Paphiopedilum villosum

Đánh giá

Paphiopedilum villosum (Lindley) Stein

Tên cũ

Cypripedium villosum Lindley

Đồng nghĩa

Cordula villosa (Lindley) Rolfe

Dẫn nhập

Paphiopedilum villosum được phát hiện vào năm 1853 bởi Thomas Lobb ở vùng núi huyện Mawlamyine (trước kia là Moulmein) tại miền đông nam Myanmar (trước là Burma), cách mặt nước biển 1.600 m. Cây này lần đầu tiên được nhập vào nước Anh trong cùng một năm (1853) bởi Veitch, và được ghi chép trong bản tin Reverend C. Parish, rất phổ biến ở vùng này. Tác giả bài báo đã đưa vào nhiều loài trong chủng này (Paph. affine, Paph. dilectum, Paph. boxallii,  Paph. gratrixianum). Khi đó mọi người còn khá bối rối với các thực thể Paph. affine và Paph. dilectum  chúng tôi thì xem Paph. boxallii như là một biến loài của Paph. villosum còn Paph. gratrixianum là một loài riêng biệt.

Nguyên gốc

 Đặt tên là villosum vì cuống hoa, bầu nhụy và các thành phần khác của hoa được che phủ bởi lông mềm và khá dài.

Mô tả

Paphiopedilum villosum là một loài thảo mộc, thường mọc thành từng cụm ở những nơi có lá cây đã bị phân hủy. Mỗi thân có từ bốn đến năm lá. Cây có thể cao tới 30 cm. Lá dài từ 14 đến 42 cm, rộng từ 2,5 đến 4 cm, có hình dạng giống mũi mác hẹp hoặc giống cái lưỡi động vật thẳng, đầu nhọn, chia làm ba thùy nhọn ở đỉnh, hơi chếch lên hướng trên, màu xanh vàng đậm. Có những đốm màu đỏ tía ở phần chân của mặt dưới của lá, còn phần chân của mép lá có lông mịn. Vòi hoa dài từ 7 đến 24 cm, mọc xiên hoặc uốn cong. Hoa có màu xanh đậm với những chấm đỏ tía, có lớp lông dài và cứng màu tím đỏ phủ kín lên, thường chỉ có một hoa trên mỗi vòi. Lá bắc của hoa dài 3,7 đến 6,5 cm, thường thì dài ngang bầu nhụy, rộng 3 đến 3,8 cm, hình ê-lip, đầu tù, màu xanh với những chấm màu hạt dẻ. Nếu cắt ngang cuống hoa và bầu nhụy thì nó có hình tam giác, dài từ 2 đến 6 cm, màu như đất, có một lớp lông cứng màu đỏ tía bao phủ. Hoa nhìn chung khá to, từ 7,5 đến 11,5 cm, nhưng chúng có thể to một cách đáng kinh ngạc (đến 15 cm, theo chiều ngang), với mặt ngoài như tráng một lớp véc-ni. Lá đài sau dài khoảng 4,5 đến 6,5 cm, rộng 3,5 đến 4 cm, hình trứng ngược, đầu tù, có lông tơ. Có mép đối xứng nhau ở phần chân của lá đài. Lá đài sau có màu xanh sáng, pha với màu đỏ tía ở hai phần ba tính từ chân lên, dọc theo mép lá đài có một giải băng trắng, và những vân với màu đậm hơn ở tâm. Lá đài kép dài từ 3,8 đến 5 cm, rộng từ 1,8 đến 2,7 cm, hình trứng, đầu hơi nhọn, thường kẹp lấy bầu nhụy, màu xanh sáng pha vàng. Các cánh hoa hình cái thìa, dài 4,6 đến 7 cm, rộng 2,5 đến 3 cm, riềm mở ra làm đầu cánh hoa rộng ra và trở nên tròn. Riềm của các cánh hoa gợn sóng, có lông tơ ở bên, lông cứng màu đỏ tía ở phần chân, hơi cuộn vào trong, với các vân màu đỏ nâu đến hạt dẻ. Ở phần trên, theo chiều dọc thì một nửa có màu nâu vàng đến màu nâu đỏ, màu xỉn hơn ở nửa dưới. Môi của hoa dài từ 4 đến 6 cm, rộng 3 đến 3,8 cm, giống như cái mũ kết lật ngược, hơi hất ngược lên với cái miệng rộng. Chiếc mũi hài có màu vàng nâu sáng, pha với màu hồng hoặc đỏ, với các đường vân đậm màu hơn, chung quanh có màu vàng hung. Miếng nhụy lép dài 1,6 cm và hơi hẹp, có hình nửa trái tim cụt. Có một điểm như mụn cơm (cóc) với nhiều lông màu vàng hung, ở giữa mặt dưới có một chi tiết giống cái sừng, và một u lồi ở mép dưới.

Phân bố và thói quen sinh trưởng

Xuất xứ là ở miền bắc Thái Lan, miền tây Myanmar, miền nam Trung hoa, và đông bắc Ấn độ. Ở Ấn độ, Paphiopedilum villosum được phát hiện ở Assam và Lushai Hills thuộc tỉnh Mizoram. Ở Myanmar, loài này được tìm thấy ở Chin Hills. Paphiopedilum villosum mọc ở những nơi có cây cao ở độ cao 1.100 đến 2.000m. Chúng mọc thành từng cụm và rễ của chúng bám chặt vào các cây chủ hoặc các tảng rêu hay dương sỉ. Chúng thường sinh sống ở nơi ẩm ướt quanh năm. Vào mùa hè thường có mưa gió mùa, sương đêm vào sáng sớm, tạo ra ẩm ướt, và sương mù vào mùa đông khô cạn.

Mùa ra hoa

Paphioedilum villosum được biết là loài ra hoa từ tháng Giêng qua tháng Tư. Nhưng cây mẫu đưa về thì được đề cập là ra hoa quanh năm.

Các biến loài và biến thể

Paphiopedilum villosum có một số biến loài đã được mô tả. Hầu hết chúng chỉ khác biệt chút ít với cây nguyên mẫu. Những bạn đọc quan tâm thì phần lớn đều tham khảo từ các tài liệu chính thống (Linden et al, 1885-1906; Pucci, 1891; Desbois, 1898) với những cuộc tranh luận xoay quanh những khác biệt./.

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon