Phòng trừ sâu bệnh cho hoa Lan Hồ điệp

Phòng trừ sâu bệnh cho hoa Lan Hồ điệp
Đánh giá

Làm thế nào để phòng trừ sâu bệnh cho hoa Lan Hồ điệp hiệu quả?

Trồng lan Hồ điệp – Phalaenopsis vào thời kỳ có hoa, thường gặp phải các vấn đề như nụ hoa Hồ điệp phát triển không đều, sớm héo vàng… ảnh hưởng đến sự thưởng ngoạn phong lan. Với những hiện tượng này cần phải có biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho hoa Lan hồ điệp.

Nguyên nhân và cách phòng trừ rụng hoa, rụng nụ:

1. Giá thể trồng lan Hồ điệp quá khô, độ ẩm không đủ

2. Nhà trồng lan Hồ điệp không thoáng khí

3. Nhiệt độ môi trường sinh trưởng thay đổi quá lớn, lúc quá cao, lúc quá thấp.

4. Khi hoa Lan Hồ điệp kết nụ vẫn bón phân với nồng độ cao

5. Gốc của bông hoa Hồ điệp có ngấn đọng của nước, phân bón.

6. Do giá thể có tính kiềm, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của rễ lan Hồ điệp.

Do đó vào thời kỳ ra hoa của lan Hồ điệp vẫn cần phải chăm sóc, bảo vệ thật tỉ mỉ, phòng trừ sâu bệnh cho hoa Lan Hồ điệp, khắc phục những nguyên nhân làm cho nụ hoa bị héo vàng kể trên mới có thể trồng được những cây Lan Hồ điệp có chất lượng cao.

Phòng trừ sâu bệnh cho hoa lan Hồ Điệp

Những bệnh thường gặp ở hoa Lan hồ điệp

1. Các bệnh do nấm

* Bệnh thối đen

Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra, nấm bệnh hại trên cây Lan Hồ điệp con và cây Lan Hồ điệp trưởng thành thường vào mùa Hè lúc nhiệt độ và ẩm độ cao (tháng 6-8) hoặc do nhà trồng lan Hồ điệp không thông gió khiến bệnh phát sinh. Khi bệnh đã xẩy ra, nếu không kịp thời xử lý sẽ lây lan rất nhanh đến rễ, thân, làm thối rễ, vụn nát thậm chí còn làm ruỗng hết cây Lan Hồ điệp. Con đường lây lan chủ yếu là do các bào tử nấm dính vào các hạt nước khi tưới nước rồi lan ra. Lá của lan Hồ điệp có thể bị nhiễm các tế bào tử chủ yếu xâm nhập qua các vết thương ở rễ và thân khiến cho rễ bị thối và lá bị rụng.

Phương pháp phòng trừ bệnh thối đen ở lan Hồ điệp như sau:

– Duy trì nhà trồng lan Hồ điệp được thông gió, thoáng khí

– Mục tiêu chủ yếu là bảo vệ vết thương cơ học, khi trồng lan Hồ điệp hay đổi chậu cần tránh làm xây xước rễ, những vùng bị xây xước phải rửa tiệt trùng,

– Khi phát hiện bệnh ở lan Hồ điệp phải quản lý chặt chẽ chế độ nước tưới cho lan Hồ điệp tránh cho cây bị mưa ướt.

– Khi phát hiện cây non bị bệnh phải kịp thời loại bỏ cây bệnh và giá thể trồng lan Hồ điệp đó phải được tiêu hủy.

– Cây bánh tẻ bị bệnh dùng kéo diệt trùng cắt bỏ các vết bị bệnh, bôi lên các vết cắt các thuốc sát trùng như: Natri phenolat; nếu cây hoa Lan Hồ điệp bị nặng thì phải hủy bỏ để tránh bệnh phát tán sang cây khác.

