó còn có tên gọi là sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, với những nghiên cứu mới nhất, cây sâm này còn mọc cả ở núi Ngọc Lum Heo thuộc tỉnh Quảng Nam. Đỉnh núi Ngọc Am thuộc Quảng Nam và Đắc Giây thuộc Kon Tum. Ngoài ra, núi Langbian ở tỉnh Lâm Đồng cũng rất có thể có loại sâm này.
Đặc điểm về hình dáng
Sâm Ngọc Linh có dạng thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, đường kính thân khoảng 4 – 8mm. Thường tàn lụi hàng năm tuy thỉnh thoảng cũng tồn tại một vài thân trong vài năm. Thân rễ có đường kính từ 1 – 2cm. Mọc bò ngang như củ hoàng tinh trên hoặc dưới mặt đất độ 1 – 3cm, mang nhiều rễ nhánh và củ.
Các thân mang lá. Tương ứng với mỗi thân mang lá là một đốt dài khoảng 0.5 – 0.7cm. Tuy sâm chỉ có một lá duy nhất không rụng suốt từ năm thứ 1 đến năm thứ 3. Và duy chỉ từ năm thứ 4 trở đi mới có thêm 2 – 3 lá. Trên đỉnh của thân mang lá là lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3 – 5 nhánh lá. Cuống lá kép dài 6 – 12mm, mang 5 lá chét. Lá chét phiến hình bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn, lá có lông ở cả hai mặt.
Đặc điểm về hoa, cuốn
Cây 4 – 5 năm tuổi có hoa hình tán đơn mọc dưới các lá thẳng với thân. Cuống tán hoa dài 10 – 20 cm. Có thể kèm 1 – 4 tán phụ hay một hoa riêng lẻ ở phía dưới tán chính. Mỗi tán có 60 – 100 hoa, cuống hoa ngắn 1 – 1.5 cm. Lá đài 5, cánh hoa 5, màu vàng nhạt. Nhị 5, bầu 1 ô với 1 vòi nhụy.
Quả sâm mọc tập trung ở trung tâm của tán lá, dài 0.8 – 1cm và rộng khoảng 0.5 – 0.6 cm. Sau hai tháng bắt đầu chuyển từ màu xanh đến xanh thẫm, vàng lục. Khi chín ngả màu đỏ cam với một chấm đen không đều ở đỉnh quả. Mỗi quả chứa một hạt, một số quả lại chứa 2 hạt và số quả trên cây bình quân có khoảng 10 đến 30 quả.
Sâm mọc dưới tán rừng ẩm, nhiều mùn, thích hợp với nhiệt độ ban ngày từ 20% – 25%, ban đếm 15 – 18 độ C. Sâm Ngọc Linh có thể sống rất lâu, thậm chí trên 100 năm, sinh trưởng khá chậm. Bộ phận dùng làm thuộc chủ yếu là thân rễ, củ và ngoài ra cũng có thể dùng lá Sâm Ngọc Linh và rễ con.
Đặc điểm của Sâm Ngọc Linh
Giai đoạn phát triển
Thường vào đầu tháng 1 hàng năm, sâm xuát hiện chồi mới sau mùa ngủ đông. Thân khí sinh lớn dần lên thành cây sâm trưởng thành có 1 tán hoa. Từ tháng 4 đến tháng 6, cây nở hoa và kết quả. Tháng 7 quả bắt đầu chín và kéo dài đến tháng 9.
Cuối tháng 10, phần thân khí sinh tàn lụi dần, lá rụng, để lại một vết sẹo ở đầu củ sâm. Và cây bắt đầu giai đoạn ngủ đông hết tháng 12. Người ta thường căn cứ vào vết sẹo trên đầu củ mỗi mùa đông đến để có thể nhận biết cây sâm này bao nhiêu tuổi. Phải ít nhất 3 năm tuổi tức trên củ có một sẹo (sau 3 năm đầu sâm chỉ rụng một lá) mới có thể khai thác. Khuyến cáo là trên 5 năm tuổi. Mùa đông cũng là mùa thu hoạch tốt nhất phần thân rễ của sâm.
