KỸ THUẬT THU HÁI VÀ BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH
Sau khi cắt hoa ra khỏi gốc cây mẹ, sự sống của cành hoa bắt đầu giảm dần vì khả năng hút chất dinh dưỡng, hút nước không còn nữa. Hoa chỉ sống được nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ còn lại trong cành, dần dần sẽ héo tàn và khô chết do sự bốc hơi nước hay do nắm hoặc vi khuẩn xâm nhập vào các tế
bào mô dẫn, làm thối rữa các mạch dẫn truyền. Muốn giữ hoa được tươi thắm và lâu ngày hơn, phải bảo vệ hoa ngay từ lúc chưa cắt đến khi đã cắm bình hay vận chuyển đi xa. Bởi vậy kỹ thuật bảo quản hoa sau khi cắt là rất cần thiết, nhằm hạn chế sự tiêu hao chất đinh dưỡng trong cây, sự thoát hơi nước, sự xâm nhập phá hại của bệnh, đồng thời cung cấp một phần thức ăn cho hoa.
Đối với hồng điều quan trọng trong xử lý bảo quản sau thu hoạch là vận chuyển sản phẩm từ các trang trại sản xuất đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngăn nhất và có thể trong điều kiện tốt nhất. Hoa hồng nên được cắt vào giai đoạn nụ và sẽ nở sau khi bảo quản, vận chuyển hay phân phối, nên cần phải có một chuỗi bảo quản lạnh xuyên suốt từ khâu đóng gói cho đến các cửa hàng bán lẻ.
1. Xác định thời điểm thu hoạch hoa
– Thời gian cắt: Buôi sáng sớm hay vào lúc chiều râm mát để tránh sự bốc hơi nước của hoa. Tuyệt đối không nên thu hoạch vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh sẽ làm cho cành hoa héo tản nhanh.
– Độ nở hoa: Tiêu chuẩn cắt hoa chủ yếu dựa vào chỉ số hoa nở, thu hái đúng lúc sẽ đảm bảo hoa tươi lâu và đẹp. Hái sớm cuống hoa còn non để bị cong queo và hoa không nở được, hái muộn quá hoa chóng tàn.
Tiêu chuẩn thu hái phụ thuộc vào giống và cự ly vận chuyển. Nói chung hoa được thu khi vừa hé nở, cắt lúc hoa còn búp vì sau khi thu hoạch, hoa tiếp tục nở. Với các giống đỏ và phần hồng thu khi đài hoa cúp xuống, cánh hoa tầng ngoài cùng bắt đầu tách lỏng ra. Còn đối với giống vàng, nở nhanh nên thu hái sớm khi đài hoa duỗi thăng ra; màu trắng có thể thu hái muộn hơn; giống nở chậm thì hái muộn, giống nở nhanh thì hái sớm. Bán tại chỗ hoặc vận chuyển gần có thể hái khi cánh hoa ngoài đã nở. Vận chuyển xa thì hái từ lúc đang còn nụ vì khi đó hoa khó bị giập nát, ít nhiễm bệnh, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và để bảo quản. Cuối vụ xuân và vụ hè có thể thu hái sớm hơn so với đầu xuân và mùa thu.
Muốn giữ cho cành hồng lâu héo nên cắt cành khi nụ hoa còn mềm, tốt nhất là khi 2 cánh hoa gần cuống vừa mới nở ra. Cần giữ lại vài lá để cảnh cung cấp chất dinh dưỡng cho hoa nở, nhưng không để lá nào tiếp xúc với nước, nếu không lá sẽ tiết chất làm hoa mau héo hơn. Trước khi cắt nên tưới nhiều nước, sau khi cắt cắm hoa ngay vào nước sạch, vết cắt phải xiên chéo để tăng diện tích bề mặt hút nước của hoa.
– Vị trí cắt hoa: Khi thu hoạch phải chú ý đến vị trí cắt hoa vì vị trí cắt ảnh hưởng trực tiếp đến độ dài cành hoa, sự nảy chổi dưới vết cắt và số ngày cắt lứa sau, chất lượng hoa lứa sau. Cành chừa lại càng dài, càng nhiều lá thì số ngày đến cắt lứa sau càng ngăn. Nói chung tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng thực tế của cây mà có thể để lại trung bình từ 2 – 4 đốt thậm chí cắt sát cành hoa chính. Sau khi cây ngủ nghỉ qua hè chưa hồi lại sức sống, cắt vào tháng 9 – 10 có thể chừa lại 5 đốt. Tháng 3 – 4 cây sung sức, để khống chế chiều cao có thể chừa lại 2 đốt.
2. Xử lý sau khi cắt
– Sau khi cắt hoa, căm ngay 1/3 cuống hoa vào trong thùng nước sạch. Sau đó đưa vào nơi mát, thông thoáng đề xử lý sơ bộ.
– Loại bỏ cành hoa già, sâu bệnh, xấu không đủ tiêu chuẩn ra một khu riêng.
– Cắt tỉa bỏ những mầm non ở trên cảnh.
– Trước khi tiền hành bảo quản, cần phân loại hoa theo từng loại để tiện bảo quản và giảm tổn hại xuống mức thấp nhất. Tiêu chuẩn chung là màu sắc cánh hoa tươi, không bị giập gẫy, không có sâu bệnh, lá sạch sẽ, cành cuống mập thẳng, dài như nhau, chỉ số hoa nở đều và mang đặc trưng của giống.