Các loại thuốc thường dùng cho lan Hồ điệp để phun là:

+ Appencarb 75 DF 15g/10 lít

+ Score 250 EC 5-10mI/10 lít

+ Đồng Oxyt BTN 35% nồng độ 50-100g/10 lít

* Bệnh thán thư ở lan Hồ điệp

Bệnh do nấm Collectotrichium, gây hại cho lá già hoặc lá của cây sinh trưởng kém, biểu hiện bệnh là các vết đốm lớn màu nâu đen có hình tròn hoặc không có hình thù đặc biệt, ở tâm các đốm có những vòng tròn nhỏ màu vàng hoặc màu nâu. Sợi nấm sinh trường rất thích hợp ở nhiệt độ 22-25°C, trừ nhiệt độ trong nhà kính mùa Hè khá cao thì các nhiệt độ trong các mùa khác đều thích hợp cho bệnh này phát sinh, do đó bệnh này có thể xảy ra quanh năm.

Một số hiện tượng cần phải phòng trừ sâu bệnh cho hoa Lan Hồ điệp.
Một số hiện tượng cần phải phòng trừ sâu bệnh cho hoa Lan Hồ điệp.

Cách phòng và trị bệnh thán thư ở lan Hồ điệp như sau:

+ Boocdo 1%

+ Manconeb BTN 25 – 30g/bình 8 lít

+ Carben vil 50 sc 0,2 – 0,4/ha (thường phun 600 lít dung dịch cho 1 ha)

+ Topsin 5-10g/bình 8 lít

+ Arbotect 6-10g/bình 8 lít

* Lan Hồ điệp bị bệnh phấn trắng

Gây hại cho thân và rễ, bệnh xâm nhiễm qua thân và lá khiến cho rễ và lá của lan Hồ điệp bi thối. Thời kỳ đầu khi phát bệnh ở cây non, rất khó phân biệt nếu nhìn bề ngoài với bệnh thối mềm ở lan Hồ điệp và bệnh dịch. Nhưng không lâu sau đó thì trên vết bệnh xuất hiện các sợi nấm màu trắng đặc trưng cho bệnh này, sau sẽ xuất hiện các bào tử màu đen khiến cho lan Hồ điệp bị thối thân và chết.

Cách phòng trừ bệnh phấn trắng ở lan Hồ điệp:

– Không nên dùng các giá thể chưa được khử trùng

– Làm sạch các ký chủ, vệ sinh sạch môi trường quanh vườn lan

– Kiểm tra cây khi có bệnh thì loại bỏ

– Khi bị bệnh có thể dùng:

+ Dung dịch Boocdo 1%

+ Rovral 50 WP 10-20g/bình 10 lít

+ Anvil 5 sc 10-15ml/bình 10 lít

+ Score 250 EC 5-10ml/bình 10 lít

* Lan Hồ điệp bị bệnh muội than

Thường gặp ở những vườn lan không được chăm sóc tốt do không được thông gió, ánh sáng không đủ, cây Lan Hồ điệp dễ bị một số loại sâu như rầy bông, bướm phấn… cắn hại, lây truyền bệnh này, chúng tiết các dịch ngọt trên bề mặt và lưng lá, thân hoặc trên cuống hoa. Lúc đó bào tử của muội than (Sactymolds) sẽ mọc trên dịch ngọt đó. Mặc dù đây chỉ là bệnh trên bề mặt lá, không có ảnh hưởng trực tiếp đến cây, nhưng những vùng lá cây bị che bởi nấm sẽ ảnh hưởng đến quang hợp và hình dáng bên ngoài của cây.

Cách phòng trừ bệnh muội than ở lan Hồ điệp

+ Diệt các loại rệp truyền nhiễm bệnh cho lan Hồ điệp

+ Khi lan Hồ điệp bị bệnh muội than thì dùng nước để lau sạch vết bệnh

+ Chọn những giống không tiết ra dịch ngọt

+ Dùng Dithane 80 WP 40-50g/bình 10 lít, cách hai tuần phun 1 lần.