Thành phần
Theo đánh giá của Nguyễn Minh Đức, Võ Duy Huấn trong năm 1994 thì từ sâm Ngọc Linh đã chiết được 50 hợp chất. Xác định cấu trúc hóa học cho thấy 26 hợp chất có cấu trúc đã biết (thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật). Và 24 saponin pammaran có cấu trúc mới không bắt gặp tại các loại sâm khác trên thế giới.
Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu sapinin triterpen. Nhưng cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao nhất (khoảng 12 – 15%). Và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax. Ngoài ra trong sâm Ngọc Linh còn có 14 axit béo, 16 axit amin (trong đó có 8 axit amin không thay thế được). Và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng.
Mới đây nhất đã bổ sung thêm danh sách saponin và axit amin dài hơn nữa. Về mặt hóa học, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh hiện nay (2007) đã phân được 52 saponin. Trong đó 26 saponin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật.
Trong lá và cọng đã phân lập được 19 saponin pammaran. Trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới. Đã xác định được trong sâm Ngọc Linh 17 axitamin, có chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0.1%.
Bộ phận sử dụng, thu hoạch và bào chế
Cây Sâm Ngọc Linh có thể sống rất lâu, thậm chí có những cây trên 100 năm tuổi và sinh trưởng khá chậm.
Chỉ những cây sâm trên 3 năm tuổi, nhất là những cây 7 – 8 năm tuổi thì mới được khai thác và có giá trị. Bộ phận sử dụng chủ yếu là thân rễ và củ, cũng có thể dùng cả rễ con và lá sâm Ngọc Linh.
Vào mùa đông, người dân thu hoạch cây sâm, đem về rửa sạch sẽ đất và phơi cho đến khi khô. Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nguồn nước có thể dây ẩm mốc.
Ngoài ra, do giá củ sâm đắt đỏ nên nhiều người dân còn thu hoạch lá sâm vào đầu tháng 8 để bán làm dược liệu.
Sâm Ngọc Linh
Công dụng của Sâm Ngọc Linh
Nhờ những thành phần dưỡng chất quý hiếm này mà cây sâm Ngọc Linh được kết luận bổ dưỡng toàn thân cho người sử dụng, có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe người dùng.
Trước khi có những nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng của sâm Ngọc Linh. Sâm đã được các dân tộc thiểu số Việt Nam. Dùng như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương. Làm thuốc bổ, sốt rét, đau bụng, phù thũng.
Công dụng phổ biến
Người ta dùng sâm với những mục đích sau:
Giảm đau, kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị viêm phế quả, hen suyễn: Sâm có tác dụng kháng viêm kháng khuẩn, đặc biệt với khuẩn Streptococcus. Nhờ đó giúp làm dịu nhanh các cơn ho, giảm đau họng, giúp người bệnh dễ thở, long đờm, ngăn ngừa tái phát cơn hen suyễn.
Chống trầm cảm, hết lo âu, giảm stress. Thành phần Majonoside – R2 hỗ trợ phục hồi rối loạn chức năng do stress, đồng thời giải tỏa căng thẳng và có tác dụng chống trầm cảm, chữa suy nhược thần kinh, tốt cho hệ thần kinh.
Bồi bổ cơ thể: Chữa suy nhược cơ thể, bổ sung dưỡng chất, nguyên tố vi lượng. Khoáng chất cần thiết, kích thích ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc. Đồng thời giúp kích thích chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Làm chậm quá trình lão hóa. Dùng sâm mỗi ngày sẽ giúp da dẻ đẹp, tóc xanh, trẻ đẹp.
Chữa thiếu mau, bổ máu huyết: Kích thích cơ thể tăng tạo tế bào hồng cầu, tiểu cầu, nhờ đó giúp bổ máu, chữa thiếu máu và bệnh suy tiểu cầu.