Sau khi phân loại xong thường bó 50 cành hay 100 cành/1 bó. Thông thường khi vận chuyển cành đi xa mới cần đóng gói, dùng hộp carton có đục lỗ, kích thước 80(100 – 120) x 50 x 50 cm có thể chứa được 700 – 1.000 cành. Dùng mảng nilon lót dưới đáy thùng để giữ âm. Mùa hè, nhiệt độ cao nên bỏ nước đá vào hộp vận chuyển hoa để làm lạnh. Khi đóng thùng cần tránh để gai làm xước vỏ.
3. Bảo quản hoa
Sau khi thu hoạch hoa, cần cắt cành lại một lần nữa (khoảng 1 – 1,5 cm), ngâm trong nước ấm 38 – 44C trong vòng 20 phút, rồi chuyển hoa qua ngâm trong thùng dung dịch có chứa 1% đường, Biocide (AgNO, 50 ppm), chất axit hóa (axit Citric 200 – 600 ppm) hoặc Sunphat nhôm.
– Bảo quản hoa bằng hoá chất:
Cành hoa có thể hút chất xử lý qua vết cắt và con đường khác nhăm điều chỉnh quá trình trao đổi chất, ức chế vi sinh vật sản sinh, tránh được hiện tượng hút ống dẫn, kéo dài tuổi thọ của hoa. Để bảo quản hoa có thể sử dụng các chất sau:
+ Dung dịch dưỡng cành: Hoa sau khi cắt bị mất nguồn dinh dưỡng, để duy trì dinh dưỡng nuôi cành sử dụng các dung dịch Glucoza, Saccaroza 3 – 5% trong thời gian bảo quản.
+ Sử dụng chất ức chế nắm bệnh: Khi cắt hoa sẽ tạo thành vết thương trên cành, từ các vết thương này vi sinh vật gây bệnh xâm nhiễm gây tắc bó mạch, hoa không hút được nước nên bị héo nhanh. Để giảm tác hại của vi sinh vật nhúng gốc cành vào dung dịch 10% muối Forinat Natri + Limonat gốc – 8 – OH.
+ Sử dụng chất kháng Etylen: Etylen là 1 hócmôn thực vật thuộc nhóm chất gây già hoá vì vậy trong quá trình bảo quản hoa nên sử dụng một số chất kháng như Thiosunfat bạc nồng độ 1 – 1,5 ppm phun vào cành, lá.
– Bảo quản lạnh: Bảo quản trong phòng bảo quản điều chỉnh không khí, điều chỉnh nhiệt độ từ 2 – S°C, ẩm độ 85 – 90%. Ngoài ra trong điều kiện lạnh tăng nồng độ CO, giảm nồng độ Oxy sẽ làm giảm sự sản sinh ra C.H, từ đó kéo dài được tuôi thọ của hoa. Tốt nhất là nồng độ CO; 5% và Oxy 5%. Tuy nhiên các giống khác nhau yêu cầu nồng độ CO; khác nhau. Giống Biarcliff và giống Pieson khi nồng độ CO, 25% thì bị hại, nhưng
giống Talisma có thể tới 30%. Nhìn chung khi nồng độ CO; cao (trên 15%) sẽ giảm độ pH ở cánh hoa, làm cho màu sắc hoa thay đổi và khi nồng độ Oxy thấp, CO, cao thì cánh hoa biến thành màu nâu, cuống hoa bị héo.
– Kích thích hoa nở: Có thê kích thích nhân tạo cho hoa nở. Sau khi hái đặt hoa trong môi trường lạnh từ 0 – 1°C, có chứa 500 mg/1 axit Limonic và ngâm cành vào dung dịch ở nhiệt độ 23 – 25°C, độ âm 80%, chiếu sáng liên tục với cường độ 3.000 lux, sau 6 – 7 ngày là hoa sẽ nở.
4. Vận chuyển
Trọng lượng của cành hồng khá nhẹ nên rất lợi cho quá trình vận chuyển. Chuỗi bảo quản lạnh cần được duy trì trong suốt quãng đường từ các trang trại sản xuất đến tay người tiêu dùng. Để tiện cho vận chuyển, hoa được đóng trong các thùng carton có đục lỗ để giảm nồng độ của Etylen sản sinh ra bởi chính các bông hoa đã nở. Etylen ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoa, làm hoa chóng tàn và có thể gây rụng nụ. Vì vậy các thùng hoa cần được làm lạnh trước ở nhiệt độ 2 – 4°C trong vòng từ 12 – 24 giờ. Tốt nhất nên dùng các loại xe lạnh chuyên dụng (2 – 3°C) để vận chuyên hoa hay làm lạnh trước khi vận chuyển nhằm giảm sự phát triển của nụ hoa và cũng là để bảo vệ hoa khỏi các tác động bắt lợi của Etylen.
5. Tiêu thụ
Sau khi bảo quản và vận chuyên, hoa bị mắt một lượng nước lớn. Do đó cần phải khôi phục lại hàm lượng nước trong cành bằng cách đặt hoa vào trong nước sạch có chứa các dung dịch bảo quản như nhôm Sulphate (300 ppm) hay axit Citric (300 ppm) trong vài giờ. Quá trình này sẽ giúp hoa khôi phục lại được độ cứng và làm tăng độ bên của hoa.