* Bệnh đốm nâu cánh hoa ở lan Hồ điệp

Lan Hồ điệp bị bệnh đốm nâu trên hoa là do nấm Botrytis cinarea Pers. Trên cánh hoa Lan Hồ điệp, xuất hiện trong các đốm mùa, chủ yếu là do độ ẩm cao và không thông thoáng gió của môi trường trồng lan Hồ điệp gây ra. Vào mùa Đông và mùa Xuân, nhiệt độ thấp để đề phòng khí lạnh bên ngoài gây hại cho cây Lan Hồ điệp. Khi đóng chặt cửa hoặc giữ nhiệt độ làm cho độ ẩm trong nhà trồng lan Hồ điệp quá cao (trên 90%) khiến cho bệnh này dễ dàng phát sinh vào mùa đông. Thường xuất hiện vào tháng 2-5 hàng năm, phổ biến xẩy ra ở lan Hồ điệp trồng trong nhà kính. Nếu hoa Lan Hồ điệp bị bệnh này không những làm giảm vẻ đẹp và giảm giá thành mà còn có thể không bán được gây tổn thất nghiêm trọng.

Cách phòng trừ bệnh đốm nâu ở lan Hồ điệp

+ Giữ thông gió, thoáng khí, độ ẩm thấp

+ Tránh nóng, tránh trồng lan Hồ điệp dầy, tránh mưa hoặc phun nước lên hoa Lan Hồ điệp

Các loại thuốc dùng để phun là:

+ Bellkute 40 WP 8g/bình 10 lít

+ Rovral 50 WP 10-20g/bình 10 lít

* Lan Hồ điệp bị bệnh vàng lá hoặc bệnh rụng hoa ở lan Hồ điệp

Bệnh này gây hại cho hoa Lan hồ điệp ở phần cuống lá. Dấu hiệu bệnh là các đốm màu xám nhạt, các hình elip màu nâu hoặc các đốm không có hình thù đặc trưng, có các bào tử nấm màu nâu nhạt, cuối cùng làm cho lá bị vàng và rụng đi.

Cách phòng trừ bệnh vàng là ở lan Hồ điệp hoặc lan Hồ điệp bị bệnh rụng hoa

– Loại trừ các cuống hoa và hoa rụng trong vườn

– Giữ cho vườn trồng lan Hồ điệp thông gió thoáng khí

– Phun định kỳ dung dịch Boocdo 1%, Zineb 80 WP hay Dithane 80 WP với liều lượng và cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

2. Bệnh do vi khuẩn ở lan Hồ điệp

Các bệnh do vi khuẩn lan Hồ điệp thường có 2 loại là bệnh thối mềm ở lan Hồ điệp và bệnh đốm nâu ở lan Hồ điệp (hay còn gọi là bệnh đốm lá ở lan Hồ điệp). Bệnh thối mềm ở lan Hồ điệp thường xảy ra vào mùa Đông, Bệnh đốm nâu ở lan Hổ điệp lại thường gặp vào mùa Xuân và mùa Thu.

* Bệnh thối mềm ở lan Hồ điệp

Lan hồ điệp bị bệnh thối mềm la do vi khuẩn Pseudonoas gladioli gây ra. Lá lan Hồ điệp khi bị bệnh, đầu tiên xuất hiện các đốm mọng nước, hướng về phía ánh sáng, các đốm bệnh có dạng trong suốt. Trong điều kiện thích hợp các đốm bệnh lan rất nhanh, khi nhiễm bệnh 1-2 ngày thì mỗi ngày lan sang 2-3cm, 3 ngày sau thì lan rộng ra với tốc độ 4-6cm/ngày, do đó các cây Lan Hồ điệp non chỉ khoảng 2-3 ngày là chết. Cây lan Hồ điệp trưởng thành khi có tác động cơ giới như tưới nước cho lan Hồ điệp, bón phân cho lan Hồ điệp, vận chuyển… lá rất dễ bị rách, lúc đó sẽ giải phóng ra một lượng lớn dịch chứa vi khuẩn, xâm nhiễm sang các lá lan Hồ điệp khoẻ mạnh tạo thành đợt lây nhiễm thứ hai và làm tăng tốc độ phát tán.