Tăng cường trí nhớ và khả năng vận động linh hoạt, hỗ trợ hệ thần kinh: thích hợp với người cao tuổi để hạn chế tình trạng hay quên, trí nhó kém, ngăn ngừa bệnh lẫn tuổi già.
Điều hòa huyết áp, tăng huyết áp cho người bị tụt huyết áp do mất máu, điều hòa tim mạch, trị rối loạn nhịp tim. Ở liều cao có tác dụng giảm cholesterol xấu, giảm lipid toàn phần. Tăng hàm lượng cholesterol tốt ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Giảm đường huyết, hợp lực với các loại thuốc kháng sinh giúp hỗ trợ chữa tiểu đường rất tốt.
Phòng chống, hỗ trợ bệnh nhân ung thư: giảm đau tốt hơn. Ức chế sự phát triển của các khối u nhú, tiêu tan tế bào lạ.
Có tác dụng khác: chữa sốt rét, cầm máu vết thương, phục hồi vết thương. Chữa bệnh đường tiêu hóa…
Cách dùng hiệu quả và đúng nhất
Sâm Ngọc Linh được bán với giá không hề rẻ và không phải ai cũng có điều kiện để sử dụng loại sâm này. Chính vì thế, nhiều người rất quan tâm dùng sâm như thế nào cho đúng cách, có hiệu quả và không lãng phí.
Dưới đây là những cách sử dụng sâm Ngọc Linh tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.
Ngậm trực tiếp
Đây là cách dùng đơn giản và thuận tiện nhất, bạn có thể dùng sâm tươi hoặc sâm khô theo cách sau:
Đầu tiên, với sâm tươi, rửa sạch sẽ sau đó cắt một lát mỏng. Với sâm khô cũng dùng một lát mỏng.
Sau đó, ngậm trực tiếp sâm trong miệng cho đến khi tan hoàn toàn.
Cách này thích hợp với người bị ốm, bệnh tật lâu ngày, người mệt mỏi, kém ăn. Người mắc bệnh hen suyễn, hô hấp kém, thở khó khăn.
Lưu ý: Củ sâm tươi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh chỉ dùng trong 2 đến 3 ngày.
Ngâm rượu
Hầu hết khi mua về, sâm Ngọc Linh thường được đem đi ngâm với rượu. Đây là loại rượu thuốc quý, cực kỳ thích hợp với nam giới để bồi bổ sức khỏe, tăng cường chức năng sinh lý, mạnh gân cốt, phòng ngừa và hỗ trợ bệnh tật hiệu quả.
Cách ngâm rượu đúng cách như sau:
Đầu tiêu, sử dụng 100g sâm khô (hoặc 500g sâm tươi), sơ chế sạch sẽ.
Sau khi sơ chế sâm, ngâm dược liệu cùng với 2 – 3 lít rượu trắng ngon 50 độ trong bình thủy tinh, sau ít nhất 3 tháng thì có thể sử dụng được.
Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 50 – 100ml rượu thuốc, không nên quá lạm dụng. Với những người đang bị bệnh về huyến áp, tim mạch, ung thư, người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ đang có thai, đang cho con bú không nên uống.
Ngâm mật ong
Với cách dùng này nên dùng sâm tươi, phù hợp với nhiều đối tượng và đặc biệt tốt cho cơ thể, nhất là người già, người ốm dậy, người bệnh tật.
Sâm tươi sau khi mua về rửa sạch sẽ, để khô cho ráo nước hoàn toàn, sau đó thái thành từng lát mỏng.
Xếp sâm vào bình thủy tinh, đổ mật ong rừng nguyên chất sao cho ngập các lát sâm, đậy kín và ngâm dùng dần.
Mỗi ngày sử dụng lấy 3 – 5 lát sâm ngâm mật ong, ngậm trong miệng cho đến khi tan hoàn toàn. Dùng liên tiếp trong một thời gian để bồi bổ tăng cường sức khỏe và có hiệu quả.
Sâm hầm thuốc bắc
Người có sức khỏe yếu, người mới ốm dậy, người cao tuổi cơ thể suy nhược, lão hóa hay bệnh nhân mắc bệnh nan y, đang điều trị ung thư nên dùng bài thuốc này.