Bệnh thối mềm ở lan Hồ điệp.
Bệnh thối mềm ở lan Hồ điệp.

Bệnh thối mềm ở lan Hồ điệp do vi khuẩn gây ra thì các thuốc cho lan Hồ điệp thông thường đều không có hiệu quả, một khi phát bệnh thì chỉ có thể loại bỏ. Do đó chủ yếu dùng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho hoa Lan Hồ điệp, quản lý chặt chẽ nhà trồng lan Hồ điệp và định kỳ phun thuốc cho lan Hồ điệp.

Cách phòng trị bệnh thối mềm ở lan Hồ điệp như sau:

– Trồng lan hồ điệp không nên đặt quá sát nhau, cần giữ khoảng cách hợp lý bón vừa đủ đạm cung cấp đủ ánh sáng cho lan Hồ điệp và làm tăng sức đề kháng cho cây.

– Môi trường trồng lan Hồ điệp cần tăng cường thông gió và giảm ẩm, sau khi tưới nước không để đọng nước trên lá và làm sạch cỏ trong vườn trồng lan Hồ điệp.

– Kịp thời loại bỏ cây bị bệnh, tập trung lại để đốt hoặc chôn và cách ly cây bị bệnh khỏi khu vực trồng lan Hồ điệp.

– Định kỳ phun các chất diệt trừ vi khuẩn cho lan Hồ điệp

– Phun thuốc kháng sinh: 1g Streptomicin + 1g Tetracyclin hòa trong 1,5 lít nước.

Chú ý: Ngừng tưới nước cho lan Hồ điệp khi xử lý bệnh một vài ngày.

* Lan Hồ điệp bị bệnh thối nâu

Bệnh thối nâu ở lan Hồ điệp do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra, gây chết cây chỉ sau 2-3 ngày, đặc biệt vào mùa mưa, vi khuẩn này ưa các nơi nóng ẩm, khi lá bị đọng nước thì rất dễ phát bệnh. Những lá cây Lan Hồ điệp bị bệnh đốm nâu đầu tiên xuất hiện những đốm mọng nước màu xanh lục, trong điều kiện thích hợp những đốm nhỏ này lan ra thành những đốm to hình elip, hình dài hoặc không có hình thù rõ rệt. Có màu xanh xẫm hoặc nâu đen, xung quanh các vết bệnh thường có các vòng nâu đen, khi bị nặng làm cho lá lan Hồ điệp bị vàng và rụng, nếu lan đến đỉnh sinh trưởng thì sẽ làm cho chết cây. Trong điều kiện ngoại cảnh thay đổi không thích hợp cho vi khuẩn hoặc sau khi phun thuốc đặc hiệu, các đốm bệnh chuyển thành mầu nâu và không lan nữa, xung quanh vết bệnh sẽ tạo thành các khuyên màu vàng. Bệnh thối nâu ở lan Hồ điệp và bệnh thối mềm ở lan Hồ điệp khác nhau ở chỗ: lá lan Hồ điệp bị bệnh thối nâu thì mô lá vẫn còn cứng, không thay đổi thế lá. Nhưng nếu cây mềm, bệnh dịch nên rất khó phân biệt. Khi nhiệt độ cao dùng tay ấn nhẹ vào vết bệnh thì vết bệnh sẽ bị vỡ giải phóng dịch chứa vi khuẩn. Các vi khuẩn này rất dễ lan sang các cây khác qua con đường bón phân, tưới nước. Bệnh này gây hại cho cây non và cây già, tốc độ lan và mức độ gây bệnh không bằng bệnh thối mềm ở lan Hồ điệp, nhưng bệnh này tồn tại rất dai dẳng, khó diệt trừ tận gốc chúng đều có khả năng gây hại đối với các họ lan khác vỉ vậy, đừng để quá muộn, cần phòng trừ sâu bệnh cho cây Lan Hồ điệp.

Ở miền Bắc nước ta bệnh thối nâu trên lan Hồ Điệp phát triển mạnh vào dịp cuối Xuân sang đầu mùa Hè. Kết quả điều tra bệnh thối nâu ở vườn trồng lan Hồ Điệp tại trường Đại học Nông nghiệp I, Hà nội trong thời kỳ này cho thấy rõ hơn tác hại của bệnh.

* Bênh thối nâu do vi khuẩn ở lan Hồ Điệp

Thời gian điều tra

Tháng 3
Tỷ lệ bệnh = 2.79%
Chỉ số bệnh = 1,46%
Tháng 4
Tỷ lệ bệnh = 3,87%
Chỉ số bệnh = 2,02%
Tháng 5
Tỷ lệ bệnh = 2,40%
Chỉ số bệnh = 1,31%

Sau khi vi khuẩn thối nâu xâm nhập vào cây phải mất một tuần sau mới xuất hiện những đốm có thể quan sát bằng mắt thường, tốc độ lây lan rất chậm nhưng sau khi phạt hiện vết bệnh cho dù chúng ta có lập tức loại bỏ vết bệnh thì một số ngày sau vẫn xuât hiện các vết bệnh ở vị trí khác trên lá, trừ khi có thể liên tục phun thuốc kháng sinh hoặc thuốc chứa Cu. cần phải phát hiện bệnh thật sớm cộng thêm phun thuốc định kỳ cho lan Hồ điệp mới có thể thành công trong việc ngăn chặn bệnh cho lan Hồ điệp.

Cách phòng trừ bênh thối nâu do vi khuẩn ở lan Hồ Điệp:

– Cắt bỏ phần thối, sau đó ngâm vào dung dịch thuốc Kasia 20 WP 1/1000 (một thìa cafe cho 5 lít nước) thời gian ngâm 1-2 giờ.

– Bôi vôi vào vết cắt bỏ phần thối rồi phun thuốc kháng sinh: 1g Streptomicin + 1g Tetracylin hoà trong 1,5 lít nước

– Ngừng tưới nước cho lan Hồ điệp khi xử lý bệnh một vài ngày.

* Bệnh virus ở lan Hồ điệp

Virus gây bệnh cho lan Hồ điệp thường gặp: Virus ORST, CYMV, Orchid Strain TMV, CMV. Hai loại đầu là hai loại virus gây bệnh chủ yếu ở lan, nó xẩy ra và lây lan chủ yếu là do côn trùng, do sự cọ xát giữa các lá và do các vết thương cơ học… virus ORST và CYMV đều không gây bệnh cho đời sau qua hạt.

Lan Hồ điệp bị virus
Lan Hồ điệp bị Virus

Các cây Lan Hồ điệp bị bệnh do virus thường tạo ra các đốm hoại tử, làm cho lá ngả vàng và hoa đổi màu, có đột biến… Hiện tại chưa có thuốc phòng trừ bệnh cho lan Hồ điệp do virus. Các bệnh xẩy ra do đặc điểm sinh lý của lan Hồ điệp rất dễ nhầm lẫn với các bệnh do virus ở lan Hồ điệp và rất khó phán đoán. Phòng bệnh virus chủ yếu qua phát hiện sớm, xử lý sớm, tiêu hủy sớm và đồng thời diệt các sâu hại, khử trùng sạch các dụng cụ để ngăn chặn cho virus lây lan. Chọn lựa các giống gốc đã được làm sạch virus để trồng lan Hồ điệp cũng là một cách hữu hiệu tránh nhiễm virus cho lan Hồ điệp trên diện rộng.

Sâu hại thường gặp ở lan Hồ điệp

* Sâu hại ở lan Hồ điệp thuộc họ châu chấu

Thường là loại châu chấu thân nhỏ, chúng bay vào vườn trồng lan Hồ điệp từ các vùng cỏ và cây trồng xung quanh vườn, gây hại vào thời điểm hè thu, cắn lá, cành hoa và cánh hoa. Để lại các lỗ trên lá, đối với các lá non, châu chấu cắn làm cho lá bị rụng. Cánh hoa Lan Hồ điệp bị cắn không được lành lặn, giảm giá trị.