Bạn có thể dùng 5 – 6 lát sâm để hầm cùng với các vị thuốc Bắc để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh tật.
Mỗi tuần nên dùng 1- 2 lần, tham khảo ý kiến của hiệu thuốc Đông y để lựa chọn bài thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
Pha trà uống mỗi ngày
Nếu bạn là người có thói quen thưởng trà thì có thể chọn dùng trà sâm Ngọc Linh, vừa bổ dưỡng, vừa phòng bệnh tật và chống lão hóa.
Mỗi lần pha, sử dụng 1 – 2g (khoảng vài lát sâm) cho vào ấm, đổ nước sôi và hãm tương tự như cách pha trà. Sau 5 phút thì có thể sử dụng được nước trà.
Bã trà có thể dùng vài lần, sau khi uống hết nước lần 1 có thể hãm tiếp nhiều lần cho đến khi nước trà nhạt dần thì lấy bã nhai và nuốt.
Sâm Ngọc Linh dùng để pha trà
Cách dùng lá sâm
Củ sâm Ngọc Linh rất đắt, hơn nữa cũng rất hiếm, với giá thành cao thì không phải ai cũng có điều kiện để mua và sử dụng nó. Thay vào đó, người ta sử dụng lá sâm như một loại thảo dược để thay thế.
Cách sử dụng lá sâm có nhiều cách. Như đun sắc nước uống, hãm pha trà hoặc ngâm rượu đều được.
Sắc thuốc: Dùng 5g lá âm sắc cùng 0.5 lít nước, đun trong khoảng 15 phút và uống trong ngày.
Pha trà: Có thể dùng trà lá sâm được bán sẵn hoặc ngâm trực tiếp lá khô và hãm trong ấm trà, uống trong ngày.
Ngâm rượu: Dùng lá cây sâm ngâm với rượu trắng 30 -35 độ trong ít nhất 1 tháng, mỗi ngày uống 1 – 2 chén nhỏ.
Những lưu ý khi sử dụng sâm Ngọc Linh
Để đạt hiệu quả cao nhất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trong quá trình sử dụng cần chú ý những điều sau:
Khi đang uống nước sâm không ăn hải sản và củ cải.
Không uống chung nước trà với nước sắc từ sâm, nếu cần thiết phải uống cách nhau 2 tiếng.
Khi đun sắc nước, chỉ nên dùng ấm đất, để ngâm rượu nên dùng bình thủy tinh, hạn chế dùng đồ kim loại và đồ nhựa.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt khoa học, không sử dụng chất kích thích, rượu bia trong khi dùng sâm để có hiệu quả tốt nhất.
Cách nhận biết sâm thật giả
Trong thiên nhiên, có nhiều họ cây sâm có hình dáng và đặc điểm tương tự như sâm Ngọc Linh như củ tam thất bắc, sâm rừng Lào, sâm rừng Việt Nam. Tuy nhiên những loại này không có giá trị bằng sâm Ngọc Linh và giá trị kinh tế thấp hơn nhiều.
Do đó, hiện nay có nhiều người bán sâm giả mạo. Để nhận biết sâm thật, chất lượng dưới đây là những bí quyết để phân biệt:
Có đốt mắt sẹo ở thân. Sâm thật có mặt cắt bên trong vàng nhạt, mịn,trong khi sâm giả thường màu khác, nhất là màu nâu tím.
Màu sắc sâm thật có màu vàng hoặc nâu sẫm màu. Mùi vị thơm nhẹ, nếm có vị đắng và dư vị ngọt thanh trong miệng, có thể ăn khi còn tươi. Nếu sâm giả sẽ có mùi nồng đậm hơn.
Trên đây là toàn bộ bài viết về Sâm Ngọc Linh. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nguồn gốc cũng như công dụng của Sâm Ngọc Linh.
Đọc thêm tại: Cà Gai Leo (Solanum Procumbens): Những điều bạn nên biết 2024 (codai.net)