Cách phòng trừ sâu bệnh cho lan Hồ điệp như sau:

– Làm sạch cỏ xung quang vườn trồng lan Hồ điệp, giảm thiểu nơi trú ẩn và sinh sản của châu chấu.

– Dùng thuốc hóa học: Pegasus 500 SC, Supracide 40 EC với liều lượng và cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

* Bọ trĩ (Thrips palmi)

Bọ trĩ thường cắn hại hoa và lá non, phát sinh mạnh trong thời kỳ ra hoa của lan Hồ điệp. Bọ trĩ tập trung vào những nơi cánh hoa xếp chồng lên nhau, hút nhựa và đẻ trứng lên đó, con non nở ra sẽ tiếp tục cắn và làm hại cây. Cánh hoa và nụ khi bị sâu thường bị héo vàng và rụng, các nụ hoa Hồ điệp bị sâu sau khi hoa nở sẽ bị cong vẹo, cánh hoa Hồ điệp bị sâu sẽ làm xuất hiện các vết đốm trắng, sau đó làm cho hoa bị biến màu, khô héo và mất đi vẻ đẹp vốn có của hoa Lan Hồ điệp, Khi hoa đã nở, sâu di chuyển đến các lá non khác, khiến cho các lá non này xuất hiện những đốm hoặc các vết màu nâu, lá bị cong vẹo.

Bọ trĩ ở lan Hồ điệp
Bọ trĩ ở lan Hồ điệp

Cách phòng trừ bọ trĩ như sau:

– Trong vườn trồng lan Hồ điệp treo các tấm bảng bắt côn trùng màu vàng để bắt bọ trĩ và quan sát tình trạng sâu bệnh

– Dùng thuốc hoá học: Sumicidin 5-15g/bình 8 lít; Kelthane 18,5 EC, 10-15ml/10lít

– Khi vườn trồng lan Hồ điệp còn trống để vườn lan đến nhiệt độ 39°c, liên tục 2-3 ngày để diệt.

* Rệp vảy (Scale insects)

Rệp vảy là loài chủ yếu ký sinh ở lá, cuống lá và thân, rệp dùng miệng có gai tiêm vào cây và chúng hút chất dinh dưỡng từ cây, sâu non mới nở bò quanh cây, chúng tìm những vị trí nhất định để ở lại gây hại và hút nhựa cây. Khi bị nghiêm trọng làm cho lá bị vàng và héo rồi rụng. Một số sâu sống ở lưng lá? một số loại sống ở trên mặt lá. Rệp thường có nhiều ở những vườn trồng có nhiệt độ và ẩm độ cao, không thông gió và thoáng khí. Loại côn trùng này có tiết ra các dịch ngọt, làm môi trường cho bệnh muội than phát triển, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của cây hoa.

Cách phòng trị rệp vảy như sau:

– Khi bị nhẹ dùng chổi lông quết hồ dính để quét hoặc cắt bỏ những phần bị rệp rồi hủy bỏ.

– Dùng thiên địch

– Thuốc hóa học: Malathion hoặc Trebon với lượng 10ml/bình 8 lít

* Rầy bông (Mealy bugs)

Rầy bông rất phát triển vào mùa Xuân và mùa Hè, rầy hút chất dinh dưỡng trên lá non, chồi non, nụ hoa và chồi hoa, khiến cho cây chậm sinh trưởng, hoa và lá bị biến dạng, cong vẹo và kém phát triển. Chất dịch ngọt của rệp tiết ra hấp dẫn kiến, bệnh muội than và các bệnh nấm khác.

Cách phòng trừ rầy bông như sau:

– Dùng thuốc hóa học:

+ Trebon 10ND 8-10ml/bình 10 lít

+ Malathion 50 WP 1 thìa cafe/4 lít nước phun hoặc nhúng cây trong 10 phút, cần lặp lại sau một tuần để diệt rầy mới nở.

– Dùng thiên địch tự nhiên

– Dùng bảng màu vàng để bắt rầy.

* Ngài và bướm đêm

Chủ yếu là loại ngài đêm cánh sọc, con ngài cái bay vào vườn lan, đẻ trứng trên mặt dưới của lá, sau khi trứng nở thành đám sâu non cắn hại lá non, tạo thành những lỗ ăn sâu trên lá, trên giá thể có các vết phân của sâu màu đen, mỗi năm có thể sinh sôi 7-8 đời, từ đời thứ 3 bắt đầu gây hại trên diện rộng. Vào giai đoạn hoa nở, sâu cũng cắn cành hoa và cánh hoa. Sâu non ban ngày núp trong giá thể và trong lá héo, đợi trời tối mới ra gây hại.

Cách phòng trừ ngài và bướm đêm như sau:

– Làm sạch cỏ xung quanh vườn lan, lá già và lá rụng để cho sâu không còn nơi ẩn nấp. Thường xuyên xem xét vườn lan, đêm tối soi đèn pin phát hiện sâu để kịp thời loại bỏ.

– Đặt các hộp giấy đã bôi các chất kích tố sinh dục ngoài vườn lan để hấp dẫn con ngài đực, diệt bỏ ngài đực và khống chế được sâu hại.

Dùng thuốc hóa học: Pegasus 500 sc, Supracid 40 EC, liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

* Nhện

Chủ yếu là nhện đỏ, nhện vàng và nhện già, xảy ra nhiều vào lúc thời tiết khô hanh và nhiệt độ cao, chúng xuất hiện sớm ở lưng lá nên rất khó phát hiện, sau đó sinh sôi nảy nở rất nhanh, cắn hại lá tạo thành những đốm li ti dày đặc màu nâu, rồi thành từng mảng lớn. Lúc nghiêm trọng ở đằng sau lưng lá xuất hiện các sợi tơ, làm cho lá bị vàng đi, cong vặn lại và rồi rụng.

Cách phòng trừ nhện như sau:

– Dùng nước xà phòng loãng phun một lớp trên bề mặt lá và lưng tạo thành màng xà phòng khiến sâu không ký sinh được.

– Dùng thiên địch

– Dùng chất hóa học:

+ Sulphur weltable power 1kg/20 lít nước

+ Red Spiderand mite spray: 1 thìa cafe cho 4 lít nước

+ Aramite 15% 30g/20 lít nước

+ Chlocide 20g/20 lít xịt liên tục 2, 3 lần

+ Methylated spirit, Kelthane 2%

* Bọ phấn

Xảy ra ở nhà trồng lan không thông gió thường tập trung ở trên cây Lan, khi bị nặng làm cho lá, cuống lá và trên thân đều bám đầy sâu, khả năng sinh sản của chúng rất mạnh, khiến cho lá bị héo và rụng. Khi có bọ hại, phun thuốc hóa học Pegasus 500 SC, Supracide 40 EC với liều lượng và cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Hoặc dùng các bảng bắt côn trùng màu vàng để bắt.

Động vật gây hại

* Ốc sên

Thường là ốc sên đầu dài và ốc sên châu Phi, chúng thích nghi với môi trường ẩm thấp, thường nấp trong rãnh nước, cỏ dại, lá già hoặc trong chậu trồng. Ban ngày nấp, ban đêm bò ra cắn lá, chồi, hoa, rễ. Khi bò xung quanh để lại các vết dài màu trắng, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của hoa. Vào những ngày mưa hoặc lúc sắp tối chúng bò ra cắn hại.

Cách phòng trừ ốc sên như sau:

– Diệt sạch cỏ dại và lá rụng, không nên dự trữ nước trong vườn, làm vệ sinh định kỳ sạch sẽ.

– Bắt ốc sên vào lúc sáng sớm và lúc hoàng hôn

– Rắc vôi bột xung quanh để ốc sên bị cách ly

– Dùng một số mồi tẩm thuốc độc để diệt

Trả lời

0988110300
chat-active-icon